Là một trong số ít hộ trồng mía nhưng do tâm lý không mặn mà nên vườn mía nhà ông Nguyễn Tiến Hồng, xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) còi cọc.

Là một trong số ít hộ trồng mía nhưng do tâm lý không mặn mà nên vườn mía nhà ông Nguyễn Tiến Hồng, xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) còi cọc.

(HBĐT) - Đã bước sang tháng 8, người nông dân trồng mía nguyên liệu ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) vẫn mòn mỏi chờ Công ty CP Mía đường Hòa Bình thanh toán tiền mía nguyên liệu. Thực trạng này không chỉ gây khó khăn đến đời sống của bà con mà còn khiến niềm tin của họ đối với cây mía - từng được coi là cây XĐ-GN của xã xuống thấp hơn bao giờ hết.

 

Thu mua mía chậm, thanh toán còn chậm hơn

 

Theo hợp đồng ký kết giữa người dân trồng mía với Công ty CP Mía đường Hòa Bình, sau 1 tháng thu mua, Công ty thanh toán đủ tiền mía cho bà con. Thế nhưng, vụ mía vừa rồi, không những thời điểm thu mua mía sang tận cuối tháng 2 (những vụ mía trước thường  thu mua vào tháng 11, 12) mà đến nay, bà con trồng mía vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ Công ty. Theo đó, vụ mía năm 2015, xã Mỵ Hòa trồng khoảng 40 ha mía. Do thời điểm thu mua chậm nên nhiều diện tích mía đã trổ bông, bị trâu, bò phá khiến năng suất chỉ còn khoảng 50 tấn/ha. Được biết, với giá bán dao động từ 800 - 850 đồng/kg, số tiền mà Công ty phải trả cho bà con là không nhỏ.

 

Qua gặp gỡ, tìm hiểu với các chủ hợp đồng (người đại diện cho các nhóm hộ đứng ra ký hợp đồng với Công ty), họ đều khẳng định chưa nhận được một đồng nào từ phía Công ty CP mía đường Hòa Bình. ông Hà Trọng Yến, một chủ hợp đồng của xóm Mỵ cho biết: “Sau khi bán mía, lãnh đạo Công ty hứa sẽ trả đủ cho chúng tôi trong vòng 1 tháng nhưng đến nay, ngoài số tiền khoảng 20 triệu đồng hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, chúng tôi chưa nhận được đồng nào”. Theo ông Yến, tổng số tiền mà Công ty phải thanh toán cho nhóm của ông  gần 90 triệu đồng.

 

Ngoài ra, xóm Mỵ còn có 5 nhóm khác do các ông: Hà Công Phán, Hà Công Sáu, Bùi Văn Thượng, Quách Quảng Ba và Quách Công Tẻ làm chủ hợp đồng. “Nhóm có 7 hộ, diện tích trên 5 ha, vụ rồi được trên 200 tấn. Nếu thanh toán  cũng được trên 100 triệu đồng nhưng giờ chưa thấy tiền đâu. Nghe nói Công ty đang khó khăn nhưng chúng tôi cả năm trông chờ vào cây mía, giờ chẳng dám trồng mía nữa” - anh Quách Công Niềm, một thành viên trong nhóm do ông Quách Công Tẻ làm chủ hợp đồng buồn bã chia sẻ.

 

Vay tiền đầu tư vào cây mía, anh Hà Công Thái, xóm Mỵ và các hộ trồng mía ở 18 nhóm khác của xã Mỵ Hòa đều trong tình cảnh chật vật. Để chăm sóc vườn mía hơn 1 ha, anh Thái phải đi vay tiền, thuê công lao động hết 15 triệu đồng.

 

Không còn mặn mà với cây mía...

 

Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho biết: Những năm trước đây, cây mía đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nên có thời điểm diện tích trồng mía cả xã lên tới 192 ha, tập trung ở các xóm: Mỵ, Mỵ Thanh, Ba Giang và Cành. Với sự liên kết chặt chẽ giữa Công ty CP Mía đường Hòa Bình với nông dân trồng mía đã góp phần thiết thực trong XĐ-GN ở xã. Tuy nhiên, 3 năm lại đây, diện tích trồng mía đã giảm đáng kể, năm 2015 khoảng 40 ha, năm nay giảm còn 10 ha.

 

Lý giải về thực trạng đó, đồng chí Bùi Văn Sáo, Bí thư chi bộ xóm Mỵ cho biết: “3 năm lại đây, chi phí vay ban đầu để đầu tư trồng mía lãi suất ngày một cao hơn. Thêm nữa, vào dịp tết, việc ứng tiền cũng rất khó khăn và hiện nay đã quá hạn thanh toán tiền mía hàng tháng trời rồi nên bà con không thiết tha với cây mía nữa”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Quách Công Huy, cán bộ phụ trách Trạm nguyên liệu Ba Hàng Đồi, Phòng Nông vụ, Công ty CP Mía đường Hòa Bình thừa nhận, vụ mùa năm nay, việc thanh toán cho bà con chậm hơn so với mọi năm. ông Huy cho biết, thời gian gần đây, Công ty gặp một số khó khăn như chuyển địa điểm nên chưa thu xếp được tiền để thanh toán cho bà con. Với vai trò là người chịu trách nhiệm ở khâu trung gian giữa Công ty và người dân nên ông không đưa ra được nguyên nhân cũng như trả lời về thời điểm Công ty sẽ thanh toán tiền mía cho bà con.

 

“Việc chậm thanh toán tiền mía không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người trồng mía mà còn tạo tâm lý e ngại trong việc chuyển đổi cơ cấu của bà con. Rất mong, Công ty CP Mía đường Hòa Bình sớm thanh toán tiền mía nguyên liệu để bà con được trang trải đời sống, có vốn phát triển kinh tế” - Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa bày tỏ.

 

                                                                             

 

                                                                              Viết Đào

 

 

Các tin khác

Một góc Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.
Cầu treo Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu năm 2011, hiện đã xuống cấp trầm trọng.
Nhiều đoàn CB, CNVC và học viên các lớp trung, cao cấp lý luận chính trị từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước chọn ngã ba Đồng Lộc là điểm đến để dâng hương, báo công với anh linh các anh hùng liệt sĩ.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Năng,  Trưởng xóm Nhót  (bên phải) thừa nhận  tình trạng một số  hộ dân của xóm lấn chiếm đất Lâm trường Tân Lạc  là có thật và kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, hiện đang có những  diễn biến phức tạp.

 Cuống quýt tìm chỗ gửi trẻ mầm non

(HBĐT) - “Ngày 4, 5/7 tôi vẫn đưa cháu đi học bình thường, còn mua đầy đủ phiếu ăn của tháng 7. Đến sáng 6/7 đưa con đến thì thấy trường lớp khóa cửa im lìm. Bảo vệ thông báo là tiếp tục nghỉ hè, đến ngày 22/8 mới nhận trẻ. Phụ huynh bất ngờ, đành xin nghỉ phép ở nhà trông con rồi tính tiếp.

Công ty CP Khoáng sản Đồng An Phú: Tập trung khắc phục sự cố và đền bù cho dân

(HBĐT) - Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố tràn nước mưa vào bãi chứa quặng chảy ra suối Nhẹm và suối Màn, xã Yên Lập (Cao Phong) gây ra hiện tượng cá chết dọc ven suối và 2 ao của nguời dân xóm Quà, khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty CP khoáng sản Đồng An Phú tại xã Yên Thượng. Sau khi xảy ra sự cố, Công ty đã ngừng hoạt động và tập trung khắc phục hậu quả. Trong khi chờ kiểm định mẫu nước và mẫu đất của các cơ quan chức năng, người dân nơi đây tạm dừng mọi hoạt động canh tác do lo sợ nguồn nước bị ô nhiễm.

Huyện Đà Bắc: Quyên sinh bằng thuốc diệt cỏ - nỗi đau người ở lại

(HBĐT) - Ở xóm Đồng Chanh (xã Tu Lý - Đà Bắc) ai cũng bảo chị Nguyễn Thị Hạ là người may mắn khi có được một tấm chồng chịu thương, chịu khó, yêu vợ, thương con. Còn anh Đinh Văn Nhu (sinh năm 1972) - chồng chị luôn là một tấm gương mẫu mực trong xóm bởi sự cần cù, chịu khó. ấy thế, đùng một cái cả xóm, cả xã xôn xao về việc anh Nhu tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. “Ngày 25/5 vừa rồi là tròn một năm.

Đã xác định nguyên nhân cá chết ở Yên Lập

(HBĐT) - Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30’ ngày 3/7 theo phản ánh của nhân dân và lãnh đạo xã Yên Lập, (huyện Cao Phong) về tình hình cá chết dọc ven suối Nhẹm và suối Màn cũng như 2 ao của nhân dân xóm Quà khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty cổ phần khoáng sản An Phú tại xã Yên Thượng. Để rộng đường dư luận, PV Báo Hoà Bình đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận tình hình.

Huyện Cao Phong: An toàn nguồn nước được đặt lên hàng đầu

(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.

“Mùa” ôn luyện

(HBĐT) - Thấm thoắt đã nghỉ hè được gần 1 tháng bởi từ trung tuần tháng 5, chương trình học của học sinh đã xong, chờ ngày tổng kết năm học. Nghỉ hè, với học sinh tiểu học, THCS là được vui chơi, đùa nghịch, gác sách, bút sang một bên để đi chơi, đi du lịch cùng gia đình, được thả hồn mộng mơ với biết bao dự định. Nhưng với những học sinh khối lớp 12 là cả một tháng vùi đầu vào học hành, ôn luyện. Chưa tổng kết thì lo ôn thi học kỳ II, tổng kết rồi lại lo tìm nơi ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét vào các trường đại học, cao đẳng. Chặng đường 12 năm đèn sách gần như được các sĩ tử “gói gọn” trong 1 tháng ôn luyện này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục