(HBĐT) - Theo rà soát của Sở TN &MT, trên địa bàn tỉnh có 30 tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi tại các khu vực bãi bồi ven sông. Riêng trên địa bàn TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn có 23 điểm tập kết, kinh doanh cát, sỏi với tổng diện tích 9, 5 ha. Hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi vùng hạ lưu sông Đà diễn ra khá phức tạp.Tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép vẫn tồn tại.
Khu vực hạ lưu sông Đà có 19 tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi. Trong đó có 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, sỏi lòng sông là Công ty Hùng Yến và Công ty CP Khai khoáng
Còn phương tiện tàu, thuyền không đủ điều kiện hoạt động vẫn lén lút lưu thông trên sông. Một số chính quyền cơ sở buông lỏng quản lý trong hoạt động quản lý. Đã từng xảy ra mẫu thuẫn khi giữa tổ chức, cá nhân tranh giành khu vực khai thác cát trên sông gây mất an ninh trật tự. Việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi không đúng quy định đã dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, làm thay đổi dòng chảy, cạn kiện nguồn tài nguyên và thất thu cho ngân sách nhà nước…
Thực tế qua nhiều năm khai thác, nguồn cát vàng vùng hạ lưu sông Đà đã cạn kiệt. Tỉnh đã phải “nhập khẩu” cát vàng từ nơi khác về phục vụ nhu cầu xây dựng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách pháp luật về khoáng sản... Trong đó, tổ chức rà soát hoạt động của 19 tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi khu vực hạ lưu sông Đà, triển khai các đợt cao điểm tuần tra kiểm soát, xử lý các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, đã hoàn thiện hồ sơ xử lý 2 tàu khai thác cát trái phép trên lòng sông. Cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu Công ty Hùng Yến và Công ty CP Khai khoáng Sahara được cấp phép khai thác khoáng sản cát lòng sông cam kết hoạt động trong phạm vi được cấp phép. Đồng thời triển khai cắm mốc, biển báo khu vực được phép khai thác và cấm khai thác ở hạ lưu sông Đà. Theo đó, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm khai thác cát, sỏi lòng sông. Mặc dù vậy, do lợi nhuận từ việc khai thác cát sỏi trái phép lớn, các tàu khai thác cát không phép vẫn lén lút hoạt động, nhất là khu vực giáp ranh giữa tỉnh ta và Phú Thọ.
Trong khi đó, công tác đấu tranh, xử lý các vi phạm khai thác cát, sỏi trái phép rất khó khăn.Khi thấy lực lượng chức năng, các tàu, thuyền khai thác cát lập tức di chuyển tới khu vực giáp ranh rất khó xử lý. Phó Giám đốc Công an tỉnh Phạm Văn Sử cho rằng: Công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản chưa chặt chẽ đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều ngành và địa phương. Bến bãi chính quyền cơ sở. Quản lý bến bãi là chính quyền địa phương. Sở GTVT quản lý phương tiện, thực hiện đăng ký đăng kiểm phương tiện.
Lê Chung
(HBĐT) - Hơn 1.300 hộ dân thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã từng được sử dụng nước sạch, nhưng đó là câu chuyện của gần 10 năm về trước. Còn suốt bao năm qua và cho đến nay, nguồn nước sinh hoạt, kinh doanh của hàng ngàn hộ dân, các cơ quan... trên địa bàn chỉ biết trông chờ từ nguồn nước giếng tự đào, nơi thì lấy nước tự chảy quanh các khe núi, không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.
(HBĐT) - Cách trung tâm xã 7 km nhưng bao đời nay, người dân ở xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) vẫn sống trong cảnh leo lét ánh đèn dầu. Không ánh điện, không đường giao thông và “nhiều không” khác nên đời sống của bà con nơi đây còn vô cùng gian khó…
(HBĐT) - “Em nhớ Tết Độc lập quê mình, nhớ nhà nhiều lắm. Nhưng em sẽ cố gắng, vững vàng, hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, của người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc...”. Đó là những lời tâm sự đầy quyết tâm của chiến sỹ Nguyễn Tiến Bảo qua điện thoại - người chiến sĩ đảo Trường Sa Đông - đồng hương Hoà Bình duy nhất tôi gặp trong hành trình thăm, tặng quà chúc Tết chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa Tết Bính Thân 2016. Dù qua điện thoại nhưng tôi cảm nhận được sự rắn rỏi, trưởng thành của em. Hình ảnh người chiến sĩ đồng hương lần đầu ra đảo và một Trường Sa Đông gần gũi, thân thương… cứ nhớ đến cồn cào!
(HBĐT) - Thời gian vừa qua, người dân xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) phản ánh về tình trạng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ con suối Ngạn bị ô nhiễm từ khi nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú đi vào hoạt động. Các hộ dân trong xóm đã nhiều lần làm đơn đề nghị lên xã, công ty và huyện yêu cầu Công ty CP khoáng sản đồng An Phú khoan giếng cho các hộ bị ảnh hưởng nguồn nước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. UBND xã nhiều lần có văn bản đề nghị Công ty khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm cho người dân. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hoà Bình đã tìm hiểu thực tế.
(HBĐT) - Massage, xông hơi, karaoke, quầy bar, bàn bi-a, các phòng nghỉ riêng tư rộng chừng 10 m2, nhà sàn bê tông, khách sạn xây mới theo phong cách hiện đại... Đó là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các bản, làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh ta. Nó đã làm cho bức tranh yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa ngày càng trở nên hỗn tạp, méo mó. Khách du lịch sụt giảm, văn hóa truyền thống mai một, tiềm ẩn nguy cơ tai - tệ nạn xã hội là “góc khuất” đang diễn ra tại các bản, làng du lịch cộng đồng hiện nay.
(HBĐT) - Trong lá đơn gửi Báo Hòa Bình, vợ chồng ông Bùi Văn Thức và bà Nguyễn Thị Đua, trú tại tổ 5, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) bày tỏ: “18 năm trước (năm 1998), vợ chồng tôi có mua 100m2 đất của ông Lê Văn Chăm, có giấy tờ chuyển nhượng, hàng năm đóng thuế đất đầy đủ - và đã xây nhà để ở. Thế nhưng, không hiểu tại sao em gái ông Chăm lại có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) trên mảnh đất ấy và lấy đó làm cơ sở để đuổi chúng tôi đi, thậm chí còn kiện chúng tôi ra tòa”… phóng viên Báo Hòa Bình đã đã xác minh, tìm hiểu sự việc.