(HBĐT) - Không chỉ cỏ rác mà còn có nhiều, rất nhiều rác thải là vỏ chai, lọ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại theo dòng suối Tráng dồn về xã Thung Nai (Cao Phong).

Theo quan sát, rất nhiều vỏ chai, lọ, vỏ thuốc BVTV trôi nổi trên mặt nước suối Tráng thuộc địa phận xóm Chiềng, xã Thung Nai (Cao Phong).

 

Rốn rác” ở Mu, Chiềng.

 

Dòng suối Tráng bắt nguồn từ các xã vùng cao Yên Lập, Yên Thượng chảy qua các xã: Dũng Phong, Tây Phong, Bắc Phong và Thung Nai. Từ xã Thung Nai, dòng nước suối Tráng đổ về lòng hồ Hoà Bình. Với một lưu vực dài, chảy qua địa phận nhiều địa bàn, do vậy, suối Tráng đã trở thành một “dòng chảy rác” khổng lồ từ thượng nguồn về vùng hạ nguồn. Đồng chí Bùi Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Mỗi khi mưa lũ, rác từ thượng nguồn suối Tráng dồn ứ về rất nhiều. Điều đáng nói là trong đó có  nhiều rác là các loại chai, lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV, phân bón đã qua sử dụng bị nước cuốn trôi từ thượng nguồn về đến cuối nguồn bị dồn ứ lại.

 

Là vùng hạ nguồn nhưng suối Tráng chảy qua địa phận 4 xóm của xã Thung Nai, gồm các xóm: Chiềng, Mu, Tiện và Đoàn Kết với gần 330 hộ dân. Do vậy, khi lượng rác nguy hại dồn ứ về đã ảnh hưởng, tác động nhất định đến đời sống người dân. Anh Bùi Văn Thống, xóm Đoàn Kết chia sẻ: Trước đây, thỉnh thoảng chúng tôi thấy có vỏ chai, lọ, bao bì thuốc BVTV từ thượng nguồn suối Tráng trôi về. Do số lượng ít nên không mấy ai để ý. Tuy nhiên, trong một vài năm lại đây, lượng rác này trôi về càng ngày càng nhiều, nhất là ở thời điểm mưa to, nước từ trên thượng nguồn đổ về nhiều đã gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Bởi trước đây, nhiều hộ dân vẫn sử dụng nguồn nước suối Tráng trong sinh hoạt hàng ngày nhưng hiện nay chẳng ai  dám sử dụng nữa vì không biết mức độ nguy hại thế nào.

 

Dẫn chúng tôi về phía cầu treo nối giữa xóm Mu với xóm Chiềng, chỉ tay về phía những “bè” rác bập bềnh trên dòng nước, đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư chi bộ xóm Chiềng lo lắng: Mấy đợt mưa lũ vừa qua, chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV trôi nổi từ thượng nguồn về nhiều và chảy thẳng ra sông. Những chỗ bờ suối bị nước xoáy, loại rác nguy hại này tụ lại càng nhiều. Hiện nay, không có mưa, nước lòng hồ dâng lên đã đẩy ngược rác từ bên ngoài vào dồn lại ở khu vực này. Chúng tôi không rõ mức độ nguy hại của loại rác này tới đâu nhưng trong thời gian qua, người dân đã từng chứng kiến nhiều vụ cá chết ở khu vực này. Đáng nói, trong đó có nhiều loại cá da trơn ăn ở tầng nước sâu. Không biết có phải là do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp từ các xã trên thượng nguồn suối Tráng bị nước mưa rửa trôi về hay là do nguyên nhân gì khác. Không chỉ có vậy, nhiều loại vỏ chai, lọ thuốc BVTV dù được làm bằng nhựa dẻo nhưng khi lũ trẻ vớt về bán thì đồng nát cũng chê, không dám mua. Thấy vậy nhưng chúng tôi không biết những loại rác độc hại này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của người dân.

 

Cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sử dụng thuốc BVTV

 

Sự việc này cũng đã được người dân các xóm: Chiềng, Mu, Đoàn Kết và Tiện phản ánh đến cơ quan chức năng. Vấn đề này, theo ông Lê Xuân Hà, Trưởng phòng TN&MT huyện Cao Phong, sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân ở xã Thung Nai, UBND huyện Cao Phong  đã tiếp thu và giao cho UBND các xã: Yên Thượng, Yên Lập, Dũng Phong, Tây Phong, Bắc Phong là các xã thượng nguồn suối Tráng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc thu gom vỏ bao bì, chai, lọ sau khi sử dụng để tập trung xử lý theo quy định. Đặc biệt là đối với các hộ dân canh tác dọc lưu vực suối Tráng để tránh gây ô nhiễm môi trường nói chung và ảnh hưởng tới lưu vực suối Tráng và vùng lòng hồ sông Đà nói riêng.

 

Về phía xã, theo đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư chi bộ xóm Chiềng, để tránh những rủi ro và gây hậu quả đáng tiếc từ các loại rác nguy hại trôi từ thượng nguồn suối Tráng tới đời sống người dân, chi bộ và ban quản lý xóm đã họp và giao nhiệm vụ cho chi Đoàn thanh niên của xóm huy động lực lượng vào thứ bảy tổ chức vớt, thu gom các loại vỏ chai, lọ, túi nilon, bao bì thuốc BVTV, rác thải các loại để tiêu huỷ, đảm bảo an toàn môi trường xung quanh.

 

Theo đó, từ đầu năm đến nay, lực lượng ĐV-TN các xóm đã nhiều lần ra quân thu gom, tiêu huỷ được số lượng lớn rác thải trên suối Tráng. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, trên mặt nước suối Tráng vẫn còn nhiều vỏ chai, lọ, bao bì thuốc BVTV trôi nổi trên mặt nước. Đi dọc bờ suối khoảng 20 m, tôi và ông bí thư chi bộ xóm Chiềng cũng thu gom được cả chục vỏ chai, lọ thuốc BVTV nguy hại lẫn trong đám cỏ rác bập bềnh trên dòng nước. Vì vậy, nếu người dân ở vùng thượng nguồn còn sử dụng thuốc BVTV không có ý thức, trách nhiệm thì dòng suối Tráng vẫn còn có những loại rác thải nguy hại trôi về... 

 

                                                                            

                                                                       Mạnh Hùng

 

 

 

 

 

Các tin khác


Nghĩa tình tha thiết Trường Sa Đông

(HBĐT) - “Em nhớ Tết Độc lập quê mình, nhớ nhà nhiều lắm. Nhưng em sẽ cố gắng, vững vàng, hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, của người lính nơi tuyến đầu Tổ quốc...”. Đó là những lời tâm sự đầy quyết tâm của chiến sỹ Nguyễn Tiến Bảo qua điện thoại - người chiến sĩ đảo Trường Sa Đông - đồng hương Hoà Bình duy nhất tôi gặp trong hành trình thăm, tặng quà chúc Tết chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa Tết Bính Thân 2016. Dù qua điện thoại nhưng tôi cảm nhận được sự rắn rỏi, trưởng thành của em. Hình ảnh người chiến sĩ đồng hương lần đầu ra đảo và một Trường Sa Đông gần gũi, thân thương… cứ nhớ đến cồn cào!

Hơn 20 hộ dân xóm Bãi Thoáng mong mỏi nguồn nước sạch

(HBĐT) - Thời gian vừa qua, người dân xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) phản ánh về tình trạng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày lấy từ con suối Ngạn bị ô nhiễm từ khi nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú đi vào hoạt động. Các hộ dân trong xóm đã nhiều lần làm đơn đề nghị lên xã, công ty và huyện yêu cầu Công ty CP khoáng sản đồng An Phú khoan giếng cho các hộ bị ảnh hưởng nguồn nước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. UBND xã nhiều lần có văn bản đề nghị Công ty khắc phục nguồn nước bị ô nhiễm cho người dân. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hoà Bình đã tìm hiểu thực tế.

Tiếng kêu cứu từ các bản, làng du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Massage, xông hơi, karaoke, quầy bar, bàn bi-a, các phòng nghỉ riêng tư rộng chừng 10 m2, nhà sàn bê tông, khách sạn xây mới theo phong cách hiện đại... Đó là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các bản, làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh ta. Nó đã làm cho bức tranh yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa ngày càng trở nên hỗn tạp, méo mó. Khách du lịch sụt giảm, văn hóa truyền thống mai một, tiềm ẩn nguy cơ tai - tệ nạn xã hội là “góc khuất” đang diễn ra tại các bản, làng du lịch cộng đồng hiện nay.

Cần sớm giải quyết vụ khiếu kiện tranh chấp đất tại tổ 5, phường Chăm Mát

(HBĐT) - Trong lá đơn gửi Báo Hòa Bình, vợ chồng ông Bùi Văn Thức và bà Nguyễn Thị Đua, trú tại tổ 5, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) bày tỏ: “18 năm trước (năm 1998), vợ chồng tôi có mua 100m2 đất của ông Lê Văn Chăm, có giấy tờ chuyển nhượng, hàng năm đóng thuế đất đầy đủ - và đã xây nhà để ở. Thế nhưng, không hiểu tại sao em gái ông Chăm lại có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) trên mảnh đất ấy và lấy đó làm cơ sở để đuổi chúng tôi đi, thậm chí còn kiện chúng tôi ra tòa”… phóng viên Báo Hòa Bình đã đã xác minh, tìm hiểu sự việc.

“Nóng” tình trạng tảo hôn ở huyện Mai Châu

(HBĐT) - Không phải Đảng bộ, chính quyền các cấp huyện Mai Châu không vào cuộc. Ngược lại, các biện pháp từ tuyên truyền, vận động đến xử phạt đều đã được áp dụng, tuy nhiên vấn nạn tảo hôn vẫn chưa được kiểm soát, thậm chí còn bùng phát trong 6 tháng đầu năm nay. Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, số vụ tảo hôn ở huyện Mai Châu đã tăng gấp ba so với cả năm 2015 với trên 100 vụ và chắc chắn vẫn còn khó kiểm soát khi có không ít trường hợp tảo hôn là con của Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Bí thư Chi bộ, đảng viên, giáo viên.

Bao giờ người dân xã Mường Chiềng hết “sợ” nắng…

(HBĐT) - Sau mấy thập kỷ căn bệnh quái ác ập đến, dù được sự quan tâm của toàn xã hội nhưng những người mắc bệnh “sợ” nắng (bệnh khô da sắc tố) ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) vẫn lay lắt sống với “án tử”. Bệnh tật hành hạ nhưng họ khao khát được sống và mong được chữa khỏi bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục