(HBĐT) - Tuổi càng cao, sức càng yếu, các mẹ lại càng đau đáu với hoài niệm xưa. Bởi vậy, tháng Tư về, lòng mẹ lại cuộn dâng nỗi nhớ... Lần nào đến thăm mẹ Chố cũng vội vì thường đi cùng đoàn, nên tôi không có dịp được nghe mẹ tâm sự. Qua chia sẻ từ các cháu nội của mẹ được biết, mấy chục năm qua, bà của họ không nguôi nỗi nhớ về miền Nam. Bởi ở đó, 2 người con trai của bà đã mãi mãi không trở về. 


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam anh Hùng Nguyễn Thị Sự, xóm Xạ Múc, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình).

Mẹ Chố có 2 con là liệt sỹ Nguyễn Văn Thật và liệt sỹ Nguyễn Văn Sắt. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1967, 2 anh em cùng lên đường nhập ngũ, chiến đấu cùng 1 đơn vị tại chiến trường miền Nam. Năm 1971, người em Nguyễn Văn Sắt hy sinh, sau 1 năm (năm 1972) người con trai lớn Nguyễn Văn Thật cũng có giấy báo tử. May mắn là người con lớn - liệt sỹ Nguyễn Văn Thật, trước khi hy sinh đã có vợ và 4 con, nên mẹ có điểm tựa để vượt qua nỗi đau chồng chất. Hơn 90 tuổi, mắt mờ, chân chậm, nhưng mẹ vẫn giữ được sự minh mẫn trong tư duy. Trong những ngày lễ trọng của đất nước, khi có đông đảo đại diện cơ quan, đoàn thể, các thế hệ con cháu đến thăm và tri ân, mẹ đón tiếp với tinh thần lạc quan, vui vẻ và kể lại chuyện xưa, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Đôi lần được đến thăm mẹ Sự, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự dẻo dai, minh mẫn của cụ bà đã ngoài 100 tuổi. Tìm hiểu được biết mẹ làm nghề bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người. Có lẽ chính những cây thuốc quý đó đã bồi đắp sinh lực cho mẹ, để đến hôm nay, 102 tuổi mẹ vẫn có thể đứng thẳng bằng chính đôi chân của mình, đôi tay vẫn nhúc nhắc làm những việc nhẹ nhàng giúp cháu con. Mẹ Sự cũng có 2 người con là liệt sỹ. Con trai thứ 3 của mẹ là Nguyễn Văn Diệu, sinh năm 1945 lên đường nhập ngũ khi vừa tròn 21 tuổi. 2 năm sau, vào đúng thời kỳ cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt nhất (năm 1968), mẹ bàng hoàng nhận tin anh đã hy sinh. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1971, mẹ nén lòng tiễn con trai thứ 4 là anh Nguyễn Hùng Chước lên đường nhập ngũ. 1 năm sau, gia đình lại nhận được tin anh Chước hy sinh trên chiến trường Buôn Mê Thuột. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, mẹ gắng gượng nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Nhiều con, cháu và cũng thường xuyên nhận được sự quan tâm, thăm hỏi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, bà con lối xóm nên mẹ không cô đơn. 

Nhưng hỏi thăm qua người con trai cả hiện đang phụng dưỡng mẹ, ông Nguyễn Văn Chung chia sẻ: Bao năm qua, nỗi thương nhớ con trong lòng mẹ chưa bao giờ nguôi ngoai. Mấy anh em chúng tôi đã bàn bạc, liên hệ với các cấp, ngành đi tìm hài cốt của 2 người anh em. Tháng 3/2017, gia đình nhận được tin báo từ đồng đội về phần mộ của liệt sỹ Nguyễn Hùng Chước. Gia đình đã hoàn thiện các thủ tục đón chú Chước về gần bên mẹ. Đón được chú Chước về rồi, lòng mẹ vẫn day dứt bởi không biết chú Diệu đang nằm ở nơi nào, có ai hương khói? Hiện, gia đình vẫn đang tiếp tục tìm kiếm phần mộ của chú Diệu để mẹ được an lòng.

Thúy Hằng

Các tin khác


"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài cuối: Non sông một dải

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc, táo bạo, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới, quyết chiến đã giành lấy toàn thắng. Miền Nam được giải phóng, non sông một dải, Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn và ta nhanh chóng tiếp quản thành phố.

"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài 2: Sống mãi ký ức hào hùng

Tháng Tư lịch sử, bao nhiêu ký ức, kỷ niệm về Ngày giải phóng miền Nam lại xếp lớp dày đặc trong tâm trí những người khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, nhận lấy danh xưng người lính Bộ đội Cụ Hồ.

"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài 1: Dốc toàn lực cho tiền tuyến

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa đến non song gấm vóc, đất nước liền một dải. Làm nên thắng lợi đó có sự đóng góp to lớn của quân dân miền Bắc khi trở thành nền, thành gốc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

"Đội quân tóc dài" trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Bài 2: Vang danh nữ "bộ đội Thu Hà"

"Bộ đội Thu Hà” là đơn vị nữ vũ trang đầu tiên của tỉnh Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và được phát triển chuyên nghiệp tiếp nối thời kỳ "đội quân tóc dài” sinh ra trong phong trào Đồng Khởi. Tính kiên cường, khí phách của đơn vị nữ lực lượng vũ trang này đã có tác động mạnh mẽ đến các lực lượng kháng chiến khác khi cùng hợp sức chiến đấu chống giặc cứu nước và giành toàn thắng cho quê hương xứ dừa Bến Tre.

"Đội quân tóc dài" trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

"Đội quân tóc dài" ra đời từ chiếc nôi của phong trào Đồng Khởi trên xứ dừa Bến Tre ngày 17/1/1960, là tên gọi của lực lượng đấu tranh chính trị trực diện của phụ nữ tham gia trong thời kỳ Đồng Khởi. "Đội quan tóc dài" sau khi xuất hiện đã đưa phong trào đấu tranh của phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới.

Trạm rada 595 – “đôi mắt thần” không mỏi

(HBĐT) - Chuyến hành trình đi "ngược” lên đỉnh trời Hòn Khoai đưa chúng tôi đến với Trạm rada 595, Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân. Được mệnh danh như "đôi mắt thần” không mỏi canh giữ vùng biển, vùng trời Tây Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) Trạm nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục