(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ Thủ đô và vùng Tây Bắc, Hòa Bình là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng. Trong tiến trình phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống luôn được gìn giữ và phát huy. 

Bài 1 - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Đồng bào các dân tộc trong tỉnh tại Lễ khai khạc Tuần Văn hóa - du lịch tỉnh năm 2019. Ảnh: T.L

Trong 6 dân tộc chủ yếu cùng chung sống, dân tộc Mường chiếm đa số với 63,3% và các dân tộc khác: Kinh 27,73%; Thái 3,9%; Dao 1,7%; Tày 2,7%; Mông 0,52%... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc. Văn hoá Mường và văn hoá các dân tộc hợp lại làm nên những nét riêng của văn hóa Hòa Bình. 

Hòa Bình - vùng đất giàu truyền thống văn hóa được thể hiện, khẳng định rõ qua các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và hệ thống danh thắng gắn với văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của các dân tộc. Theo kiểm kê của Sở VH-TT&DL, trong tỉnh còn lưu giữ được trên 10.000 chiếc chiêng; 786 di sản văn hóa phi vật thể; gần 200 ông mo... Tại Bảo tàng tỉnh lưu giữ và trưng bày trên 17.000 tài liệu, tư liệu, hiện vật về văn hóa Hòa Bình, trong đó, trên 16.000 hiện vật đồ đồng, đồ đá như trống đồng, chiêng... 

Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tỉnh đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch... Đáng chú ý là Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đại hội Đảng bộ các cấp đều đánh giá, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về lĩnh vực văn hóa.  

Trong mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu: "giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc” và xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, chủ yếu. Nhìn lại kết quả thực hiện nghị quyết về lĩnh vực văn hóa, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lưu Huy Linh đánh giá: Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc được chú trọng. 5 năm qua đã phục dựng 4 lễ hội truyền thống, đến nay toàn tỉnh có 58 lễ hội, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường. Xếp hạng 6 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nâng số di tích được xếp hạng lên 83 (41 di tích cấp quốc gia, 42 di tích cấp tỉnh). Xét đề nghị 11 nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trình Hội đồng Nhà nước xét tặng. Ban hành bộ chữ dân tộc Mường, Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hoàn thành hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường, được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục cấp quốc gia. Mới đây, mo Mường đã được đồng ý lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tỉnh đã tổ chức thành công một số sự kiện lớn, tạo được tiếng vang như: Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ II (tại đây, màn trình diễn chiêng của 1.600 nghệ nhân lập kỷ lục Guiness Việt Nam lần thứ II); hội thảo và xuất bản cuốn kỷ yếu 85 năm nền văn hóa Hòa Bình, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2019 (tại đây, xác lập kỷ lục về mâm cỗ lá đặc sắc nhất Việt Nam).   

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đang được nỗ lực giữ gìn. Phường Thịnh Lang dù nằm ngay giữa lòng TP Hòa Bình, nhưng không chỉ có dịp hội thi, hội diễn, hội xuân, mà trong những công việc như hiếu, hỷ, tiếng chiêng vẫn ngân vang trong cộng đồng người Mường. Trong sự phát triển mạnh mẽ không ngừng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người Mường nơi đây vẫn quan tâm lưu giữ hồn cốt của dân tộc  qua tiếng nói, trang phục, thành lập đội chiêng... Phó Bí thư chi bộ tổ 9 Bùi Thị Định chia sẻ: Ngoài đội chiêng của phường, người dân trong tổ còn tự nguyện góp tiền mua đủ bộ chiêng 12 chiếc, thường xuyên biểu diễn trong các sự kiện của phường, thành phố và của tỉnh. Trong dịp hội xuân không thể thiếu môn ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy. 

 Nơi vùng đất 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động, tiếng nói, những làn điệu dân ca, áng mo, tiếng chiêng vẫn ngân vang... Trưởng Phòng VH-TT huyện Tân Lạc Đinh Sơn Tùng cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển, huyện đã triển khai các đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt với thế hệ trẻ. Trong dòng chảy không ngừng của thời gian, ngôn ngữ, trang phục dân tộc, các hình thức sinh hoạt văn hóa, trò chơi dân gian như thường đang, bọ mẹng, hát ví, hát ru, trình diễn nhạc cụ dân tộc, đánh cù, bắn nỏ, đánh đu, đánh vật, đánh mảng, lễ hội truyền thống... vẫn hiển hiện trong cuộc sống của đồng bào nơi vùng đất cổ Mường Bi và họ tự hào về điều đó.     

Lạc Sơn là một trong những huyện còn lưu giữ được nhiều nhà sàn nhất tỉnh. Xây dựng nông thôn mới, đồng bào chỉnh trang nhà cửa, xóm làng, nhưng vẫn giữ bản sắc văn hóa thông qua hành động cụ thể như bảo tồn nhà sàn truyền thống và xây dựng nhà sàn bê tông. Toàn huyện có trên 18.000 nhà sàn, trong đó, khoảng 14.000 nhà sàn bằng khung gỗ, khoảng 3.000 nhà sàn bê tông và trong những nếp nhà còn giữ được hơn 3.000 chiếc chiêng các loại. Vùng đất Mường Vang cũng sản sinh 50 nghệ nhân mo. 
Các huyện khác cũng có các biện pháp để giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái, Mông từ nếp nhà, trang phục, tiếng nói đến chữ viết… Bên cạnh những lớp dạy tiếng Thái, Nôm - Dao, Tày được huyện tổ chức, chính những người con của quê hương đã tự nguyện truyền dạy cho thế hệ trẻ vốn tri thức vô giá của tổ tiên. Các lớp truyền dạy múa, hát dân ca và đánh chiêng cũng được duy trì tại các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, TP Hòa Bình... Với bản sắc văn hóa độc đáo, huyện Mai Châu từng là điểm du lịch được tạp chí uy tín   Business Insider bình chọn là 1 trong 10 điểm đến thú vị nhất thế giới... Xóm Sưng, xã Cao Sơn; xóm Đức Phong, xã Tiền Phong - nơi đồng bào Dao, Mường giữ đậm bản sắc cũng là điểm đến hấp dẫn du khách... Các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm ở huyện Mai Châu, Lạc Sơn... không chỉ phát triển kinh tế, du lịch, đem lại thu nhập, mà còn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Giá trị văn hóa được phát huy và thực tế, các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh đều tập trung ở những nơi còn đậm đặc văn hóa truyền thống. 

Đặc trưng văn hóa các dân tộc được bảo tồn, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng về văn hoá là nền tảng xây dựng xã hội, con người thời kỳ mới. Kết hợp bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống với loại bỏ các hủ tục, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, nhưng vẫn đậm bản sắc, Hòa Bình đang từng bước quảng bá hình ảnh ấn tượng về văn hoá tới bạn bè trong nước, quốc tế. Qua đó, vừa giữ được hồn cốt dân tộc, vừa thúc đẩy phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực du lịch.

(Còn nữa)

Cẩm Lệ

Các tin khác


Khơi thông "điểm nghẽn" đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển

(HBĐT) - Đến nay, kinh tế hợp tác, HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân và phát triển KT-XH địa phương. 

Bài 2 - Tiếp tục đổi mới để theo kịp xu thế

Khơi thông"điểm nghẽn" đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển

(HBĐT) -  Kinh tế hợp tác, HTX là thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhiều HTX không phát huy được hiệu quả, ngừng hoạt động. Đa số HTX chưa có trụ sở làm việc, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn hoạt động, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Các hình thức liên kết, hợp tác chậm phát triển, không bền vững. 

Bài 1 - Nghị quyết số 13 tạo đột phá cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Những người canh “mắt thần” ở Trường Sa

(HBĐT) - Đến thăm đảo Trường Sa Lớn, trái tim của Trường Sa, chúng tôi ấn tượng với 2 quả cầu lớn hiện diện trên đảo. Quả cầu đó chính là đôi "mắt thần" của Trạm rađa 11 (Quân chủng Phòng không Không quân) đặt ở trên đảo, với nhiệm vụ trông giữ bầu trời, bảo đảm phát hiện ngay máy bay lạ, vật thể lạ xâm nhập trên cao trong bất cứ tình huống nào. 

Đến với Cồn Cỏ - hòn đảo tiền tiêu

(HBĐT) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có vai trò quan trọng về AN-QP. Những chiến sỹ của đảo tiếp nối truyền thống cha anh, bằng ý chí sắt đá, quả cảm, luôn vững vàng canh giữ biển, đảo quê hương. Đồng thời, hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền, Nhân dân từng bước phát triển về mọi mặt KT-XH.

Đột phá trong xây dựng vùng động lực kinh tế Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy là vùng đất có nhiều tiềm năng để xây dựng trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh, góp phần tạo điểm nhấn cho tỉnh trên lĩnh vực phát triển kinh tế. 

Vui, buồn mùa bắt ốc núi

(HBĐT) -Khi nghe tiếng sấm báo hiệu thời khắc chuyển sang mùa mưa, cũng là lúc nhiều người dân ở xã vùng cao, vùng sâu của huyện Tân Lạc xuyên màn đêm leo lên những ngọn núi cao để tìm bắt ốc núi. Gặp may, có những người kiếm được nửa triệu đồng mỗi đêm, cũng có những hôm tay không trở về. Công việc thời vụ giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục