(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đang nỗ lực vượt khó vươn lên hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Diện mạo nông thôn, thị trấn, đô thị ngày càng khang trang, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao. Từ vùng thuận lợi dọc quốc lộ 6, vùng thượng và cả các xã vùng cao mang những sắc thái ấm no, hạnh phúc.
Huyện Tân Lạc phát triển 1.100 ha bưởi, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân.
Trở lại các xã vùng cao huyện Tân Lạc những ngày đầu tháng 8, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi lớn trong cuộc sống người dân. Tuyến đường liên huyện vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn từng được coi là tuyến đường xấu nhất tỉnh, đang được tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai. Dù chậm hơn nhiều so với kế hoạch, nhưng đã mang lại những đổi thay giúp người dân các xã vùng cao giảm bớt nhọc nhằn, cách trở.
Ngổ Luông là xã khó khăn bậc nhất của huyện Tân Lạc, diện tích rộng tới 4.000 ha, dân cư thưa thớt, bố trí dọc tuyến đường liên huyện đang dần thoát khỏi nghèo khó để vươn lên. Đồng chí Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Bùi Văn Phong phẩn khởi thông báo: Mỗi mét đường được rải thêm là niềm mong chờ, hạnh phúc của bà con. Đoạn khó khăn nhất từ xã Quyết Chiến đến UBND xã đã cơ bản làm được 11/12 km. Các xóm, bản ven đường đều hưởng lợi. Cũng từ đó, xã có điều kiện giao thương, phát triển sản xuất, xóa đói nghèo. Sản phẩm nông nghiệp như ngô, gia súc, gia cầm dễ tiêu thụ hơn. Việc phát triển cây su su, loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng cao Tân Lạc có hiệu quả cao hơn, đến nay, diện tích khoảng 6 ha. Mấy năm nay, cuộc sống người dân cải thiện nhiều, các hộ được dùng điện, xã không có trẻ bỏ học, văn hóa bản sắc được giữ gìn. Hộ nghèo giảm từ 57% xuống còn 35%, thu nhập bình quân đạt 24 triệu đồng/người/năm… Người dân phấn khởi, tin tưởng vào tương lai no ấm hơn.
Không chỉ có xã Ngổ Luông đang vươn lên, mà cuộc sống ở nhiều xã vùng khó khăn như Quyết Chiến, Phú Cường, Suối Hoa… cũng từng ngày đổi thay. Kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng phát triển sản xuất, văn hóa - xã hội đang được đầu tư. Tuyến đường Quyết Chiến - Ngổ Luông, Phong Phú - Suối Hoa, cùng nhiều tuyến đường khác đang được triển khai, giúp Tân Lạc vươn lên thoát nghèo.
Là huyện thuần nông, thế nhưng mấy năm nay đã có sự chuyển biến rõ nét, từ việc vận dụng, triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng, tạo sức bật cho Mường Bi khai thác tiềm năng, lợi thế, vượt khó vươn lên, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Trước hết, huyện đã thành công trong cải tạo vườn tạp, chuyển đổi sang các cây trồng có lợi thế; giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường, khai thác cảnh quan thiên nhiên, phát triển sản phẩm du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới…
Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Bí thư Huyện ủy Tân Lạc cho biết: 5 năm qua, huyện đã chuyển đổi 2.500 ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao; cải tạo hàng trăm ha vườn tạp phát triển các cây trồng có lợi thế. Cây bưởi đã trở thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng phát triển kinh tế cho người dân. Nhiều gia đình đã cải tạo vườn tạp, đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Đến nay, đã hình thành vùng sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh với diện tích 1.100 ha, tập trung tại các xã dọc quốc lộ 12B và một số vùng có điều kiện, thu nhập bình quân đạt từ 400 - 700 triệu đồng/ha.
Đối với các xã vùng cao đã phát triển các loại rau ôn đới, diện tích su su khoảng 90 ha, có hiệu quả khá cao. Tính trung bình thu nhập rau su su đạt 180 - 200 triệu đồng/ha. Bộ KH&CN đã công nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện là: "Rau su su Quyết Chiến”, "Bưởi đỏ Tân Lạc”, "Quýt Nam Sơn”. Đến nay, có 40% số xã đạt chuẩn NTM, 7 xóm đạt danh hiệu khu dân cư kiểu mẫu, bình quân đạt 14 tiêu chí/xã.
Lĩnh vực văn hóa, du lịch cũng có nhiều khởi sắc, đã triển khai quy hoạch khu văn hóa tâm linh hang Bụt - động Mường Chiềng, thị trấn Mãn Đức; động Nam Sơn, xã Vân Sơn; xây dựng làng Mường xóm Lũy Ải, xã Phong Phú; phát triển du lịch cộng đồng xóm Ngòi, xã Suối Hoa; xóm Chiến, xã Vân Sơn; xóm Bưởi Cạn, xã Phú Cường; khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Lũng Mây, xã Quyết Chiến; khu nghỉ dưỡng, sinh thái tại vùng lõi quy hoạch khu du lịch hồ Hòa Bình trên địa bàn xã Suối Hoa… Diện mạo thị trấn Mãn Đức được đầu tư khang trang. Đô thị thị trấn Phong Phú đang được khởi động, góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt mức trung bình khá của tỉnh.
Những nghị quyết của Đảng đang được Đảng bộ, Nhân dân huyện Tân Lạc tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự đổi thay về hạ tầng, sản xuất và cuộc sống người dân, các tiềm năng, lợi thế dần được đánh thức. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 31,54% (năm 2015) còn 10,45%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng… Mường Bi đang chuyển mình, vươn tới ấm no.
(HBĐT) - Hòa Bình là cửa ngõ của vùng Tây Bắc và cũng là tỉnh thuộc ven Thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Trước thời cơ và thách thức, những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều nỗ lực để tạo sự bứt phá trên một số lĩnh vực, góp phần tạo nền tảng thúc đẩy phát triển KT-XH, để Hòa Bình sớm thoát khỏi ngưỡng "bình bình”.
Bài 2 - Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu
(HBĐT) - Lĩnh vực du lịch của tỉnh có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Để du lịch có bước phát triển mới mang tính đột phá, cần các giải pháp và chính sách đặc thù, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình.
Bài 1 - Đánh thức tiềm năng, phát triển ngành "công nghiệp không khói”
(HBĐT) - Với vị trí thuận lợi, phong cảnh tươi đẹp, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo, Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch... để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, đưa ngành "công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn.
(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có 459.063 ha đất tự nhiên, trong đó, 298.013 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp (chiếm 64,66%). Diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất là 149.492 ha (chiếm 51,7% tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp). Sản xuất lâm nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho dân cư nông thôn. Bên cạnh giá trị kinh tế, sản xuất lâm nghiệp còn có vai trò đảm bảo độ che phủ rừng (trên 50%), duy trì nguồn nước, chống xói mòn, cân bằng môi trường sinh thái, thúc đẩy ngành du lịch phát triển và đảm bảo AN-QP.
(HBĐT) - Gắn phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng NTM"; thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về tín dụng, y tế, giáo dục, đầu tư hạ tầng; phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các chương trình, dự án giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và vươn lên khá giả... Bằng quyết tâm, nỗ lực, tỉnh ta đã đạt được dấu ấn nổi bật trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).
(HBĐT) - Qua gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, khẳng định kết quả phong trào xây dựng NTM trong những năm qua là rất quan trọng trong phát triển KT-XH, được xác định là chương trình trọng tâm giai đoạn 2010 - 2020.