(HBĐT) - Gắn phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng NTM"; thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi về tín dụng, y tế, giáo dục, đầu tư hạ tầng; phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép các chương trình, dự án giúp hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và vươn lên khá giả... Bằng quyết tâm, nỗ lực, tỉnh ta đã đạt được dấu ấn nổi bật trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).


Từ nguồn vốn từ các chương trình, dự án, hộ dân xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân Lạc) được hỗ trợ phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. 

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 24,38% (năm 2015) còn 11,36% (năm 2019). Ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,6%, bình quân mỗi năm giảm 3,16%, vượt 0,16% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra.

Huyện Tân Lạc sau sáp nhập có 10 xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 14/16 xóm được công nhận xóm ĐBKK hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, giai đoạn 2017-2020. Đánh giá thực hiện mục tiêu về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, đồng chí Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Các chương trình, dự án đã mang lại thay đổi cơ bản về diện mạo xã, thôn, xóm ĐBKK. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, hộ nghèo giảm nhanh. Tỷ lệ thôn, xóm có điện, đường, nhà văn hóa, lớp học, công trình thủy lợi tăng lên. Từng nội dung hỗ trợ, đầu tư tác động mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ANCT-TTATXH. Từ huyện có xuất phát điểm khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn hiện còn 14,75%, giảm 12,71%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 43,6 triệu đồng/năm, tăng 13,45 triệu đồng so với năm 2016.

Nằm trong các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, Chương trình MTQG GNBV và Chương trình MTQG xây dựng NTM được xác định có tầm quan trọng, ý nghĩa lớn đối với phát triển KT-XH của tỉnh. Tỉnh ủy đã ban hành 9 nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, kết luận; HĐND tỉnh ban hành 21 nghị quyết, kế hoạch, kết luận về quy hoạch, kế hoạch về nông nghiệp, nông thôn mới và GNBV. UBND tỉnh ban hành 457 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Căn cứ vào hướng dẫn của các bộ, ngành T.Ư, các sở, ban, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn nội dung cụ thể của ngành để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tạo thuận lợi để các địa phương chủ động trong công tác thực hiện chương trình đạt hiệu quả tích cực.

Có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, ủng hộ của Nhân dân, phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng NTM", "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" được triển khai rộng khắp. Đến nay, toàn tỉnh huy động Nhân dân đóng góp trên 735 tỷ đồng xây dựng NTM. Xuất hiện nhiều đơn vị hoàn thành xuất sắc, toàn diện kế hoạch phát triển KT-XH theo nghị quyết đại hội Đảng bộ, nghị quyết HĐND cùng cấp đề ra. Phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" huy động Nhân dân đóng góp trên 61 tỷ đồng, trong đó, nguồn các tổ chức CT-XH giúp đỡ xã, thôn ĐBKK 35 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp ngày công lao động, hiến đất, cây cối, hoa màu trị giá trên 26 tỷ đồng. 

Cán bộ, Nhân dân có nhận thức đúng về chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Thể hiện qua hiệu quả lan rộng của phong trào, việc tự giác chấp hành, tự nguyện đóng góp ngày công lao động, tiền của, hiến đất, tài sản trên đất, hiến kế để chung tay xây dựng NTM, giúp đỡ hộ nghèo. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã huy động tổng nguồn vốn thực hiện chương trình khoảng 17.468 tỷ đồng, trong đó, ngân sách T.Ư 2.788,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương và vốn lồng ghép 6.397,5 tỷ đồng, nguồn lực từ chương trình 8.282 tỷ đồng.

Đáng khích lệ trong thực hiện mục tiêu GNBV là tỷ lệ hộ nghèo đối với xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 của tỉnh giảm trung bình 3%. Riêng đối với huyện nghèo giảm từ 4% trở lên. Thu nhập hộ nghèo và cận nghèo năm 2019 đạt 55,1 triệu đồng, tăng 10,52 triệu đồng so với đầu giai đoạn. Kết quả thực hiện mục tiêu đưa các địa bàn thoát khỏi tình trạng ĐBKK có 1 huyện, 6 xã, 73 thôn, phấn đấu hết năm 2020 có 1 huyện không còn là huyện nghèo, 10 xã, 7 xóm hoàn thành Chương trình 135. 

Cùng với mục tiêu lớn là GNBV, tỉnh đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng: 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK được cấp thẻ BHYT miễn phí. Trên 80% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định. Trên 80% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT. 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập, phổ biến kiến thức cho người dân. Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20-25%/năm, bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo. 20-30% xã, thôn, bản ĐBKK vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn...

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận: Thành quả trong thực hiện mục tiêu GNBV của giai đoạn có được nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, vai trò người đứng đầu. Tỉnh cũng đã bám sát quan điểm, mục tiêu, giải pháp, xác định thực trạng để xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể tập trung chỉ đạo và huy động các nguồn lực cho chương trình. Thực hiện phân cấp, trao quyền, tạo sự chủ động cho cơ sở, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát của các cấp để hỗ trợ, phát hiện sai sót, kịp thời giúp các xã khắc phục trong quá trình tổ chức, thực hiện... Mục tiêu đạt được của nhiệm kỳ 2016-2020 là động lực để tỉnh xây dựng, triển khai chương trình hành động thực hiện mục tiêu của 5 năm tới. Theo đó, tỉnh quyết tâm phấn đấu hạn chế tái nghèo, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn, khu vực nông thôn. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn trung bình từ 2,5-3%. Bên cạnh việc tăng nguồn vốn hỗ trợ (khoảng 10.000 tỷ đồng), chương trình tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù, ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất các xã ĐBKK. Tăng suất đầu tư xây dựng các công trình do điều kiện phát triển hạ tầng xã hội vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp.   

      
Bùi Minh

Các tin khác


Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình phát triển


Bài 2 - Để bản sắc văn hóa mãi trường tồn cùng dân tộc

(HBĐT) - Bên cạnh nét đẹp văn hóa được giữ gìn, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và tác động của cơ chế thị trường, đô thị hóa..., cùng với những thuận lợi cũng xuất hiện nhiều nguy cơ mai một văn hóa, mờ dần bản sắc. Vì vậy, rất cần những giải pháp để bản sắc văn hóa mãi trường tồn cùng dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình phát triển

(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ Thủ đô và vùng Tây Bắc, Hòa Bình là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, trung tâm của nền văn hoá Hòa Bình nổi tiếng. Trong tiến trình phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống luôn được gìn giữ và phát huy. 

Bài 1 - Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp

Tìm đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

(HBĐT) - Năm 2020, tỉnh phấn đấu tăng tổng điểm số PCI từ 2 - 5 điểm so với năm 2019. Đối với 10 chỉ số thành phần phấn đấu ít nhất bằng mức trung bình của cả nước. Các chỉ số còn lại đều được cải thiện và tăng điểm. 
 
Bài 2 - Vì sự phát triển chung của tỉnh

Tìm đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh

(HBĐT) - Năm 2019, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh đạt 63,84 điểm, tăng 2,11 điểm so với năm 2018. Đây là năm có điểm số cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên được xếp vào nhóm điều hành khá. 

Bài 1 - Những "nút thắt" cần được tháo gỡ

Nông dân thời đại 4.0

Cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 ở nước ta đã bắt đầu. Với sự tiếp thu, học hỏi, ứng dụng bằng cách này, cách khác, nông dân trong tỉnh đang vươn lên làm chủ khoa học công nghệ (KHCN), từng bước tiếp cận với sản xuất nông nghiệp thông minh, canh tác tự động hóa.

Bài 2 - Bắt nhịp cách mạng nông nghiệp 4.0

Nông dân thời đại 4.0

(HBĐT) - Để bắt kịp xu thế sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, nông nghiệp thông minh, người nông dân nhất thiết phải làm chủ được khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng tiến bộ KHCN vào thực tiễn. Những năm gần đây, tại tỉnh ta đã xuất hiện lớp nhà nông như thế - nông dân thời đại 4.0.

Bài 1: Nhà nông - nhà khoa học

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục