(HBĐT) - Trong bối cảnh mới, TP Hòa Bình đang tự tin hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại II, mang bản sắc riêng có bên sông Đà, phát triển theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, bản sắc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.


Một góc Khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình).

Không chỉ những người xa quê lâu lâu có dịp về thành phố mới thấy được sự thay đổi, phát triển của TP Hòa Bình, mà ngay cả những người dân sống trên địa bàn cũng có thể cảm nhận được. TP Hòa Bình đang đổi thay từng ngày. Trước hết, đó là sự thay đổi về hạ tầng, diện mạo đô thị, nông thôn. Trước đây, thành phố chỉ có 1 cây cầu bắc qua sông Đà, nay đã có cầu Hòa Bình 3 được đưa vào khai thác, cầu Hòa Bình 2 đang gấp rút triển khai, dự kiến hoàn thành vào năm 2021; dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng quyết liệt thi công, là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; nhiều dự án về hạ tầng, chỉnh trang đô thị, khu công nghiệp, dự án dọc 2 bên bờ sông Đà... mang lại diện mạo mới cho thành phố. Khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà, khu trung tâm Quỳnh Lâm đang lấp đầy các dự án nhà ở, đô thị, thương mại, những biệt thự, khối nhà hiện đại, văn minh. Hai bên bờ sông Đà cũng đang được cải tạo, nâng cấp. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ quan, công sở được xây dựng mới khang trang, hiện đại. Nhiều xã được nâng cấp lên phường. Các phường được quy hoạch, xây dựng hướng tới đô thị văn minh, sạch đẹp hơn. Vùng các xã Phú Cường tập trung phát triển nông nghiệp sạch, trồng rau an toàn, phát triển cây có múi, chăn nuôi gia súc. Những xã ven sông Đà và khu vực vùng hồ phát triển nghề nuôi cá lồng bè. Vùng cao Độc Lập phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc. Xã Mông Hóa, Quang Tiến phát triển CN-TTCN, dự án đô thị, du lịch sinh thái. Các công trình, dự án đang được đẩy nhanh tiến độ, mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại…

Người dân thành phố đang hưởng thụ thành quả của đổi mới. Con trẻ, học sinh được chăm lo chu đáo, học tập trong môi trường giáo dục, thân thiện, an toàn. Ngoài hệ thống trường công lập, các em còn có thể học tập tại các cơ sở đào tạo giáo dục tư thục được trang bị hiện đại, tiên tiến, có đội ngũ giáo viên nước ngoài, giáo viên trình độ cao giảng dạy. Người dân được hưởng các chính sách bảo hiểm, chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn. Điều kiện phát triển sản xuất cũng được cải thiện, doanh nghiệp, người dân có thể yên tâm sản xuất, kinh doanh trong môi trường cởi mở, thân thiện hơn. Mấy năm gần đây, tại các khu dân cư, việc tìm chỗ để ô tô, phương tiện đã khó khăn, cho thấy đời sống của người dân thành phố được cải thiện mạnh mẽ.

Trung tâm TP Hòa Bình chỉ còn cách Thủ đô Hà Nội khoảng 1 giờ xe chạy trên tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình. Như nhiều người vẫn bảo, có thể uống bia, ăn sáng, làm việc đi về ở hai đầu Hòa Bình, Hà Nội. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ I (nhiệm kỳ 2015-2020), TP Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn (cũ) đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT-XH, đặc biệt các chỉ tiêu về tăng trưởng, thu hút đầu tư, phát triển đô thị, thu ngân sách, xây dựng NTM, giảm nghèo có sự tăng trưởng ấn tượng. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảm đảm an sinh cũng đạt được kết quả quan trọng. Hàng nghìn tỷ đồng trong và ngoài ngân sách được huy động để đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. TP Hòa Bình đang là tâm điểm của các dự án đầu tư tầm cỡ của các tập đoàn kinh tế lớn nghiên cứu, triển khai, tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, đô thị phức hợp, công nghiệp, với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng, góp phần tạo diện mạo mới để trở thành đô thị loại II trong tương lai gần. Tất cả làm nên một thành phố năng động, bắt nhịp với dòng chảy của đổi mới hướng tới tương lai rạng rỡ, ấm no, hạnh phúc.

Sau khi thực hiện thành công sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ II, TP Hòa Bình đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ. Thành phố mới tiếp giáp với Thủ đô, nằm trong vùng quy hoạch và được hưởng lợi từ vùng Thủ đô Hà Nội. Diện tích được mở rộng, quy mô dân số nâng lên, thành phố hội tụ những điều kiện riêng có để phát triển, đó là phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có đồng bằng, núi non hùng vĩ, đất đai màu mỡ, hạ tầng giao thông kết nối, bao gồm cả đường thủy và đường bộ, được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ TP Hòa Bình lần thứ II được tổ chức thành công. Thành phố có đội ngũ cán bộ trẻ, đủ năng lực, trình độ, nhiệt huyết và trách nhiệm, nội bộ đoàn kết, thống nhất cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Đồng chí Ngô Ngọc Đức, Bí thư Thành ủy Hòa Bình cho biết: Nhiệm kỳ 2020-2025, BCH Đảng bộ thành phố khóa II tập trung chỉ đạo triển khai các chương trình hành động, phấn đấu hoàn thành xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2025.


Hồng Duyên


Các tin khác


Ký sự bản Mông


(HBĐT) - Sống giữa núi rừng Tây Bắc, người dân bản Mông vẫn luôn mạnh mẽ, kiên cường, với khát vọng vươn lên trở thành bản, làng văn minh dựa trên nền tảng truyền thống, là điểm đến hấp dẫn bạn bè phương xa. Bản Mông hôm nay đã khác, đã có những thứ tạo nên sợi dây níu chân người ở lại.
Bài 2 - Hiện thực hóa khát vọng "nảy mầm xanh trên đá”

Ký sự bản Mông

(HBĐT) - "Tôi có may mắn được đặt chân đến nhiều vùng đất, gặp gỡ nhiều con người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Ở mỗi nơi, cái tình của con người lại được thể hiện bằng những cách khác nhau, nhưng họ đều chung sự chân thành. Và ở bản Mông thuộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) cũng vậy, đã lâu mới quay trở lại, vẫn những con người chân chất, hiền hòa. Bản Mông năm nào nay đã khoác lên mình "chiếc áo” mới của cơ sở hạ tầng khang trang, chất lượng cuộc sống được cải thiện, và hơn thế nữa là sự đoàn kết cộng đồng, tin tưởng vào Đảng, chính quyền của người Mông". Đó là lời tâm huyết từ một sỹ quan quân đội, người con của bản làng, Thiếu tá Hàng A Phứ, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Mai Châu.
Bài 1: "Sinh ra từ làng, phải góp sức cho làng!”

Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Với những giá trị vô cùng đặc sắc, quý giá, nhưng mo Mường đang đứng trước nguy cơ mai một. Tỉnh đã triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này và có những tín hiệu vui trên đường tới di sản văn hóa thế giới.
Bài 2 - Đường tới di sản thế giới

Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Người Mường ở Việt Nam sống tập trung đông nhất tại tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, nơi có 63,3% dân số là dân tộc Mường. Suốt chiều dài lịch sử, người Mường đã sáng tạo, chắt lọc, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc. Trong đó, mo Mường là một hiện tượng văn hóa nổi trội, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc biệt, quý giá, có giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.
Bài 1 - Khẳng định giá trị tiêu biểu, đặc biệt của mo Mường

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Bài 2 - Nâng cao chất lượng đời sống người dân 

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, với 6 dân tộc chủ yếu là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông… trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần đảm bảo ANCT - TTATXH địa phương.
Bài 1: Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục