(HBĐT) - Đề án số 03 của Tỉnh ủy "Về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu” được ban hành ngày 14/1/2010. Theo đó, Ban chỉ đạo (BCĐ) tỉnh được thành lập do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp làm Trưởng ban, với 24 thành viên. Bên cạnh đó, Huyện ủy Mai Châu đã thành lập BCĐ cấp huyện để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc kiện toàn và nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên ở 2 xã; rà soát, bố trí lại cán bộ chủ chốt có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực điều hành công tác và vận động quần chúng. Trong đó, chú trọng kiện toàn chất lượng đội ngũ cán bộ trẻ.
Bài 2 - Hành trình của niềm tin



Được ngành VH-TT&DL tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các hộ dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Triệu Kim Thắng cho biết: Qua 10 năm triển khai tổ chức thực hiện Đề án số 03 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống chính trị 2 xã được củng cố, kiện toàn, hoạt động đi vào nề nếp; hiệu lực lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền được nâng cao; vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của MTTQ và các ngành, đoàn thể có hiệu quả; chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ nâng lên rõ rệt. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, nhiều mô hình KT-XH bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật triển khai tích cực, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong Nhân dân. Chất lượng GD&ĐT, y tế chuyển biến. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, du lịch duy trì, không ngừng phát triển, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. QP-AN thường xuyên được tăng cường, giải quyết cơ bản những tồn tại về an ninh, giữ vững ổn định chính trị, TTATXH đảm bảo, nạn buôn bán, vận chuyển ma túy được kiềm chế. Đời sống Nhân dân cải thiện, từng bước nâng lên, đồng bào phấn khởi, tin tưởng, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định của địa phương.

Từ năm 2010 trở về trước, số cán bộ ở 2 xã đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ không đáng kể. Riêng ở xã Hang Kia, đội ngũ cán bộ hầu hết chưa qua đào tạo, thậm chí nhiều người mới học hết THCS. Quá trình triển khai thực hiện, BCĐ đề án thấm nhuần và thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Từ đó, công tác cán bộ luôn được quan tâm, chú trọng. Qua 10 năm, đa số cán bộ ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Trong tổng số 22 cán bộ, công chức (CB, CC) xã Hang Kia, có 9 người trình độ đại học (chiếm 40,90%), 5 người trình độ cao đẳng (chiếm 22,72%), 6 người trình độ trung cấp (chiếm 27,27%); về trình độ lý luận chính trị, 12 người có trình độ trung cấp (chiếm 54,54%), 3 người trình độ sơ cấp (chiếm 13,63%). Đối với xã Pà Cò, có 12/21 CB, CC trình độ đại học (chiếm 57,14%), 2 người trình độ cao đẳng (chiếm 9,52%), 4 người trình độ trung cấp (chiếm 19,04%); về trình độ lý luận chính trị, 17 người trình độ trung cấp (chiếm 81%). Trong số đó có nhiều đảng viên trẻ giữ vị trí chủ chốt như đồng chí Khà A Lau, sinh năm 1984, được giao trọng trách Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia nhiệm kỳ 2015 - 2020, đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã; nhiệm kỳ 2015-2020, đảng viên Vàng A Váu, sinh năm 1986 được giao nhiệm vụ Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, nhiệm kỳ 2020-2025 được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia; nhiệm kỳ 2015 - 2020, đảng viên Sùng A Màng, sinh năm 1983 được giao trọng trách Chủ tịch UBND xã Pà Cò, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò...

Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia Vàng A Váu cho biết: Đến nay, Đảng bộ xã đã có 141 đảng viên, sinh hoạt ở 9 chi bộ, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, kết nạp được 12 đảng viên mới, đạt 150% so với nghị quyết. Từ năm 2015 - 2019, Đảng bộ xã đạt danh hiệu tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ; năm 2019, tỷ lệ đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ chiếm 2,1%.

Để củng cố chính quyền xã ngày càng vững mạnh, năm 2011, tỉnh đã tăng cường thêm mỗi xã 1 Phó Chủ tịch UBND xã, nhân sự là sĩ quan Công an huyện và Ban CHQS huyện; tháng 4/2015 điều động 3 đồng chí cán bộ Công an huyện làm Trưởng Công an 2 xã và 1 Phó trưởng Công an xã thường trực. Các đồng chí được điều động, tăng cường đều là người dân tộc Mông, quá trình thực hiện nhiệm vụ đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đánh giá cao.

Cùng với việc củng cố hệ thống chính trị, 2 xã còn được phân bổ, lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất. Giai đoạn 2010 - 2015, Nhà nước đã đầu tư trên 69 tỷ đồng xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sạch… Bên cạnh đó, từ nguồn vốn Nhà nước và sự quan tâm của các sở, ngành, địa phương, Nhân dân 2 xã được hỗ trợ trên 1,2 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, UBND tỉnh phân bổ, cấp trên 99 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng của 2 xã có bước phát triển khá, người dân trên địa bàn không chỉ xóa bỏ được cây anh túc mà còn xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Tiêu biểu như các gia đình: Vàng A Cấu - xóm Pà Khôm, Khà A Hờ - xóm Thung Ảng, Sùng A Dếnh - xóm Thung Mặn (xã Hang Kia) có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm. Xã Pà Cò có gia đình ông Sùng A Pha, Bí thư chi bộ xóm Chà Đáy tiên phong trồng chè Shan tuyết, cây ăn quả; gia đình Sùng A Sớ ở xóm Xà Lĩnh 1 bình quân mỗi năm thu hoạch trên 50 tấn ngô, ngoài ra phát triển đàn trâu, bò 34 con; gia đình Mùa A Chăng, xóm Xà Lĩnh 1 có đàn bò trên 80 con...

Đời sống người dân được nâng lên, các mặt văn hóa, y tế, giáo dục có chuyển biến tích cực. Từ năm 2017 đến nay, sau khi được phục dựng, 2 xã đã luân phiên tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp Tết Mông. Nghề dệt thổ cẩm, rèn nông cụ, làm giấy dó, các trò chơi dân gian, những nhạc cụ dân tộc, lời ca, điệu múa truyền thống được duy trì, phát triển, góp phần tạo sự đoàn kết, gắn bó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trên địa bàn 2 xã đã có 7 hộ làm du lịch homestay, từng bước thu hút du khách trong nước, quốc tế đến thăm quan, trải nghiệm. Theo đó, đến năm 2020, thu nhập bình quân ở xã Hang Kia đạt 25 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 28,32%; thu nhập bình quân đầu người ở xã Pà Cò đạt 13 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 21,7%. Trong đó, xã Hang Kia đạt 13/19 tiêu chí, xã Pà Cò đạt 12/19 tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM.

(Còn nữa)

Đức Phượng


Các tin khác


Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Với những giá trị vô cùng đặc sắc, quý giá, nhưng mo Mường đang đứng trước nguy cơ mai một. Tỉnh đã triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này và có những tín hiệu vui trên đường tới di sản văn hóa thế giới.
Bài 2 - Đường tới di sản thế giới

Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Người Mường ở Việt Nam sống tập trung đông nhất tại tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, nơi có 63,3% dân số là dân tộc Mường. Suốt chiều dài lịch sử, người Mường đã sáng tạo, chắt lọc, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc. Trong đó, mo Mường là một hiện tượng văn hóa nổi trội, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc biệt, quý giá, có giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.
Bài 1 - Khẳng định giá trị tiêu biểu, đặc biệt của mo Mường

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Bài 2 - Nâng cao chất lượng đời sống người dân 

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, với 6 dân tộc chủ yếu là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông… trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần đảm bảo ANCT - TTATXH địa phương.
Bài 1: Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Chiêng là "vật báu - hồn thiêng" của cộng đồng người Mường Hòa Bình, tự hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và giờ đây, với cách đưa văn hóa chiêng vào cuộc sống thông qua chất "xúc tác" là âm nhạc, người dân càng thêm quý chiêng, thêm yêu thích, nâng niu những làn điệu chiêng Mường.
Bài 3 -  Sức sống văn hóa chiêng Mường

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục