(HBĐT) - Cùng với tinh thần phát huy nội lực của cấp ủy, chính quyền và người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) trong xây dựng cuộc sống mới, các cơ quan, đơn vị là thành viên Ban chỉ đạo Đề án số 03 thường xuyên bám sát cơ sở và có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng hệ thống chính trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn.
Bài 3 - Ấm lòng người dân bản Mông




Từ năm 2017, Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) được phục dựng, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tháng 5/2010, tại xã Hang Kia, Bộ CHQS tỉnh phối hợp Tổng công ty Viễn thông Quân đội khởi công xây dựng trạm thu phát sóng truyền hình cho 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Đây là công trình thể hiện tình cảm quân - dân, góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. Góp phần xây dựng, phát triển KT-XH, gắn với việc củng cố AN-QP, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đồng bào Mông ở 2 xã.

Tháng 12/2018, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức chương trình tình nguyện mùa đông tại 2 xã, với nhiều hoạt động ý nghĩa: tặng học bổng cho học sinh vượt khó; tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh và người dân về giao thông đường bộ, phòng - chống ma túy, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào 2 xã, tổng giá trị thuốc và quà tặng trị giá trên 50 triệu đồng. Thông qua đó tăng cường đoàn, tập hợp thanh niên; phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ hướng về đồng bào còn nhiều khó khăn, xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sỹ công an trong lòng Nhân dân.

Để giảm bớt khó khăn do tình trạng thiếu nước sinh hoạt, tháng 6/2019, Bộ CHQS tỉnh tổ chức bàn giao đưa vào sử dụng 2 giếng nước khoan và 2 bể chứa nước dự trữ tặng đồng bào 2 xóm Hang Kia và Thung Mài (xã Hang Kia), góp phần tô thắm tình cảm quân - dân ngày càng gắn bó.

Nhằm ngăn chặn "cái chết trắng” trên địa bàn 2 xã, các tổ công tác đặc biệt do Công an tỉnh thành lập thường xuyên bám sát địa bàn, nắm tình hình cơ sở, đề ra kế hoạch đấu tranh, đồng thời phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các tổ công tác đã thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với người dân, đến từng hộ dân nắm bắt, vận động Nhân dân không trồng cây anh túc, không mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy, vận động đối tượng có lệnh truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đặc biệt, từ khi Công an chính quy về địa phương, tình hình ANTT ở 2 xã có sự thay đổi đáng kể. Với nghiệp vụ bài bản, chuyên sâu, lực lượng Công an chính quy đã giúp chính quyền địa phương tổ chức phong trào bảo vệ ANTT từ các xóm, bản. Các mô hình tự quản về an ninh được xốc lại, hoạt động hiệu quả hơn. Qua đó, góp phần quan trọng bảo đảm ANTT, tạo niềm tin, sự gắn kết với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương đối với lực lượng Công an.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh phát triển KT-XH, tháng 7/2019, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào 2 xã Hang Kia - Pà Cò. Hội nghị là bước khởi đầu quan trọng để thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi diện mạo, cơ cấu kinh tế trên địa bàn hai xã. Tiếp đó, Sở VH-TT&DL tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho 20 học viên, là những người trực tiếp tham gia làm du lịch tại các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn 2 xã. Theo đó, đồng bào Mông 2 xã đã biết phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan, thiên nhiên, chú trọng gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc để trở thành điểm nhấn du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng huyện Mai Châu.

Với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN 2 xã đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, với 8 tiêu chí: Không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ em suy dinh dưỡng, bỏ học và sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường phố. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, phát động nhiều mô hình thiết thực, được hội viên đồng lòng hưởng ứng, cuộc vận động "5 không, 3 sạch” ở 2 xã đã đi vào cuộc sống, từng bước làm chuyển biến nhận thức, hành động, giúp hội viên có kế hoạch phát triển kinh tế, phương pháp nuôi dạy con, nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.

Sau dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông và Tết Nguyên đán, nhiều học sinh ở xã Hang Kia bỏ học. Nạn tảo hôn và tập tục bắt vợ dẫn đến tình trạng mù chữ, tái mù chữ khá cao. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở Hang Kia còn cao và sự tồn tại dai dẳng của các hủ tục lạc hậu, nghiêm trọng hơn là không ít người sa vào tệ nạn và tội phạm ma tuý. Trước thực trạng đó, trường TH&THCS Hang Kia A, Hang Kia B đã đề xuất ý tưởng mở lớp phổ cập giáo dục cho người lớn tuổi trên địa bàn, được các cấp, các ngành tích cực ủng hộ, giúp đỡ.

Chị Giàng Thị Dua, bản Thung Mặn chia sẻ: "Lúc chưa đi học, mình có điện thoại nhưng không biết lưu danh bạ, không biết nhắn tin. Có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng, chống dịch bệnh cho trâu, bò, lợn, gà nhưng không biết chữ nên không biết sử dụng... Bây giờ được đi học, đã đọc thông, viết thạo thì việc gì cũng làm được”.

Dù mới là bước đầu, nhưng kết quả đó đã góp phần giúp học viên nâng cao khả năng lao động, sản xuất, tự tin hơn trong cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp cấp uỷ, chính quyền thuận lợi trong việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Với vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở địa phương, người dân xã Hang Kia, Pà Cò đã hoàn toàn đoạn tuyệt với cây anh túc, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập. Từ năm 2015 đến nay, 2 xã đã vận động thu hồi được 228 khẩu súng tự chế và súng quân dụng, tuyên truyền, vận động được 16/19 đối tượng phạm tội về ma túy có lệnh truy nã ra đầu thú và 36 người đi cai nghiện ma túy, tội phạm, tệ nạn ma túy cùng tập tục tảo hôn từng bước được kiếm chế, nhiều dòng họ đã đồng ý thay đổi tập tục trong làm ma cho người chết.

Kết quả 10 năm thực hiện Đề án số 03 của Tỉnh ủy là cơ sở vững chắc để nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ và Nhân dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4 - 6%/năm; thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt 30 triệu đồng/người. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển toàn diện KT-XH, với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản đạt xã chuẩn nông thôn mới.


Đức Phượng


Các tin khác


Ký sự bản Mông

(HBĐT) - "Tôi có may mắn được đặt chân đến nhiều vùng đất, gặp gỡ nhiều con người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Ở mỗi nơi, cái tình của con người lại được thể hiện bằng những cách khác nhau, nhưng họ đều chung sự chân thành. Và ở bản Mông thuộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) cũng vậy, đã lâu mới quay trở lại, vẫn những con người chân chất, hiền hòa. Bản Mông năm nào nay đã khoác lên mình "chiếc áo” mới của cơ sở hạ tầng khang trang, chất lượng cuộc sống được cải thiện, và hơn thế nữa là sự đoàn kết cộng đồng, tin tưởng vào Đảng, chính quyền của người Mông". Đó là lời tâm huyết từ một sỹ quan quân đội, người con của bản làng, Thiếu tá Hàng A Phứ, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Mai Châu.
Bài 1: "Sinh ra từ làng, phải góp sức cho làng!”

Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Với những giá trị vô cùng đặc sắc, quý giá, nhưng mo Mường đang đứng trước nguy cơ mai một. Tỉnh đã triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này và có những tín hiệu vui trên đường tới di sản văn hóa thế giới.
Bài 2 - Đường tới di sản thế giới

Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Người Mường ở Việt Nam sống tập trung đông nhất tại tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, nơi có 63,3% dân số là dân tộc Mường. Suốt chiều dài lịch sử, người Mường đã sáng tạo, chắt lọc, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc. Trong đó, mo Mường là một hiện tượng văn hóa nổi trội, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc biệt, quý giá, có giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.
Bài 1 - Khẳng định giá trị tiêu biểu, đặc biệt của mo Mường

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Bài 2 - Nâng cao chất lượng đời sống người dân 

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, với 6 dân tộc chủ yếu là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông… trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần đảm bảo ANCT - TTATXH địa phương.
Bài 1: Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Chiêng là "vật báu - hồn thiêng" của cộng đồng người Mường Hòa Bình, tự hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và giờ đây, với cách đưa văn hóa chiêng vào cuộc sống thông qua chất "xúc tác" là âm nhạc, người dân càng thêm quý chiêng, thêm yêu thích, nâng niu những làn điệu chiêng Mường.
Bài 3 -  Sức sống văn hóa chiêng Mường

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục