(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Đề án số 03, ngày 14/1/2010 của Tỉnh ủy "Về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu”, các mục tiêu, yêu cầu của đề án đã trở thành hiện thực. Kết quả đó khẳng định việc xây dựng, triển khai thực hiện đề án của Tỉnh ủy vừa trúng, vừa đúng, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; cấp uỷ, chính quyền địa phương đã kết nối được tổ chức Đảng với Nhân dân, Nhân dân đặt niềm tin vào tổ chức Đảng, tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những lời nói, việc làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bài 1 - Hệ lụy từ ma túy và những hủ tục lạc hậu




Công an huyện Mai Châu và đội ngũ Công an viên xã Hang Kia bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình đảm bảo chủ động trong công tác giữ gìn ANTT trên địa bàn.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt so với các địa phương trong tỉnh, từ xưa, Hang Kia, Pà Cò đã nổi tiếng là vùng cây anh túc. Bởi vậy, trước Cách mạng Tháng Tám, thuốc phiện là một trong những phẩm vật mà người Mông ở Hang Kia, Pà Cò thường xuyên phải cống nạp cho bọn Thống Lý, Phìa Tạo trong vùng. Từ năm 1993 trở về trước, nhựa anh túc là dược liệu được Nhà nước thu mua, theo đó, 2 xã Hang Kia, Pà Cò duy trì diện tích 940 ha cây anh túc (Hang Kia 640 ha, Pà Cò 300 ha), với sản lượng khoảng 1.500 kg nhựa/năm. Ngày 29/1/1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/CP "Về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy”. Một trong những mục tiêu của nghị quyết là "Vận động, thuyết phục đồng bào miền núi dứt khoát thôi trồng cây anh túc, chuyển sang trồng các loại cây khác”. Tuy nhiên, tình trạng tái trồng cây anh túc ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò tiếp tục diễn biến khá phức tạp. Năm 1995, người dân xã Pà Cò đã tái trồng tới 30 ha. Giai đoạn 1996 - 2000, Công an 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã phát hiện, triệt phá hơn 3.000 m2 cây anh túc.

Ông Sùng A Sa ở xóm Pà Cò Con, nguyên là lãnh đạo UBND xã Pà Cò và là một trong những nhân chứng sống của thời kỳ vùng đất Hang Kia, Pà Cò còn là "lãnh địa” của cây anh túc nhớ lại: Từ năm 1993 trở về trước, Hang Kia, Pà Cò là vùng trồng anh túc lớn nhất tỉnh, cái lợi đem lại thì ít, cái xấu đem lại thì nhiều. Thuốc phiện đã đẩy nhiều thanh niên, trai tráng vào vòng nghiện ngập, nương rẫy bị bỏ bê, nhiều gia đình rơi vào cảnh tan cửa, nát nhà. Tệ hại hơn, sau khi xóa bỏ cây anh túc, Hang Kia, Pà Cò lại trở thành điểm "nóng” về tội phạm vận chuyển, buôn bán ma túy, khiến hàng chục đối tượng mang án tử hình và chung thân. Trên vùng đất này, máu của các chiến sỹ phòng, chống ma túy đã phải đổ. Đó là khi lực lượng chức năng tổ chức vây bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Vàng A Khua, tại xóm Hang Kia, xã Hang Kia vào ngày 5/2/2010. Trong quá trình bị vây bắt, biết là không thể trốn thoát, Vàng A Khua đã xả súng làm 3 cán bộ, chiến sỹ công an hy sinh, một số chiến sĩ khác bị thương.

Theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh), từ năm 1997, ở Hang Kia, Pà Cò bắt đầu xuất hiện hoạt động mua, bán trái phép chất ma tuý. Với địa thế gần đường biên, ma tuý được vận chuyển từ nước ngoài vào để đưa vào sâu trong nội địa. Theo đó, có đến 8/13 bản của Hang Kia, Pà Cò là điểm nóng về tội phạm ma túy. Chỉ tính từ tháng 1/1998 - 3/2009, địa bàn 2 xã đã có 10 đối tượng bị kết án tử hình, 24 đối tượng bị kết án tù chung thân, 58 đối tượng bị kết án tù có thời hạn từ 20 năm trở xuống về tội ma tuý.

Theo đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, sau khi rà soát, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò, Thường trực Tỉnh ủy nhận định, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm và tệ nạn ma túy ở 2 xã còn diễn biến phức tạp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn là do công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa sâu, chưa toàn diện; năng lực lãnh đạo, nề nếp, chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy Đảng, nhất là ở chi bộ còn thiếu toàn diện, chưa xác định được nội dung, chương trình trọng tâm, trọng điểm để khắc phục khâu yếu, mặt yếu và những vấn đề phát sinh ở cơ sở. Công tác quản lý, tạo nguồn cán bộ, đảng viên chưa sâu sát, toàn diện. Năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, công tác cải cách hành chính và tiếp dân còn yếu. Trình độ đội ngũ cán bộ không đồng đều. Một bộ phận cán bộ trình độ năng lực yếu, phương pháp, tác phong chưa đáp ứng yêu cầu. Việc quy hoạch, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng hẫng hụt cán bộ cả về số lượng, chất lượng. Chất lượng hoạt động của các tổ chức CT-XH thấp, chưa sát với thực tiễn ở cơ sở. Do điều kiện địa lý tự nhiên, kết cấu hạ tầng KT-XH yếu, nên đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Đội ngũ cán bộ còn có tâm lý nể nang, ngại va chạm, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý và hoạt động của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức CT-XH. Những vấn đề đó rất dễ trở thành những yếu tố để các thế lực thù địch và đối tượng xấu lợi dụng chống phá từ cơ sở, làm cho ANCT - TTATXH ở 2 xã chứa đựng những yếu tố gây mất ổn định, trở thành lực cản trong phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân. Vì vậy, việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án số 03 là hết sức cần thiết và cấp bách.

Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia Khà A Váu chia sẻ: Vì ma tuý mà có thời kỳ người dân đã mất niềm tin vào sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Bởi lẽ, không chỉ con em, người thân mà ngay cả một số cán bộ, đảng viên ở 2 xã cũng tham gia mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Thời điểm năm 2009, 2 xã Hang Kia, Pà Cò còn nhiều khó khăn về kinh tế so với mặt bằng chung của tỉnh. Thu nhập bình quân mới chỉ đạt 3,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao (xã Pà Cò 39%, xã Hang Kia 38%). Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến, song hiệu quả vẫn thấp. Đặc biệt, năm 2009 có 36 hộ tái trồng cây anh túc với diện tích 1.594 m2. Bên cạnh đó, tình trạng tranh chấp đất đai giữa một số xóm của 2 xã với xã Lóng Luông - huyện Vân Hồ, xã Mường Ẳng, huyện Mộc Châu (Sơn La) nhiều năm chưa được giải quyết. Kết cấu hạ tầng KT-XH còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ phủ sóng PT-TH và viễn thông thấp. Nước sinh hoạt thiếu trầm trọng, công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng hạn chế. Số người tái mù chữ, nhất là phụ nữ có xu hướng tăng. Tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm và tệ nạn ma túy, 2 xã có tới 92 đối tượng truy nã, 65 người nghiện ma túy. Nạn tảo hôn, một số hoạt động mê tín, dị đoan mang màu sắc tà đạo không phù hợp với phong tục, tập quán của người Mông vẫn diễn ra (cả 2 xã có 26 cặp tảo hôn)… Thực trạng đó dẫn đến tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn.

(Còn nữa) 

Đức Phượng


Các tin khác


Mo Mường Hòa Bình hướng tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Người Mường ở Việt Nam sống tập trung đông nhất tại tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, nơi có 63,3% dân số là dân tộc Mường. Suốt chiều dài lịch sử, người Mường đã sáng tạo, chắt lọc, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc. Trong đó, mo Mường là một hiện tượng văn hóa nổi trội, di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc biệt, quý giá, có giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc.
Bài 1 - Khẳng định giá trị tiêu biểu, đặc biệt của mo Mường

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Chất lượng cuộc sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, xuất hiện ngày càng nhiều hộ làm kinh tế giỏi. Tuy nhiên, để vùng đồng bào DTTS phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách với vùng thuận lợi, thì cả hệ thống chính trị cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững tại các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Bài 2 - Nâng cao chất lượng đời sống người dân 

Bức tranh cuộc sống mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có dân số trên 83 vạn người, với 6 dân tộc chủ yếu là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông… trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,31%. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quan tâm, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, tỉnh đã có nhiều giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào DTTS, thúc đẩy KT - XH phát triển, góp phần đảm bảo ANCT - TTATXH địa phương.
Bài 1: Ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Chiêng là "vật báu - hồn thiêng" của cộng đồng người Mường Hòa Bình, tự hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và giờ đây, với cách đưa văn hóa chiêng vào cuộc sống thông qua chất "xúc tác" là âm nhạc, người dân càng thêm quý chiêng, thêm yêu thích, nâng niu những làn điệu chiêng Mường.
Bài 3 -  Sức sống văn hóa chiêng Mường

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình, bởi đây là những nét văn hóa đặc sắc đầu tiên của tỉnh được công nhận. Từ việc đứng trước nguy cơ mai một, giờ đây, chiêng Mường đã có một chỗ đứng xứng đáng. Trân trọng vốn quý văn hóa cha ông để lại, những người con xứ Mường hôm nay bằng tất cả tình yêu văn hóa Mường đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để khẳng định chỗ đứng cho chiêng Mường.
Bài 2 - Để chiêng Mường xứng tầm di sản văn hóa

Hành trình gìn giữ "vật báu - hồn thiêng" đất Mường

(HBĐT) - Với người Mường Hòa Bình, chiêng giữ vị trí đặc biệt linh thiêng. Chiêng có mặt mọi lúc, mọi nơi, trong lễ nghi, tín ngưỡng và suốt cuộc đời của mỗi người. Hội nào thiếu tiếng chiêng, hội đó không to. Tết nào vắng tiếng chiêng, Tết đấy không sung túc. Ngày vui đôi lứa mà không có cồng chiêng, ngày cưới mất vui. Người về với tổ tiên, ông bà có chiêng đưa tiễn... 
Bài 1 - Thăng trầm chiêng Mường

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục