(HBĐT) - Cán bộ và Nhân dân quê hương Mường Động (Kim Bôi) đang triển khai những hành động cụ thể, huy động tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề về quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư khai thác tốt lợi thế, phát triển theo định hướng du lịch chất lượng cao, phát triển nông nghiệp gắn kết với thị trường, cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống người dân.
Một góc khu du lịch tiêu chuẩn 5 sao của Công ty cổ phần Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC.
Những năm 2000 trở về trước, có lẽ ngoài thị trấn Bo, khu vực Thanh Hà (hiện là thị trấn Ba Hàng Đồi - Lạc Thủy) ra còn lại hầu như tất cả các xóm, bản ở vùng quê này đều ở trong tình trạng khó khăn triền miên, giao thông cách trở, rừng núi hoang vu, dân cư thưa thớt. Đường dốc Chồng Mâm quanh có khuất nẻo, dài hun hút đến nhọc lòng. Nuông Dăm, Cuối Hạ đi mãi chẳng tới, cất được ngôi nhà, lo cái ăn, người dân phải làm lụng vất vả, nuôi trồng, làm than đằng đẵng. Thung Rếch - nơi đón dân vùng hồ vẫn chưa ổn định được cuộc sống. Bản người Dao Đằng Long xa lắc xa lơ, mãi sau này mới có điện thắp sáng thay đèn dầu…
Kim Bôi là huyện dân đông và là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Thời khó khăn năm xưa giờ đã là những ký ức đẹp và buồn. Vùng đất Mường Động đang chuyển động trong trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, trong từng nếp nhà, bản làng, thôn quê để bứt phá vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn.
Chúng tôi cảm nhận sự đổi thay rõ rệt ở vùng đất này khi trở lại thăm Kim Bôi vào những ngày tháng 5 lịch sử. Những nghèo khó đã lùi vào dĩ vãng. Một màu xanh no ấm của cây trái đơm hoa trải khắp các bản làng, thôn quê, lan tỏa vào mỗi gia đình, trong ánh mắt người già, con trẻ. Kết cấu hạ tầng trường học, trạm y tế, đường giao thông, công trình thủy lợi tiếp tục được đầu tư hỗ trợ sản xuất, cải thiện đời sống dân sinh. Vùng Thung Rếch (xã Tú Sơn) đã có cuộc sống ấm no, trở thành niềm mơ ước của nhiều vùng thuận lợi. Các xã dọc tuyến đường 12B như phố trong làng, nông dân miệt mài vun xới, chăm sóc cây trồng, không cho đất nghỉ. Thị trấn Bo được mở rộng, đường sá, đèn điện, vỉa hè được đầu tư khoáng đạt, văn minh hơn. Tiềm năng du lịch, nông nghiệp bước đầu khai thác hiệu quả. Du lịch của huyện đang là tâm điểm của các dự án lớn. Đối với nông nghiệp hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa trồng bí đỏ, mướp đắng lấy hạt, trồng cây có múi, vùng cây ăn quả theo hướng liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, hợp tác xã mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha.
Nhiệm kỳ đại hội lần thứ XXII là một nhiệm kỳ thành công của Đảng bộ huyện Kim Bôi với việc nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/16 chỉ tiêu chủ yếu nghị quyết đại hội. Trong điều kiện khó khăn, huyện chỉ đạo tốt sắp xếp đơn vị hành chính gắn với cơ cấu nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ chủ chốt. Huyện tiếp tục khẳng định là đơn vị có nhiều cách làm mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới. Đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên. Lĩnh vực du lịch, đô thị, văn hóa - xã hội, QP - AN có được những kết quả nổi bật. Kim Bôi đang đứng trước cơ hội rất lớn để bứt phá vươn lên mạnh mẽ. Là vùng đất sở hữu cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình, mộng mơ, tươi đẹp, bản sắc văn hóa đậm đà, có nguồn nước được coi là vàng trắng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. Huyện được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch, đô thị sinh thái của tỉnh. Tỉnh đang phối hợp với các ngành chức năng quyết tâm thực hiện tuyến đường nối từ đường Hòa Lạc qua TP Hòa Bình về trung tâm du lịch huyện Kim Bôi, quy mô dự kiến dài 32 km, rộng 27 m, khi hoàn thành thời gian từ Hà Nội đến huyện chỉ khoảng 1 giờ xe chạy, mở ra cơ hội rất lớn để du lịch vùng đất "chén vàng" Mường Động cất cánh. Cùng với đó là nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác cũng đang khởi động, tạo động lực cho huyện phát triển mạnh mẽ.
Theo đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, đây là những cơ hội rất lớn để huyện phát triển, song cũng đặt ra vấn đề phải hiện thực hóa tiềm năng, lợi thế thành những sản phẩm cụ thể, có thương hiệu của Kim Bôi. Tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, các ngành chức năng, huyện đang triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. Mường Động đang "nóng” lên khi được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, khảo sát triển khai các dự án đầu tư du lịch chất lượng cao. Thị trấn Bo đã quy hoạch, có tổng diện tích khoảng 6.000 ha, cùng với đó, huyện đầu tư tuyến đường nội thị khoảng 6,9 km, tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, góp phần quan trọng khai thác nguồn lực từ đấu giá đất, phát triển đô thị trung tâm. Từ quy hoạch này đã tạo hiệu ứng cho nhiều nhà đầu tư nghiên cứu triển khai dự án. Đặc biệt, vùng đất Kim Bôi đã có sự góp phần của các Tập đoàn Vingroup, Sun Group và nhiều doanh nghiệp lớn nghiên cứu, khảo sát lĩnh vực du lịch sinh thái, đô thị. Công ty cổ phần Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC đang mua toàn bộ dự án của một doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng không triển khai, để thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo, đây được coi là mảnh đất vàng để phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng đẳng cấp. Tập đoàn Sun Group cũng đang khảo sát nghiên cứu dự án quần thể du lịch văn hóa, dịch vụ nghỉ dưỡng tại huyện Lạc Sơn và huyện Kim Bôi...
Huyện đang phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH, quản lý theo quy hoạch, tăng cường phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, nhà đầu có năng lực nghiên cứu, triển khai dự án lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, tạo sự bứt phá cho quê hương Mường Động.
Lê Chung
(HBĐT) - Đến năm 2000, nhờ ánh sáng Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, ngành, mo Mường dần được khôi phục và được công nhận. Kể từ đó, những lời mo, áng mo có cơ hội nâng tầm và phát triển.
Bài 2 - Để mo Mường xứng tầm di sản
(HBĐT) - Cùng với tiếng chiêng, mo Mường luôn giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Mường Hoà Bình. Mo gắn liền với cuộc đời con người từ khi sinh ra cho đến khi sang thế giới bên kia. Người Mường sinh ra có lời mo mụ để báo cáo với bà mụ và xin mụ độ trì cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn; mo hai bát cơm để người đi học, đi làm xa lên đường thuận lợi, gặp nhiều may mắn; mo thanh minh hàng năm cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, làm ăn phát tài phát lộc; mo ma đưa linh hồn người đã khuất về với Mường trời…
Bài 1: Những nốt trầm của "bản nhạc” mo Mường
(HBĐT) - Với những giải pháp, cách làm cụ thể, sáng tạo, linh hoạt, những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh thực sự đi vào nề nếp, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Từ đó xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu với cách làm hay, việc làm tốt, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, KT-XH đã đề ra.
(HBĐT) - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các chi, Đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các chương trình hành động đề ra gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, tham gia phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Yên Thủy giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá cố định năm 2010) đạt 7,84%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người tăng 69,05%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,9%. Huyện đạt 5/10 xã nông thôn mới (NTM).
Bài 2 - Hiệu quả thiết thực từ việc học và làm theo Bác Hồ
(HBĐT) - Nhận thức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, xác định là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, ngay sau khi Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được ban hành, BTV Huyện ủy Yên Thủy đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 45-KH/HU, ngày 13/9/2016 về thực hiện Chỉ thị số 05. Huyện đã tổ chức học tập, quán triệt trong toàn Đảng bộ; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo Bác, trong đó chú trọng lựa chọn nội dung phù hợp, sát tình hình thực tế để đưa việc học tập, làm theo Bác trở thành nhiệm vụ thường xuyên; giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống người dân, dư luận Nhân dân quan tâm…
Bài 1 - Quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo
(HBĐT) - Sau 2 năm tiến hành khảo sát, tổ chức hội thảo khoa học lịch sử, đầu năm 2019, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) đã tổ chức lễ đón nhận bằng di tích "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 - 1910” của UBND tỉnh và kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa. Được biết, hiện TP Hòa Bình đã có kế hoạch đầu tư nhằm tôn tạo các điểm nhấn của "khu căn cứ” nói trên như: Khu mộ hai cụ Tổng Kiêm - Đốc Bang, nơi nghĩa quân tế cờ, chỉ dẫn khu căn cứ và chuẩn bị cho hội thảo khoa học lịch sử lần thứ hai, tiến tới đề nghị Nhà nước công nhận khu di tích là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.