Xác định các dự án trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội , Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; phân công trách nhiệm cụ thể cho thành viên, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức họp theo chuyên đề từng dự án, nhóm dự án; rà soát giải quyết những vấn đề về giải phóng mặt bằng, tái định cư (GPMB, TĐC), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.


Xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và đã cơ bản bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án đường liên kết vùng trên địa bàn.

Phân công nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh nhiều lần nhấn mạnh các dự án trọng điểm có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong chuyển đổi đất lúa, đất rừng, thủ tục liên quan đến GPMB. Tuy nhiên, tiến độ triển khai một số dự án chậm so với yêu cầu. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt. Làm việc với các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ khó khăn cho từng dự án, thành lập tổ công tác tác hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hỗ trợ GPMB theo quan điểm chính quyền đồng hành hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vì sự phát triển chung. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh tập trung chỉ đạo cụ thể giải quyết những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng khu tái định cư; tiến độ chuyển đổi đất rừng, đất lúa, thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định. Đối với các dự án ngoài ngân sách Nhà nước, các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp hỗ trợ tối đa cho các chủ đầu tư khởi công, đẩy nhanh tiến độ các dự án theo kế hoạch. Quá trình thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Việc chỉ đạo các dự án là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; MTTQ các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận của người dân ủng hộ chủ trương đầu tư triển khai các dự án. Đây cũng là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu.

Ban chỉ đạo cũng phân công các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp đi kiểm tra tiến độ và chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho từng dự án; yêu cầu đồng chí Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm GPMB. Kiểm tra các dự án trọng điểm tại các địa phương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi tăng cường chỉ đạo hoàn thành GPMB 2 dự án trọng điểm là đường liên kết vùng và khu đô thị sinh thái, cáp treo tại các xã Kim Bôi, Cuối Hạ; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc tập trung chỉ đạo công tác GPMB dự án cao tốc Hòa Bình- Mộc Châu...

Những kết quả ban đầu

Nhiều lần các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy sốt ruột vì tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm không chuyển biến nhiều, có thời điểm "dậm chân tại chỗ". Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long nhiều lần chia sẻ cần phải thay đổi tư duy với quan điểm rõ ràng là phải chăm sóc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đã có, tìm cách giữ được "chim đậu”, không để tuột mất cơ hội phá triển của tỉnh. Thực tế trong chỉ đạo các dự án trọng điểm có những lúc đến gay gắt nhưng tất cả vì việc chung; có sự thống nhất trong trong Thường trực Tỉnh ủy, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho lãnh đạo thường xuyên cập nhật tình hình khó khăn, vướng mắc của từng dự án để chỉ đạo đôn đốc. Mục tiêu cuối cùng là hấp thu và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Trung ương, nguồn lực của doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc vì sự phát triển của tỉnh. Tại các cuộc họp của Ban chỉ đạo hay các cuộc kiểm tra thực tế, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi bản đồ kế hoạch, nắm bắt khung thời gian các công việc phải triển khai từng dự án, yêu cầu có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhiều khi truy vấn đến cùng những nguyên nhân chủ quan trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong phối hợp chỉ đạo, hỗ trợ các dự án trọng điểm.

Thời gian qua, ghi nhận sự chuyển động của hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước trong phối hợp chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh. Những biểu hiện làm việc cầm chừng nghe ngóng của không ít cán bộ, công chức dần được loại bỏ. Tiến độ giải quyết những khó khăn, vướng mức của từng công đoạn các dự án cũng được cải thiện. Năm 2024 là năm có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo các dự án trọng điểm. Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh đã chỉ đạo đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư, đơn vị liên quan tăng cường trách nhiệm, phối hợp đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng khu tái định cư; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi đất rừng, đất lúa, thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định; xây dựng kế hoạch chi tiết tháo gỡ khó khăn cho từng việc, từng dự án để tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiến độ giải ngân, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá cán bộ, công chức, người đứng đầu…

Lần đầu tiên những vấn đề liên quan đến thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng, môi trường thuộc thẩm quyền địa phương được triển khẩn trương đến vậy, cho thấy sự chuyển động của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, triển khai các dự án trọng điểm. Những khó khăn về thủ tục đầu tư xây dựng, đất đắp, chuyển đổi đất lúa, đất rừng từng bước được giải quyết. Tỉnh đã khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; dự án đường liên kết vùng cũng đang được tích cực triển khai; khởi công công dự án cáp treo Hương Bình - Lạc Thủy; khởi công dự án 200 triệu USD của Tập đoàn Meiko…

Đồng chí Nguyễn Hoàng Thư, Bí thư Huyện ủy Kim Bôi cho biết: Cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên, người có uy tín, huyện Kim Bôi đã phối hợp với chủ đầu tư triển khai 2 dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn. Đối với dự án đường liên kết vùng đã bàn giao cho chủ đầu tư 10,52 km/16,3 km để tổ chức thi công; dự án quần thể khu đô thị sinh thái Kim Bôi - Cuối Hạ, người dân cơ bản đồng thuận, đang tiến hành kiểm kê và thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng các khu dân cư, trường học, các thủ tục chuyển đổi đất để triển khai phương án GPMB, bàn giao cho chủ đầu tư khởi công theo kế hoạch.
(Còn nữa)

Lê Chung

Các tin khác


Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 5 - Tháo gỡ rào cản, tạo động lực để văn hoá Hoà Bình “cất cánh”

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời đại công nghệ 4.0, quá trình phát triển, đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào các dân tộc cả mặt tích cực, tiêu cực; nhiều giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một trở thành thách thức đối với quá trình xây dựng văn hóa, con người Hòa Bình trong giai đoạn mới.

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 4 - Tôn vinh giá trị văn hóa Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình"

Chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh, trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian…, đặc biệt là mo Mường. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Cùng với đó, nền "Văn hoá Hoà Bình” cũng là một di sản quý giá không chỉ đối với tỉnh mà của đất nước và nhân loại, cần được tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị mang tầm thế giới.

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 3 - Xây dựng “bảo tàng sống” trong cộng đồng để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được tỉnh Hoà Bình quan tâm thực hiện. Điểm mới tỉnh hướng tới là xây dựng "bảo tàng sống” trong mỗi cộng đồng dân cư các dân tộc, phát huy sức mạnh nội sinh để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá.

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 2 - Hướng đến phát triển toàn diện con người Hòa Bình về đức - trí - thể - mỹ

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình không ngừng chăm lo, tạo điều kiện để người dân phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Trong đó, thường xuyên bồi dưỡng, đề cao tinh thần yêu nước, tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, ý thức, nghĩa vụ công dân, thượng tôn pháp luật của mỗi công dân, nhất là đối với thế hệ trẻ; phát huy những giá trị chuẩn mực, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Khởi công cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu: Mở ra cơ hội và không gian phát triển mới

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có chiều dài khoảng 34 km; tổng mức đầu tư 9.997 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2028. Giải phóng mặt bằng giai đoạn hoàn thiện quy mô 4 làn xe có tổng diện tích khoảng 354,37 ha.

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 1 - Ưu tiên, dành nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn…”. Quan điểm của đồng chí cố Tổng Bí thư là "kim chỉ nam" định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Quan điểm ấy đã và đang tiếp thêm động lực để tỉnh Hòa Bình nỗ lực, với quyết tâm và khát vọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục