Hơn 20 năm làm trưởng xóm, rồi bí thư chi bộ, già làng Triệu Lục Liên được ví như "cây cao, bóng cả” trong cộng đồng người Dao bản Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Ông không chỉ là người "nói dân nghe, làm dân theo”, mà còn là cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân.




Già làng Triệu Lục Liên, người có uy tín tại bản Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) có nhiều đóng góp tích cực trong công tác dân tộc.

Mùa thu tháng 10, bản vùng cao Bà Rà như một bức tranh đa sắc. Nắng rót mật trên những ruộng ngô đang vào mùa thu hoạch. Xa xa những ngôi nhà xây khang trang với ngói đỏ, tường vàng tựa lưng vào núi, mở hướng nhìn ra những chân ruộng bậc thang xanh mướt mang đến cảm giác về một vùng quê yên bình, trù phú. Bản Dao Bà Rà có hơn 100 hộ, đến nay vẫn còn gần 20 hộ thuộc diện hộ nghèo. Tuy vậy, đi khắp các con đường dọc bản, thật khó để bắt gặp những ngôi nhà tạm, gần như 100% hộ dân ở đây đều đã xây dựng được nhà khang trang.

Anh Lý Sinh Thế, Trưởng bản Bà Rà đồng tình với nhận định bản vùng cao đang đổi thay từng ngày. Và có một điều anh không chỉ đồng tình mà còn vô cùng tâm đắc: Sự đổi thay đó có công rất lớn của già Triệu Lục Liên – người hơn 20 năm làm Trưởng bản và Bí thư chi bộ bản Bà Rà, từ năm  1997 đến năm 2022. 

Cùng anh Lý Sinh Thế chúng tôi đến thăm già làng Triệu Lục Liên. Già Liên sống trong một ngôi nhà xây khang trang, sạch sẽ, có tường bao và cổng trang trí đậm phong cách bản địa. Già Liên cho biết: Việc dọn dẹp nhà cửa phong quang, sạch sẽ từ lâu đã được đưa vào quy ước của bản. Không những vậy, đường giao thông của bản cũng được người dân định kỳ quét dọn, tu sửa và điều này cũng nằm trong quy ước của bản nhằm xây dựng nông thôn mới. Cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào quy ước, hương ước của bản chính là cách mà già Liên đã thực hiện từ nhiều năm nay nhằm tuyên truyền, vận động người dân. 

Cùng với việc đưa vào quy ước, thông báo cụ thể đến từng người dân nắm rõ, điều khiến già Liên trở thành người "nói dân tin" là bởi già có cách nói rất đặc biệt - nói đi đôi với làm. Anh Lý Sinh Thế, Trưởng bản Bà Rà kể: Trước đây, Bà Rà là bản vô cùng khó khăn, lạc hậu. Nguyên nhân là đường giao thông lên bản không có, gần như biệt lập với bên ngoài. Năm 2019, được sự hỗ trợ của Nhà nước xây dựng đường giao thông lên bản, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, già Liên đã quyết định vận động nhân dân thu sản phẩm để gây quỹ cho bản, rồi san đất làm đường vào bản. Ngày khởi công, già Liên cũng trực tiếp đi đào đường, san đất như tất cả các thanh niên khác trong bản. Có đường, ô tô lên được tận bản, nông sản của bà con được giá, măng trở thành hàng hóa, rồi cây ngô lai cũng được đưa về. Từ con đường đầu tiên ấy, nhận thấy lợi ích kinh tế mang lại cho dân, già Liên tiếp tục vận động nhân dân mở các tuyến đường sang xóm Bặc Rặc, xã Tân Thành - nay là xã Cao Dương (Lương Sơn). Từ đó, con đường để các loại nông sản của bản đến với vùng Mỹ Đức, Hà Nội được rút ngắn hơn. Nhiều hộ đã mang thuốc nam, nông sản bản địa ra Hà Nội bán. Nhiều hộ không có ruộng cũng đã ra Mỹ Đức nhận ruộng để cấy. Kinh tế nhờ vậy có nhiều khởi sắc. 



Đời sống người dân bản Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim bôi) ngày càng đổi thay nhờ giao thông kết nối.

Nhớ lại những ngày vận động cả bản đi đào đường, đổ bê tông làm đường mới, già Liên tâm sự: Mình đã giải thích cho bà con lợi ích kinh tế của những con đường; đầu tiên là con em đi học không vất vả; thầy, cô giáo đến trường thuận lợi và kinh tế cũng khấm khá lên. Vậy là bà con đồng thuận. Sự đồng thuận ấy cũng giúp nhiều dự án triển khai ở Bà Rà. Đó là tuyến đường giao thông liên xóm hơn 1,4 km từ nguồn vốn chương trình nông thôn mới; nhiều hộ đã hiến đất, góp công để làm đường. Những công trình chi trường, nhà văn hóa cũng được xây dựng với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. 

Hiện nay, dù không còn làm bí thư chi bộ nhưng già Liên vẫn luôn nhiệt huyết với các hoạt động của bản. Già thường xuyên hỗ trợ trưởng bản trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Với những đóng góp tích cực, già Liên đã vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.  



Đ.H

Các tin khác


Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 1: Giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm nhìn từ huyện Kim Bôi

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh giao nhiệm vụ cho Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng (GPMB). Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi tăng cường chỉ đạo hoàn thành GPMB 2 dự án trọng điểm là đường liên kết vùng và dự án đô thị sinh thái, cáp treo xã Kim Bôi - Cuối Hạ. Tinh thần quyết liệt đạo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các dự án trọng điểm đã tạo ra sự chuyển động tích cực tại các cấp, ngành và địa phương, đặt biệt trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Động lực cho người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt lên nghịch cảnh: Bài 2 - Điểm tựa của người khuyết tật, trẻ mồ côi

Những năm qua, cùng với hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi (NTT&TMC) tỉnh đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, chung tay bảo trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT), trẻ mồ côi (TMC) trong các tổ chức, cá nhân. Đó là nguồn động viên thiết thực để những người yếu thế vượt khó, thi đua lao động, sản xuất, học tập và công tác xã hội, tích cực tham gia phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ.

Động lực cho người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt lên nghịch cảnh

Trải qua khó khăn, trở ngại, bỏ lại đằng sau sự mặc cảm, tự ti, nhiều người khuyết tật (NKT) mạnh mẽ vươn lên, nhiều trẻ mồ côi (TMC) nỗ lực học tập để có một tương lai tốt đẹp. Bên cạnh ý chí của bản thân NTK, TMC, tinh thần trợ giúp và vòng tay yêu thương của cộng đồng chính là động lực cho NKT, TMC phát huy hết khả năng và sống hòa nhập. 

 Bài 1 - Lan tỏa nghị lực sống

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 5 - Tháo gỡ rào cản, tạo động lực để văn hoá Hoà Bình “cất cánh”

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời đại công nghệ 4.0, quá trình phát triển, đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của đồng bào các dân tộc cả mặt tích cực, tiêu cực; nhiều giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một trở thành thách thức đối với quá trình xây dựng văn hóa, con người Hòa Bình trong giai đoạn mới.

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 4 - Tôn vinh giá trị văn hóa Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình"

Chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh, trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian…, đặc biệt là mo Mường. Di sản văn hoá của người Mường Hòa Bình là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Cùng với đó, nền "Văn hoá Hoà Bình” cũng là một di sản quý giá không chỉ đối với tỉnh mà của đất nước và nhân loại, cần được tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị mang tầm thế giới.

Định vị giá trị văn hóa, con người Hòa Bình: Bài 3 - Xây dựng “bảo tàng sống” trong cộng đồng để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được tỉnh Hoà Bình quan tâm thực hiện. Điểm mới tỉnh hướng tới là xây dựng "bảo tàng sống” trong mỗi cộng đồng dân cư các dân tộc, phát huy sức mạnh nội sinh để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục