Bài 5 - Xin đừng "đầu độc” Đà Giang
Làm sạch lòng hồ Hòa Bình không phải là việc mỗi ngày một ai đó cần mẫn đi nhặt từng mảnh chai lọ, túi nilon, mà việc làm sạch dòng sông phải được thực hiện từ ý thức của mỗi người. Về chính sách, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế bảo vệ môi trường (BVMT), bảo vệ an ninh nguồn nước phù hợp, đầy đủ. Tuy nhiên, để Đà giang mãi xanh thì cần lắm sự chung tay, góp sức của mỗi người dân...
Người dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thu gom rác thải nhựa để không bị trôi xuống lòng hồ Hòa Bình.
Thiếu kinh phí hay thiếu ý thức?
Theo thống kê, tỉnh Sơn La có khoảng 320 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp (SXNN). Hàng năm, toàn tỉnh sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Cùng với đó là khoảng 15 - 20 tấn vỏ bao gói thuốc BVTV, trong số đó có một lượng không nhỏ vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bị thải ra môi trường theo dòng sông, suối đổ về lòng hồ Hòa Bình.
Ở Hòa Bình, cũng tương tự như các địa phương tiếp giáp với lòng hồ thuộc tỉnh Sơn La, toàn huyện Đà Bắc - huyện có nhiều xã tiếp giáp với lòng hồ Hòa Bình nhất - hiện có trên 11 nghìn ha đất SXNN. Hàng năm sử dụng khoảng 30 tấn thuốc BVTV các loại, phát sinh khoảng trên 3 tấn vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, kèm theo đó là lượng thuốc BVTV còn tồn dư trong bao bì dễ khuếch tán vào không khí hoặc thẩm thấu vào đất, nguồn nước nếu không được thu gom, xử lý. Trong điều kiện đó, cũng như Sơn La, các địa phương của tỉnh Hòa Bình vẫn thiếu nơi thu gom, bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Theo ước tính, lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 15% so với lượng thải ra. Như vậy, hàng năm vẫn còn lượng rất lớn bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tồn đọng trên đồng ruộng, lẫn trong đất, trong nguồn nước chưa được thu gom.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh Hòa Bình: Trong nông nghiệp, người ta ước tính khi phun thuốc BVTV thì 50% bám trên lá, 50% rơi xuống đất và ngấm xuống nước. Với tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong SXNN của một bộ phận người dân khu vực lòng hồ Hòa Bình những năm qua, chúng ta chưa có những nghiên cứu, đánh giá thực tiễn để xác định dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng như thế nào đến lòng hồ Hòa Bình, nhưng từ thực tế không ai có thể dám chắc lòng hồ Hòa Bình sẽ không bị ảnh hưởng.
Liên quan đến vấn đề này, đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Mặc dù UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, ban hành và triển khai thực hiện Đề án thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV và chất thải nhựa trong SXNN trên địa bàn huyện từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, kết quả đạt được rất hạn chế. Nguyên nhân do thiếu kinh phí thu gom, xử lý và nhất là ý thức của một bộ phận người dân chưa nghiêm túc trong việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định.
Trên thực tế, ở nhiều địa phương tiếp giáp với lòng hồ Hòa Bình thuộc 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La, cấp ủy, chính quyền và người dân nhận thức rõ những mối nguy hại từ thuốc BVTV và vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Từ đó đã có những biện pháp giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Nhiều nơi từng là điểm nóng trong sử dụng thuốc diệt cỏ, lạm dụng thuốc BVTV nay đã trở thành điểm sáng trong việc nói không với thuốc diệt cỏ, tuân thủ nguyên tắc "4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV; đưa vào quy ước, hương ước của thôn, xóm những quy định nghiêm ngặt về sử dụng thuốc BVTV và việc thu gom bao gói thuốc BVTV, như các bản: Năm Cốc (xã Bắc Ngà), Nà Giòn (xã Chiềng Sại), Sặt Việt, Chim Vàng (xã Tạ Khoa), huyện Bắc Yên (Sơn La); hay các xã: Cao Sơn, Đồng Chum, Mường Chiềng, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã có nhiều cách làm hay trong thu gom, tái sử dụng rác thải nhựa và quy định nghiêm ngặt về sử dụng thuốc BVTV, thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
Bên cạnh những điểm sáng đó vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân chưa tuân thủ các nguyên tắc trong sử dụng thuốc BVTV, vứt vỏ bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng ra môi trường. Như ở xã Yên Hòa (Đà Bắc), theo đồng chí Lường Văn Xứng, Chủ tịch UBND xã: Chính quyền địa phương thường xuyên nhắc nhở người dân về việc tuân thủ các nguyên tắc trong sử dụng thuốc BVTV, sau khi sử dụng phải thu gom bao gói đúng quy định. Tuy vậy, vẫn còn tình trạng người dân lạm dụng thuốc BVTV nguy hại như thuốc diệt cỏ trong sản xuất. Đáng nói hơn, sau khi sử dụng có người còn vứt vỏ bao gói bừa bãi ra mương máng, nguồn nước. Số vỏ bao gói này sau đó đều trôi ra sông...
Mỗi hành động nhỏsẽ mang lại lợi ích lớn
Theo GS,TS Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội: Làm sạch lòng hồ Hòa Bình không phải là việc mỗi ngày một ai đó cần mẫn đi nhặt từng mảnh chai lọ, túi nilon, mà việc làm sạch dòng sông phải được thực hiện từ trong ý thức của mỗi người dân...
Để hình thành ý thức BVMT cho học sinh, những năm qua, các thầy, cô giáo ở xã vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc) - địa bàn tiếp giáp với lòng hồ Hòa Bình - đã đóng góp một phần công sức nhỏ bé khi đưa vấn đề này vào nội dung giảng dạy trong các tiết học ngoại khóa. Các thầy, cô đã vận động phụ huynh và học sinh trên đường đến trường thấy các loại chai lọ, rác thải nhựa vứt bỏ ngoài môi trường thì nhặt mang đến trường. Với việc làm đó, mỗi năm các nhà trường không chỉ thu gom được hàng nghìn chai lọ, rác thải nhựa ngoài môi trường, mà còn từng bước hình thành ý thức tự giác BVMT của học sinh và các bậc phụ huynh. Cô giáo Mùi Thị Hào, giáo viên chi Trường Mầm non xóm Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng chia sẻ: Sau khi thu gom các chai lọ nhựa, chúng tôi sử dụng làm các vật dụng trang trí và đồ chơi cho học sinh. Nhiều loại đồ chơi, đồ dùng dạy học, thậm chí là bồn hoa của trường được làm từ các loại chai lọ nhựa bỏ đi do học sinh và phụ huynh mang đến...
Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết: Theo quan điểm cá nhân tôi, ngoài biện pháp tuyên truyền, vận động người dân cần vận động già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư về việc thu gom rác thải nhựa nói chung, rác thải là vỏ bao gói thuốc BVTV nói riêng. Thêm nữa, chúng ta cần phải có cơ chế bắt buộc để người sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cũng phải có trách nhiệm và gánh vác cùng với Nhà nước, cộng đồng trong việc thu gom, tiêu hủy rác thải là bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng. Hiện nay, trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải từ thuốc BVTV vẫn đặt lên vai Nhà nước và cộng đồng, chưa có cơ chế để các công ty sản xuất, kinh doanh cùng chịu trách nhiệm với Nhà nước trong vấn đề này. Bên cạnh đó, cần yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm nông nghiệp mà quá trình sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường khi được thu mua, tiêu thụ phải tuân thủ quy trình VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn an toàn, thực hành nông nghiệp tốt khác. Đối với lòng hồ Hòa Bình là thượng nguồn quan trọng, nơi gìn giữ nguồn nước của Thủ đô và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đồng bằng sông Hồng. Theo tôi, cần có sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ những yếu tố gây hại, trong đó có rác thải nhựa và rác thải là vỏ bao gói thuốc BVTV. Rất mong vấn đề này được cả tỉnh Hòa Bình, tỉnh Sơn La và các cấp, ngành Trung ương quan tâm sâu sát.
Đề cập đến vấn đề này, đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình nêu quan điểm: Theo quy định hiện hành, việc tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng thuộc trách nhiệm của ngành NN&PTNT, còn việc tổ chức vận chuyển, tiêu hủy thuộc trách nhiệm của ngành Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm về tham mưu, tổ chức thực hiện của 2 ngành thì công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của chính quyền cơ sở, các địa phương đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó là vai trò, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động người sản xuất thực hiện đúng quy định. Khó có thể khẳng định vấn đề nhận thức hay vấn đề kinh phí sẽ đóng vai trò cốt lõi đối với công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, mà cần tổng thể cả hai vấn đề này. Theo tôi, trong vấn đề này rất cần có sự chung tay, góp sức của mỗi người dân. Bởi, chỉ cần một hành động nhỏ cũng sẽ mang lại những lợi ích lớn trong việc BVMT nói chung và môi trường lòng hồ Hòa Bình nói riêng một cách bền vững.
Mạnh Hùng
Trẻ em cần được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, nơi mà tình yêu thương và sự chăm sóc là hành trang không thể thiếu trên con đường trưởng thành. Tuy nhiên, có những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình cha, tình mẹ. Chương trình "Mẹ đỡ đầu" ra đời đã mang lại vòng tay yêu thương, giúp những em nhỏ mồ côi cảm nhận được sự quan tâm, che chở từ cộng đồng. Đây là một chương trình nhân văn sâu sắc, gieo mầm hy vọng cho tương lai của các em.
Bài 1 - "Sông mẹ” mênh mông là rác
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với tổng chiều dài 910km. Đoạn thượng nguồn ở Trung Quốc có tên gọi Lý Tiên Giang; sông Đà chảy vào Việt Nam dài 543 km. Sông Đà không chỉ được biết đến như một dòng sông năng lượng lớn nhất cả nước với hệ thống thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... mà còn là "sông mẹ” của hàng chục dân tộc anh em sống dọc theo dòng sông. Tuy nhiên, những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), lòng hồ Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sau đây gọi là lòng hồ Hòa Bình - PV) đang phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, rác thải nguy hại...
Hơn 20 năm làm trưởng xóm, rồi bí thư chi bộ, già làng Triệu Lục Liên được ví như "cây cao, bóng cả” trong cộng đồng người Dao bản Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Ông không chỉ là người "nói dân nghe, làm dân theo”, mà còn là cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân.
Tỉnh Hoà Bình có 7 dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhà nước đang triển khai với tổng mức đầu xấp xỉ 5.8000 tỷ đồng. Các dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc về GPMB, thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa... nên triển khai chậm hơn so với kế hoạch. Thời gian qua, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng sát cánh, đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh, cuối tháng 9 vừa qua tỉnh đã tổ chức khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ km 19+00 - km 53+ 00) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đánh dấu sự kiện quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh và khu vực. Theo kế hoạch, chỉ trong vài năm tới, Hòa Bình sẽ có tuyến đường cao tốc đầu tiên, thúc đẩy giao thương thuận lợi, mở ra không gian rộng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định các dự án trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội , Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; phân công trách nhiệm cụ thể cho thành viên, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức họp theo chuyên đề từng dự án, nhóm dự án; rà soát giải quyết những vấn đề về giải phóng mặt bằng, tái định cư (GPMB, TĐC), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.