Bài 3 - Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước - những hệ lụy nhãn tiền
Nhìn mặt hồ với những đốm xanh, đỏ vui mắt giống như một vườn hoa đa sắc, nhưng không, đó chính là một thứ rác độc. Độc ngay từ tên gọi: vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với đa phần là loại thuốc diệt cỏ vô cùng nguy hại do chính người dân sống hai bên bờ sông vứt bỏ sau quá trình sản xuất. Có những loại tích tụ, chôn lấp hàng chục năm vẫn còn nguyên vẹn không phân hủy, sau những trận mưa lại theo dòng nước đổ về lòng hồ...
Tỉnh Sơn La đang phát triển mạnh về thủy điện. Tuy nhiên, khi các thủy điện đi vào hoạt động sẽ làm phân chia lưu vực, nguy cơ cao hình thành các đoạn "sông chết”, tạo sức ép đến môi trường, hệ sinhthái lưu vực hồ Hòa Bình. Ảnh: Một nhà máy thủy điện nhỏ tại huyện Bắc Yên (Sơn La).
Chất lượng nước hồ bắt đầu suy giảm
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học thì hiện nay, chất lượng nguồn nước lòng hồ Hòa Bình vẫn nằm ở ngưỡng, mức an toàn. Có thể sử dụng cho các nhà máy xử lý để cung cấp nước sinh hoạt phục vụ người dân. Trên thực tế, nguồn nước sông Đà ngoài việc sử dụng để phục vụ phát điện cho Nhà máy thủy điện Hòa Bình còn có nhiệm vụ cung cấp, điều tiết nước tưới tiêu vùng hạ du và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 50 nghìn hộ dân trên địa bàn TP Hòa Bình, khoảng trên 1 triệu hộ dân ở khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội.
Tuy vậy, theo đánh giá của ông Lê Ngọc Cầu và các cộng sự ở Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, thời gian qua, với sự gia tăng nguồn thải từ các hoạt động dân sinh, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ của vùng, chất lượng nước mặt hồ chứa Hòa Bình bắt đầu suy giảm. Theo kết quả nghiên cứu, theo dõi, phân tích, đánh giá chất lượng nước hồ Hòa Bình của nhóm chuyên gia này trong giai đoạn 2011 - 2020 cho thấy, chất lượng nước hồ Hòa Bình còn khá tốt, phần lớn các thông số chất lượng nước đạt QCVN 08:2015 loại A1 (sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông thường), chỉ một vài thông số như TSS (tổng chất rắn lơ lửng trong nước), COD (lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước), BOD5 (lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiến hành quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 20ºC) tại một số mặt cắt (điểm nghiên cứu, lấy mẫu) đạt giá trị xấp xỉ loại A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp). Tuy nhiên, trong giai đoạn theo dõi, nghiên cứu của nhóm chuyên gia này cũng chỉ ra một xu thế nước mặt lòng hồ Hòa Bình đã gia tăng nồng độ TSS, COD, BOD5 trong những năm gần đây. Thậm chí, tại một số mặt cắt vào một số thời điểm vượt QCVN 08:2015 loại A2.
Theo các chuyên gia, chất lượng nước hồ chứa Hòa Bình nhìn chung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, như sự thay đổi chế độ thủy văn của hồ, chất lượng nước vùng hồ chứa Sơn La và các con suối đổ vào hồ; cùng với sự phá rừng, canh tác tại vùng bán ngập, gia tăng dân số tại 2 vùng bờ của hồ. Cụ thể, chế độ thủy văn chuyển đổi từ trạng thái động sang tĩnh và thời gian lưu giữ nước lâu hơn, khiến cho các chu trình vật chất trong nước hồ theo đó thay đổi. Ngoài ra, chất lượng nước hồ chứa Sơn La và các sông, suối nhập lưu tại vùng trung lưu hồ cũng ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ chứa Hòa Bình. Không những thế, việc chặt phá rừng phục vụ canh tác của người dân đã gây ra hiện tượng xói mòn lưu vực hồ chứa, việc canh tác trên vùng bán ngập dẫn đến gia tăng lượng phù sa, khoáng chất và các chất hữu cơ chảy vào hồ Hòa Bình. Dân số tập trung sinh sống hai bên bờ hồ gia tăng cũng kéo theo lượng chất thải lớn xả vào môi trường nước hồ thông qua các hoạt động sinh hoạt, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là nuôi cá lồng trên mặt hồ và hoạt động du lịch. Hoạt động nuôi trồng thủy sản, nổi bật là nuôi cá lồng hiện được mở rộng với diện tích khoảng 1.060ha mặt nước. Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nhưng cũng làm suy giảm chất lượng nước hồ...
Nhiều nguy cơ hiện hữu
Mặc dù có nhiều yếu tố tác động đến môi trường, chất lượng nước hồ Hòa Bình, nhưng theo một số chuyên gia, do hồ Hòa Bình là hồ chứa có dung tích lớn lên tới 9,45 tỷ m3 nước và có một lưu vực trải dài trên 200km, nên vấn đề ô nhiễm từ phân bón hóa học và thuốc BVTV là không đáng kể. Dù vậy, theo đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, vẫn cần phải có các biện pháp chủ động kiểm soát bảo vệ nguồn nước hồ trong tương lai, khi hoạt động canh tác ngày càng mở rộng và lượng dân cư gia tăng.
Trên thực tế, theo các chuyên gia, mặc dù vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước lòng hồ Hòa Bình chưa đến mức cao, nhưng điều đó không có nghĩa là khu vực này đang được bảo vệ một cách an toàn tuyệt đối. Khi hoạt động canh tác, hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng, lượng dân cư gia tăng thì lòng hồ Hòa Bình cũng sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ hiện hữu.
Về phía tỉnh Hòa Bình, tại khu vực hồ Hòa Bình chưa có các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, mà chỉ có các hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản. Mật độ dân số ở khu vực lòng hồ nhỏ, nơi ở phân tán. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của các hộ dân chưa gây tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước hồ Hòa Bình. Ngoài ra, hiện nay khu vực hồ Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là khu du lịch quốc gia với quy mô sử dụng lên tới trên 52.000ha. Tại khu vực có 17 dự án được cấp phép đầu tư nhưng hầu hết đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa thi công dự án. Do vậy, chưa có những ảnh hưởng, tác động nhiều đến khu vực lòng hồ Hòa Bình.
Trong khi đó, nhận diện các mối đe dọa, nguy cơ, thách thức tác động đến môi trường, nguồn nước hồ Hòa Bình đến từ địa bàn tỉnh Sơn La, đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La chia sẻ: Ở đây chúng tôi đánh giá trên khía cạnh các nguy cơ đe dọa đến chất lượng và các rủi ro, tác hại nhìn từ những vấn đề do con người gây ra. Đó là sự gia tăng của các công trình thủy điện. Sơn La nằm trong lưu vực 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã. Sông Đà gồm các phụ lưu suối Muội, suối Nậm Bú, suối Sập Vạt, suối Nậm Giôn, suối Nậm Mu, suối Sập, suối Tấc. Với tiềm năng lớn về dòng chảy, Sơn La đang phát triển mạnh về thủy điện. Tuy nhiên, do địa hình cao và dốc nên các thủy điện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là thủy điện vừa và nhỏ kiểu kênh dẫn, hầm dẫn nước. Khi các thủy điện đi vào hoạt động sẽ làm phân chia lưu vực, có nguy cơ cao hình thành các đoạn "sông chết”, tạo sức ép đến môi trường, hệ sinh thái các dòng sông. Cùng với đó, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển KT-XH cũng làm gia tăng áp lực đối với nguồn nước, nhất là các hoạt động chế biến nông sản. Trong những năm gần đây, Sơn La đẩy mạnh hoạt động chế biến nông sản như cà phê, đường, sắn... Điều này làm gia tăng áp lực đối với môi trường, nhất là các sản phẩm phụ như nước thải, bã, vỏ chưa qua xử lý xả ra môi trường, gây áp lực đến nguồn nước các sông, suối trên địa bàn tỉnh nói chung và lòng hồ Hòa Bình nói riêng.
(Còn nữa)
Mạnh Hùng
Tỉnh Hoà Bình có 7 dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhà nước đang triển khai với tổng mức đầu xấp xỉ 5.8000 tỷ đồng. Các dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc về GPMB, thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa... nên triển khai chậm hơn so với kế hoạch. Thời gian qua, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng sát cánh, đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh, cuối tháng 9 vừa qua tỉnh đã tổ chức khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ km 19+00 - km 53+ 00) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đánh dấu sự kiện quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh và khu vực. Theo kế hoạch, chỉ trong vài năm tới, Hòa Bình sẽ có tuyến đường cao tốc đầu tiên, thúc đẩy giao thương thuận lợi, mở ra không gian rộng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định các dự án trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội , Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; phân công trách nhiệm cụ thể cho thành viên, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức họp theo chuyên đề từng dự án, nhóm dự án; rà soát giải quyết những vấn đề về giải phóng mặt bằng, tái định cư (GPMB, TĐC), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Tỉnh Hoà Bình có 14 dự án trọng điểm trong và ngoài ngân sách, khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội rất lớn để khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy nhiên, để đưa các dự án sớm vào khai thác đòi hỏi sự quyết tâm và công tác chỉ đạo triển khai rất lớn.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh giao nhiệm vụ cho Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng (GPMB). Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi tăng cường chỉ đạo hoàn thành GPMB 2 dự án trọng điểm là đường liên kết vùng và dự án đô thị sinh thái, cáp treo xã Kim Bôi - Cuối Hạ. Tinh thần quyết liệt đạo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các dự án trọng điểm đã tạo ra sự chuyển động tích cực tại các cấp, ngành và địa phương, đặt biệt trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Những năm qua, cùng với hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi (NTT&TMC) tỉnh đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, chung tay bảo trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT), trẻ mồ côi (TMC) trong các tổ chức, cá nhân. Đó là nguồn động viên thiết thực để những người yếu thế vượt khó, thi đua lao động, sản xuất, học tập và công tác xã hội, tích cực tham gia phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ.