Giữa cái nắng hanh hao, cùng cơn gió khô rát của tiết trời cuối thu cuốn đám lá khô xào xạc, như theo bước chân chúng tôi về phía cuối xóm Dài, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Càng về cuối xóm, tiếng chửi đầy chao chát, ai oán từ ngôi nhà của Bùi Văn Xen lại càng rõ. Với chúng tôi thì đó là chuyện lạ. Còn những người như anh Hải - Trạm trưởng Trạm y tế xã, ông Tặng - Phó Chủ tịch UBND xã hay những dân ở đây thì quen rồi. Cứ đúng "cữ” cơm trưa, cơm chiều, có khi là đêm muộn, tiếng chửi ấy lại cất lên...


Bà Bùi Thị Bẻn ở xóm Tưa 3, xã Ân Nghĩa xót xa, bất lực trước việc con trai bị xích nhốt vì bệnh tâm thần trong nhiều năm qua.


Mỗi khi lên cơn, Bùi Văn Xen là nỗi ám ảnh với người dân xóm Dài, xã Vũ Bình.

Khi tấm bạt nhàu nát, tạm bợ che quanh cái chuồng sắt được vén sang một bên, tôi thoáng giật mình bởi một ánh mắt trắng dã vô hồn. Đó không phải là cái chuồng lợn như chúng tôi vẫn nghĩ, mà đó là một cái chuồng... người. Trong không khí oi nồng, khô rát của ngày nắng cuối thu, nếu không có tiếng chửi vô tri, vô nghĩa, có lẽ chúng tôi lầm tưởng trong chiếc chuồng sắt là một loại linh trưởng nào đó. 

Theo ông Bùi Minh Hải, Trạm trưởng Trạm y tế xã Vũ Bình, trên địa bàn xã hiện có 2 người tâm thần (NTT) bị nuôi nhốt. Trong đó, Bùi Văn Xen ở xóm Dài là NTT có nhiều hành vi gây nguy hiểm cho người khác. Do vậy, gia đình phải làm chuồng, thậm chí cả xích sắt để nhốt, giữ tránh gây nguy hiểm cho cộng đồng. Theo người thân của Bùi Văn Xen chia sẻ, mặc dù mắc bệnh gần chục năm nay nhưng Xen chưa bao giờ hết "năng lượng” để... chửi, thấy bất cứ ai cũng có thể chửi. Không chỉ có vậy, khi lên cơn, Xen vô cùng hung hãn và hoang dại. Trước khi chưa bị xích nhốt, hễ ra đường gặp ai Xen cũng vác dao, gậy đuổi đánh. Trong một lần lên cơn, gã đã chém chết liền lúc 2 con lợn, sau đó chém đứt mũi con trâu trong chuồng nhà. Chém trâu xong, Xen lại xách dao ra đường tìm người để... chém tiếp. Quá hoảng sợ với sự hung hãn hoang dại của bố, con trai Xen buộc phải làm chiếc lồng sắt để nhốt lại. Dù ở trong lồng sắt nhưng Bùi Văn Xen vẫn lồng lên, giằng giật đòi thoát ra. Đề phòng trường hợp cũi sắt không đủ sức níu giữ, gia đình phải làm thêm chiếc xích sắt để cầm, giữ... 

Không bị nhốt vào cũi như Bùi Văn Xen, nhưng hơn 10 năm qua "thế giới” của Bùi Văn Mạnh ở xóm Tưa 3, xã Ân Nghĩa chỉ là góc vườn hiu quạnh, dưới gầm sàn vốn được xây làm... chuồng lợn. Bà Bùi Thị Bẻn, mẹ đẻ của Mạnh kể lại: Năm 2013, khi đó học lớp 10 thì Mạnh phát bệnh. Lúc đầu chỉ hay nói nhảm. Sau mỗi lần lên cơn Mạnh trở nên đáng sợ với những hành vi điên dại, hoang dã và cục súc. Đỉnh điểm là trưa 25/4/2014 trong khi lên cơn, thấy chị Bùi Thị S là chị dâu vừa mới sinh cháu thứ 2 đang nằm trong buồng, Mạnh nghĩ đó là... "trăn tinh” nên đã dùng chày gỗ đánh chết rồi kéo xác ra ngoài đường. Mạnh đã bị bắt giữ về hành vi man rợ trên. Tuy nhiên, quá trình điều tra xác định Mạnh là NTT nặng nên cơ quan cảnh sát điều tra đã trả về cho gia đình. Khi về, dù được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình của Mạnh không thuyên giảm mà có dấu hiệu ngày càng nặng hơn. Chu kỳ phát bệnh ngày càng dày. Mỗi khi lên cơn đều có hành vi gây nguy hiểm cho người khác. Do vậy, gia đình chỉ còn cách xích Mạnh vào một chỗ. Từ đó đến nay, sợi dây xích sắt to như cái chuôi dao cực kỳ chắc chắn đã gắn chặt cuộc đời Mạnh với cái nơi mà gia đình vốn định dùng để... nuôi lợn.

Xin đừng bỏ quên người tâm thần

Theo thống kê của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Lạc Sơn, toàn huyện hiện có 382 bệnh nhân tâm thần (BNTT). Trong đó có 238 BNTT phân liệt; 143 bệnh nhân động kinh và 1 bệnh nhân trầm cảm. Đáng nói, trong gần 400 BNTT thì có 25 trường hợp bị xích nhốt. Đây là những BNTT mỗi khi lên cơn đều có hành vi đập phá, gây nguy hiểm cho người khác. Theo Thượng tá Bùi Văn Huy, Phó trưởng Công an huyện Lạc Sơn, những năm trước trên địa bàn huyện từng xảy ra một số vụ án mạng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do NTT gây ra. 

Quá trình tìm hiểu được biết, có một điểm chung giữa các BNTT ở Lạc Sơn là hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, sự quan tâm chăm lo đến NTT chỉ ở mức độ nhất định. Chính từ sự quan tâm không đúng mức của người thân, nhiều trường hợp BNTT dường như bị "lãng quên” ngay khi họ còn sống. Bác sỹ Bùi Văn Luyến, Phó Giám đốc TTYT huyện Lạc Sơn cho biết: Bệnh tâm thần tuy không thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng các loại thuốc tâm thần có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Từ đó, giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt như người bình thường nếu duy trì sử dụng thuốc đều đặn, thường xuyên, đúng phác đồ điều trị đã được chỉ định... Dù vậy, qua thực tế theo dõi, thực hiện công tác điều trị, chúng tôi thấy rằng nhiều trường hợp BNTT phát bệnh với tần suất ngày càng dày, mức độ ngày càng nặng là do chính người thân không quan tâm, chăm sóc, không duy trì việc đáp ứng thuốc cho người bệnh. Trong khi đó, đáp ứng thuốc trong điều trị cho BNTT là yêu cầu bắt buộc. Theo quy định hiện hành, BNTT đều được cấp thuốc điều trị miễn phí hàng tháng. Tuy nhiên, qua theo dõi, nắm bắt có khoảng 70 bệnh nhân tự bỏ điều trị, uống thuốc, chiếm khoảng 20% tổng số BNTT toàn huyện. Trong đó, số BNTT phân liệt tự bỏ điều trị là 46 người; bệnh nhân động kinh tự bỏ điều trị là 22 người, bệnh nhân trầm cảm 1 người.

Theo bác sỹ Bùi Văn Luyến, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trình độ nhận thức còn hạn chế, một bộ phận người dân vẫn cho rằng việc xích, nhốt NTT có thể giải quyết được vấn đề. Vì vậy dù được tuyên truyền, vận động nhiều về việc đưa NTT đi khám và được cấp thuốc điều trị miễn phí tại các cơ sở y tế nhưng người ta không nghe. Do vậy mới có những trường hợp NTT bị nuôi nhốt trong cũi hàng chục năm mà không có sự quan tâm, chăm sóc từ chính những người thân trong gia đình. 

Xuất phát từ thực tế trên, "Chúng tôi mong nhận được sự sẻ chia, cảm thông, giúp đỡ từ cộng đồng đối với NTT. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sự cảm thông, sẻ chia từ cộng đồng trước hết chính những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm với người bệnh để họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều được coi là tốt đẹp nhất đối với NTT đó chính là việc người thân có sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ họ duy trì việc điều trị, uống thuốc đầy đủ, theo đúng phác đồ điều trị đã được chỉ định, nhất là đối với các trường hợp bị xích, nhốt..” - bác sỹ Bùi Văn Luyến hy vọng. 


Phóng sự xã hội của Mạnh Hùng


Các tin khác


Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 2 - Ngược dòng tìm nguồn... rác 

Để thực hiện loạt bài viết này, liên tục trong thời gian dài chúng tôi theo nhiều chuyến "tàu chợ”; đến những cửa sông, cửa suối, nương đồi, khu sản xuất để tìm nguồn phát sinh rác thải nguy hại đổ xuống lòng hồ Hòa Bình.

“Mẹ đỡ đầu” - vòng tay yêu thương cho trẻ mồ côi: Bài 1 - Hạt giống của lòng nhân ái

Trẻ em cần được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, nơi mà tình yêu thương và sự chăm sóc là hành trang không thể thiếu trên con đường trưởng thành. Tuy nhiên, có những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình cha, tình mẹ. Chương trình "Mẹ đỡ đầu"  ra đời đã mang lại vòng tay yêu thương, giúp những em nhỏ mồ côi cảm nhận được sự quan tâm, che chở từ cộng đồng. Đây là một chương trình nhân văn sâu sắc, gieo mầm hy vọng cho tương lai của các em.

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại

Bài 1 - "Sông mẹ” mênh mông là rác 

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với tổng chiều dài 910km. Đoạn thượng nguồn ở Trung Quốc có tên gọi Lý Tiên Giang; sông Đà chảy vào Việt Nam dài 543 km. Sông Đà không chỉ được biết đến như một dòng sông năng lượng lớn nhất cả nước với hệ thống thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... mà còn là "sông mẹ” của hàng chục dân tộc anh em sống dọc theo dòng sông. Tuy nhiên, những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), lòng hồ Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sau đây gọi là lòng hồ Hòa Bình - PV) đang phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, rác thải nguy hại...

Già làng “nói dân nghe, làm dân theo”

Hơn 20 năm làm trưởng xóm, rồi bí thư chi bộ, già làng Triệu Lục Liên được ví như "cây cao, bóng cả” trong cộng đồng người Dao bản Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Ông không chỉ là người "nói dân nghe, làm dân theo”, mà còn là cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 5: Sát cánh hỗ trợ dự án ngoài ngân sách

Tỉnh Hoà Bình có 7 dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhà nước đang triển khai với tổng mức đầu xấp xỉ 5.8000 tỷ đồng. Các dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc về GPMB, thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa... nên triển khai chậm hơn so với kế hoạch. Thời gian qua, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng sát cánh, đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 4: Trách nhiệm triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh, cuối tháng 9 vừa qua tỉnh đã tổ chức khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ km 19+00 - km 53+ 00) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đánh dấu sự kiện quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh và khu vực. Theo kế hoạch, chỉ trong vài năm tới, Hòa Bình sẽ có tuyến đường cao tốc đầu tiên, thúc đẩy giao thương thuận lợi, mở ra không gian rộng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục