Ẩm thực của người Mường trong lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc)

Ẩm thực của người Mường trong lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc)

 Bài 1: Thực tế phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng

(HBĐT) - Xác định những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, ngày 21/8/2007, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch. Trong đó chú trọng thu hút nguồn nhân lực và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá du lịch.

 

 Tuy nhiên, đến nay, tình hình phát triển du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, công tác xã hội hoá hoạt động du lịch chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nhiều dự án khu du lịch bị bỏ hoang, tỷ trọng GDP ngành du lịch mới chỉ đạt 5,6% so với GDP cả tỉnh.

Suy giảm sức hút

 

Tất cả các yếu tố địa chất, thiên nhiênđã tạo ra cho tỉnh ta hàng trăm hang động tự nhiên lớn nhỏ, các di chỉ khảo cổ và hệ thống đình, đền, miếu mạo gắn liền với nền văn hoá Hoà Bình độc đáo. Hiện nay, toàn tỉnh đang có 37 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Cùng với sức hút của di tích, thiên nhiên, cảnh vật, nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của các dân tộc đã làm nên tiềm năng, sức hút lớn cho phát triển ngành du lịch của tỉnh.

 

Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh qua những năm từ 1995 - 2010, về khách du lịch, thu nhập ngành du lịch, tỷ trọng ngành du lịch so với GDP cả tỉnh, số lượng các dự án đầu tư vào du lịch thấy có nhiều vấn đề cần phải xem xét, tháo gỡ.

 

Theo số liệu từ Phòng nghiệp vụ - du lịch, Sở VH-TT&DL, trong quý I/2011, lượng khách đổ về các lễ hội lớn của tỉnh như: Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ)… đã giảm so với năm 2010. Nhu cầu đi lễ hội đầu năm nói riêng, đi du lịch nói chung của nhân dân đang ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều khu du lịch sinh thái, khu văn hoá tâm linhđược đầu tư xây dựng quy mô, hoành tráng ở Hà Nội, Ninh Bình “hút lượng khách không nhỏ của tỉnh ta. Trong khi đó, các hoạt động trong Lễ hội khai hạ Mường Bi không được đổi mới; cơ sở hạ tầng, vấn đề an ninh, dịch vụ của lễ hội đền Bờ, lễ hội chùa Tiên chưa được sửa sang, nâng cấp, quản lýlà những lý do khiến không ít du khách đang làm ngơ với các điểm du lịch Hoà Bình.

 

Ngoài ra, hiện nay, mức chi tiêu bình quân/ngày/khách và thời gian lưu trú của du khách tại tỉnh ta đang có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2006, mức chi tiêu bình quân của du khách ở mức 430.000 đồng/ngày/khách nhưng đến năm 2010 giảm xuống chỉ còn 309.000 đồng/ngày/ngày/khách. Trong đó, mức chi tiêu của khách nội địa giảm từ 400.000 đồng/ngày/khách (năm 2006) xuống còn 210.000 đồng/ngày/khách (năm 2010). Nếu như năm 2002, thời gian lưu trú bình quân của mỗi du khách là 1,45 ngày, đến nay giảm xuống còn 1,3 ngày. Ngoài ra, qua phân tích số liệu thực tế về thị trường khách du lịch quốc tế của tỉnh cũng đã cho thấy những thị trường có tỷ trọng cao truyền thống như: Pháp, úc, Nhật Bảnđang giảm dần. Mức chi tiêu giảm, thời gian lưu trú của du khách cũng ngắn hơn là thực tế đáng suy ngẫm về suy giảm sức hút và sản phẩm du lịch của tỉnh ta.

 

Nhìn lại kết quả ngành du lịch đã đạt được có thể thấy, số lượng du khách đến tỉnh ta tăng qua các năm, doanh thu tăng nhưng chưa cao, chưa bắt nhịp được với sự phát triển của xã hội và trượt giá của đồng tiền, tỷ trọng GDP ngành du lịch so với GDP cả tỉnh năm 2010 mới chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 5,6%. Kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, tốc độ phát triển còn chậm, cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ.

 

Thiếu sự đầu tư và yếu nguồn nhân lực

 

Hiện nay, toàn tỉnh có 219 cơ sở lưu trú du lịch nhưng hầu hết là cơ sở lưu trú quy mô nhỏ (dưới 20 buồng) của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn nhân lực quản trị khách sạn, du lịch còn yếu. Hiện, toàn tỉnh có 1.400 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trong đó, trình độ trên đại học chiếm 0,4%, đại học 9%, cao đẳng 5%, trung cấp 30%, sơ cấp 10%, còn lại 45% là lao động phổ thông. Do đó việc tổ chức kinh doanh du lịch nói chung còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch.

 

Ngoài ra, chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Hiện nay, tỉnh đã lập được 6 quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của. Trong đó, quy hoạch giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh, huyện Kim Bôi, Lương Sơn và quy hoạch giai đoạn 2006 - 2020 của  lòng hồ Sông Đà, huyện Tân Lạc, Đà Bắc. Tuy nhiên, từ tháng 4/2008 về trước, các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch do Sở Thương mại và Du Lịch phối hợp với các ngành, địa phương lập. Nhưng từ tháng 4/2008, khi bộ phận du lịch nhập về Sở VH-TT&DL, từ đó đến nay chưa lập được quy hoạch mới. Nội dung các quy hoạch là hiện trạng của địa phương, định hướng tổ chức không gian với từng cụm và địa danh phát triển du lịch. Đó là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư cho du lịch. Do vậy, khi đã bước sang năm 2011 được gần 3 tháng mà vẫn chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Hoà Bình và hai huyện phát triển du lịch trọng điểm Lương Sơn, Kim Bôi là điều đáng tiếc. Sự chậm trễ này tác động tiêu cực đến thu hút đầu tư cho du lịch nói riêng, phát triển du lịch của tỉnh nói chung.

 

Bên cạnh đó, hiện nay, chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh ta còn thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, tính cạnh tranh chưa cao. Tỉnh ta chưa xây dựng được nhiều khu vui chơi giải trí tổng hợp đáp ứng yêu cầu của mọi lứa tuổi, thành phần du khách. Sản phẩm du lịch chỉ đơn điệu, không có sự đầu tư, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm mới, hấp dẫn, sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với văn hoá - thông tin còn hạn chế. Ngoài ra, từ năm 2006-2010, nguồn vốn địa phương mới đầu tư được 20 tỷ đồng cho 19 dự án đầu tư hạ tầng du lịch trên địa bàn toàn tỉnh dẫn đến nhiều dự án mới chỉ ở giai đoạn khởi động hoặc thiếu thốn, dang dở.

 

Thực tế cho thấy, những năm qua, hoạt động du lịch tỉnh ta đã có một số bước tiến nhất định, khai thác nhiều điểm du lịch mới, các đơn vị kinh doanh du lịch tăng nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch còn hạn chế, lượng khách chưa ổn định, sức hút của các khu du lịch đang giảm dần. Do đó, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động du lịch, thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư, đơn vị lữ hành liên kết là công tác trọng tâm trong phát triển du lịch năm 2011 đang được Sở VH-TT&DL triển khai.  

                                                                                                 

                                                                                  Dương Liễu

 

Các tin khác

Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chọn mua hàng trong buổi chợ phiên.
Ngụp lặn trong hàng ngàn mét đất đá để tìm vàng.
Cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình tham gia trồng ngô với nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc)
Nhân viên Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên giới thiệu về ông bà nhà tư sản Đỗ Đình Thiện - Trịnh Thị Điền.

Lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi: Tay trắng gánh nợ nần

(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.

“Máu rừng” âm ỉ chảy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) nằm ở phía tây bắc của tỉnh, trên địa bàn 6 xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Cun Pheo, Piềng Vế và Bao La với tổng diện tích 5.258 ha, trên độ cao từ 800 - 1.500 m. Hiện nay, khu BTTN còn lưu giữ nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc biệt là rừng nghiến quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, rừng đang bị “sẻ thịt” từng ngày bởi chính những người dân nơi đây.

Khám phá thành cổ ở Lương Sơn

(HBĐT) - Trải qua bao thay đổi của thời gian và mưa nắng, chiếc cổng thành với màu gạch đỏ au vẫn đứng sừng sừng, hiên ngang như bất chấp mưa dập, gió vùi. Những đoạn thành đá ong lẫn trong cỏ dại dù không còn nguyên vẹn cũng đủ nói lên một thành trì vững chãi nằm án ngữ bên quốc lộ 21. Ngôi thành cổ đang rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng để sớm có phương án bảo tồn nhằm giữ gìn một thành cổ vào loại độc nhất của tỉnh.

Lao động trở về từ Ly-bi: Mừng - lo ngày đoàn tụ

(HBĐT) - Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, tỉnh ta có 44 lao động đang làm việc tại Li-bi theo hợp đồng với các Công ty xuất khẩu lao động. Theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên, tính đến chiều ngày 2/3, Sở LĐTB&XH vẫn chưa nhận được thông báo có lao động là người địa phương từ Li-bi về.

Phòng, chống ma tuý - quyết liệt từ cơ sở

(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 932 người nghiện có hồ sơ quản lý ở 105/210 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Những chiếc cọn nước miệt mài giữa núi rừng Đà Bắc

(HBĐT) - Với lợi thế nhiều mặt trong phát triển KT-XH, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đời sống của bà con huyện vùng cao Đà Bắc đang từng ngày đổi thay . Nhưng còn một góc khác có giá trị về văn hóa, về tập quán truyền thống vẫn không hề mai một mà ngày đêm đang song hành cùng người dân nơi đây tạo nên bản sắc rất riêng của Tây Bắc, đó là những cọn nước đang rì rầm bên suối, miệt mài mang dòng nước mát cho đồng ruộng. Không chỉ là nông cụ sản xuất tiện ích, những cọn nước còn là hình ảnh vô cùng quen thuộc của bản làng, nét đặc trưng của đồng bào Dao, Tày, Mường nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục