Đất đá, cát sỏi, xi măng, sắt, thép từ các công trình xây dựng đổ tràn ra cả vỉa hè, chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ.

Đất đá, cát sỏi, xi măng, sắt, thép từ các công trình xây dựng đổ tràn ra cả vỉa hè, chiếm hết lối đi dành cho người đi bộ.

(HBĐT) - Đi dọc các trục đường chính trên địa bàn TP.Hòa Bình có thể thấy tất cả đều được quy hoạch thiết kế, xây lát vỉa hè, trồng cây xanh. Điều này vừa tạo hành lang an toàn giao thông, vừa dành đường cho người đi bộ khi tham gia giao thông và góp phần làm nên mỹ quan đô thị. Nhưng thực tế hiện nay, vỉa hè đang bị xâm chiếm nghiêm trọng khiến người đi bộ không còn đường để đi.

 

Việc người dân tận dụng vỉa hè kinh doanh, buôn bán không còn là một hình ảnh xa lạ nhưng luôn là vấn đề nóng hổi. Dù bị xử phạt nhiều lần nhưng tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường vẫn tái diễn và thậm chí ngày càng trầm trọng hơn...

Ghi nhận thực tế tại các tuyến đường: Cù Chính Lan (Phường Đồng Tiến), Hai Bà Trưng (Phường Phương Lâm), Hoàng Văn Thụ (Phường Tân Thịnh)...., là những con đường sầm uất, tập trung đông dân cư nhất tại TPHB. Tuy nhiên, tất cả vỉa hè ở các con đường này đã bị chiếm dụng một phần hoặc toàn bộ để làm nơi kinh doanh buôn bán. Hầu hết vỉa hè đều bị cắt khúc và chiếm dụng vào những mục đích khác nhau, bất cứ hàng hóa nào cũng có thể được bày bán trên vỉa hè. Từ quần áo thời trang, giầy dép, chăn ga, gối nệm đến các sản phẩm gia dụng như: đồ gỗ, đồ nhựa, điện tử, điện lạnh hoặc là trái cây, cây cảnh, chim cảnh, hàng tạp hóa........

Ngoài ra còn có các dịch vụ ăn uống như: quán nhậu, giải khát, cà phê.  Một số nhà dân, không kinh doanh buôn bán cũng dùng các chậu cây cảnh đặt quanh khu vực vỉa hè trước nhà mình dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị.

Theo quan sát, hầu như tại thời điểm nào trước cổng Bệnh viên Đa khoa tỉnh, tình trạng giao thông rất lộn xộn bởi gần khu vực này tập trung nhiều các hiệu thuốc, hàng quán cơm, hàng quán giải khát. Cả 2 bên vỉa hè đều bị chiếm dụng để kinh doanh hàng quán, người đi bộ muốn đi phải, len lỏi qua các hàng quán hay qua các xe taxi “tạm” đỗ ở đấy... Đặc biệt, vào những giờ cao điểm, một bên đường là hình ảnh nhân viên của các hàng quán cơm đon đả mời mọc, chèo kéo khách, còn bên kia đường là cảnh từng tốp người nhà, bệnh nhân dắt díu nhau tràn cả lòng đường khiến các phương tiện giao thông và người đi đường đi lại khó khăn, dễ gây tai nạn.

Tương tự, tại các tuyến đường gần chợ như:  Phương Lâm, đại lộ Thịnh Lang, An Dương Vương... việc kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè cũng diễn ra hết sức bất cập. Từ những gánh hàng rau, củ, quả của người dân địa phương đến các cửa hàng bán gia dụng, thời trang, thực phẩm, các hiệu cầm đồ, cửa hàng bán xe máy…đều “thi nhau” lấn chiếm vỉa hè, thậm chí tràn xuống lòng đường.

Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng để đất đá, cát sỏi, xi măng, sắt, thép từ các công trình xây dựng tràn ra cả vỉa hè, chiếm lối đi dành cho người đi bộ đang diễn ra phổ biến trên địa bàn TPHB. Đây là vấn đề không mới nhưng lại là câu chuyện đáng để bàn bởi ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân mỗi ngày. Vỉa hè bị lấn chiếm, người đi bộ không còn cách nào khác là phải bước xuống lòng đường để tham gia giao thông với các phương tiện.

Thành phố Hòa Bình hấp dẫn du khách cũng bởi khí hậu ôn hòa, nhiều cây xanh, mát mẻ. Khách du lịch đến TP Hòa Bình rất thích đi bộ ngắm cảnh và thư giản. Vì vậy, mong muốn có những vỉa hè sạch đẹp, thông thoáng để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người đi bộ là cần thiết. Tuy nhiên, với tình trạng lấn chiếm vỉa hè trở nên phổ biến như hiện nay, để trả lại vỉa hè cho người đi bộ là điều không dễ. Rất mong cơ quan chức năng có biện pháp giải tỏa, xử lý nghiêm nạn lấn chiếm lòng, lề đường để đường phố được thông thoáng, người dân đi lại dễ dàng.

 

                                                                     

                                                                       Hoàng Thảo (TTV)

 

 

Các tin khác

Đoàn phóng viên Báo Hòa Bình tìm hiểu truyền thống cách mạng tại lán Nà Nưa, Tân Trào (Tuyên Quang).
Dù đã 84 tuổi nhưng ông Trần Văn Lộc vẫn là người ham học hỏi. Với ông, học để không bị lãng quên ký ức hoạt động cách mạng thời trai trẻ.
Cán bộ trạm cân số 38 đang thực thi nhiệm vụ.
Điểm trông giữ xe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không được sắp xếp gọn gàng gây khó khăn cho người gửi xe.

Cầu treo và những nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Theo Sở GT-VT, hiện nay, UBND các huyện, thành phố quản lý 57 cầu treo, tập trung ở các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu. Tuy nhiên, phần lớn các cây cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và trở thành mối nguy đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

“Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người nghiện”

(HBĐT) - Nhờ quyết liệt thực hiện phương châm “vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng người nghiện ma túy”, thời gian qua tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy (TNMT) trên địa bàn huyện Mai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa bàn được giữ vững, không để ma túy xâm nhập.

Cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền

(HBĐT)- Theo số liệu của Công an tỉnh, toàn tỉnh có trên 1.700 người xuất cảnh trái phép đi lao động tự do ở nước ngoài, chủ yếu tại Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan. Trong đó, nhiều nhất là các huyện: Yên Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc. Số lao động này chủ yếu do tự phát, nhận thức pháp luật hạn chế, hoàn cảnh kinh tế khó khăn và bị rủ rê, lôi kéo, lừa gạt.

Về Mường Khói sống lại ký ức mùa thu tháng Tám

(HBĐT) - Là một trong những cái nôi phong trào cách mạng của tỉnh, trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên của tỉnh. Về Mường Khói trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi như được sống lại ký ức mùa thu cách mạng cách đây 69 năm...

Nghề giao than

(HBĐT) - Trong không khí sôi động, ồn ào của nhịp sống hiện đại, đó đây vẫn còn những hình ảnh lam lũ, truân chuyên với bao nghề lao động vất vả, nhọc nhằn. Trong đó có nghề giao than tổ ong.

Phụ nữ đi làm ăn xa - nhiều điều trăn trở

(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng PC45 ( Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh), cuối năm 2013, số phụ nữ đi làm ăn xa của tỉnh ta khoảng 1.900 người thì năm 2014, con số này 2.000 người. Thiếu tá Đinh Quốc Trình (Phó trưởng phòng PC 45) nhận định: tình trạng phụ nữ tỉnh ta đi làm ăn xa có nhiều diễn biến phức tạp rất đáng để các cấp, các ngành quan tâm và có các giải pháp hữu hiệu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục