Mía ở xóm Tân Lý đã trổ hoa, trổ cờ như lau.

Mía ở xóm Tân Lý đã trổ hoa, trổ cờ như lau.

(HBĐT) - Nông dân trồng mía đường (mía nguyên liệu) Đà Bắc như đang ngồi trên đống lửa. Mía đã trổ cờ, đơm lau, rỗng ruột xơ xác mà ngóng hoài chẳng thấy thu mua. Biết bao mồ hôi, công sức có thể tiêu tan. Người dân và chính quyền đang mong mỏi Công ty Mía đường khẩn trương thu mua mía và có cơ chế hỗ trợ giảm bới thiết hại cho người nông dân.

 

Chúng tôi đến Hào Lý vào những ngày đầu tháng 3. Hào Lý là vùng trọng điểm mía nguyên liệu của huyện Đà Bắc cung cấp cho Công ty Mía đường Hòa Bình. Mía bạt ngàn mọc cờ và bắt đầu khô nỏ. Mía đang ngày càng mất nước, trở nên khô, xốp. Ông Đinh Công Xẩm, xóm Tân Lý buồn rười rượi: Nhìn mía mà như dao cứa lòng, đứt từng khúc ruột. Nông dân buồn bã thẫn thờ. Không biết bao giờ mới có thông báo chặt mía của công ty. Hằng năm bà con đã đã bán mía xong trước tết Nguyên Đán và có tiền tiêu tết, sắm sanh. Năm nào gia đình ông cũng thu năm ngoái thu 40 tấn, trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc cũng lãi được 15-20 triệu. Từ sau tết, mòn mỏi chờ cũng chẳng thấy xe mua mía. Mía khô quắt, cong queo, trổ cờ thoái hóa bắt đầu khô nỏ, trâu bò chẳng nhai được. Chẳng nhẽ bỏ đi hết. Ồng Đinh Công Thạch xóm Suối Thương giãi bày mệt mỏi: Bây giờ dân trồng mía rất buồn. Cây mía là cây chủ lực và phù hợp với đồng đất Hào Lý đã từng đem lại cơ hội ổn định cuộc sống và đổi đời cho người dân. Mía Suối Thương có năng suất được coi là cao đạt năng suất từ 60-80 tấn/ha. Cả xóm trồng 27 ha. Thế nhưng mía cũng đã trổ cờ rỗng ruột. Nhà máy mới thu chạy thu mua được 8 xe, mỗi xe cỡ 10 tấn, thì cũng được hơn 1 ha. Còn 26 ha mía đang ngóng chờ thu mua. Mía đang giảm chất lượng vì không được thu mua kịp thời, giá giảm, có nguy cơ chặt bỏ, hệ lụy là cuộc sống người dân hết sức khó khăn.

 

Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý Quách Công Khang cho biết: Cả xã có 425 hộ dân thì có 80% trồng mía nguyên liệu. Vụ mía 2015-2016, xã trồng cỡ 70 ha, tập trung ở hầu hết các xóm, trong đó nhiều nhất là Suối Thương có 27 ha, còn lại các xóm Tân Tiến, Tân Lý, Hào Phú, Quyết Chiến, Hào Tân…mỗi xóm xấp xi từ 5-10 ha. Cây mía nguyên liệu từng rất quan trọng đối với cuộc sống người dân Hào Lý. Người nông dân có tiền “cục”, trừ chi phí cũng được 20-30 triệu đồng/ha. Sau mỗi vụ ép, mía đem về cho nông dân trong xã hàng tỷ đồng. Hằng năm, mía được mua trước tết. Năm nay, nhà máy di chuyển về Lạc Sơn việc thu mua gặp khăn. Xã đã kiến nghị, công ty mía đường cũng đã hỗ trợ trung bình 1 triệu đồng/hộ để người dân ăn tết. Song cũng không thấm tháp gì. Đến nay, công ty mía đường mới thu mua được vài xe ở xóm suối Thương. Giá được mua 900.000 đồng/tấn. Đó là thời kỳ đỉnh cao. Mía để càng lâu, giá càng giảm, chắc chắn sẽ tụt xuống may mắn thì dao động từ 500.000-700.000 đồng. Và nếu không thu mua kịp thời sẽ đành chặt bỏ. Những năm tới, khả năng cao, Hào Lý phải từ bỏ cây mía đường. Và phải mất vài năm người dân mới ổn định cuộc sống. Nếu tháng 4 này, mới bán được mía, thì cũng đã qua khung thời vụ nhiều loại cây trồng. Chẳng thể trồng ngô và các cây màu khác. Cuộc sống người dân Hào Lý chủ yếu trông vào nông nghiệp sẽ rất khó khăn. Hiện thu nhập bình quân của xã mới đạt 14 triệu đòng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn rất cao ở mức 41%. Nếu mía không được thu mua thì rất nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng cơ cực.

 

Huyện Đà Bắc có gần 300 ha mía nguyên liệu, tập trung ở các xã Hào Lý, Cao Sơn, Hiều Lương, Toàn Sơn…Cho đến nay, lượng mía được Công ty thu mua không đáng kể. Mía bắt đầu hư hao, thoái hóa và trữ đường chắc chắn sẽ giảm và không còn được là bao. Người nông dân đang ngồi trên “chảo lửa” xót xa nhìn công sức, của cải có thể biến đi trong gió trời. Giải quyết vấn đề tiêu thụ mía nguyên liệu niên vụ 2015-2016 nằm ngoài tầm với của cấp ủy, chính quyền địa phương. Họ mong muốn Công ty mía mau chóng thu mua, thông báo cho người dân có kế hoạch chặt, thu hoạch mía, giảm đi những thiệt hại cho người nông dân. Nông dân trồng mía mong muốn Nhà nước có cơ chế hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản để giảm bớt khó khăn. Chính quyền địa phương cũng đang loay hoay tìm lời bài toán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho người nông dân khi công ty mía đường quy hoạch lại vùng nguyên liệu.  Hiện tại, người nông dân vẫn hy vọng vớt vát được chút nào và chắc chắn từ vụ sau sẽ phân vân suy nghĩ trước khi “đánh bạn” với cây mía nguyên liệu./.

 

 

 

                                                                       Lê Chung

 

 

Các tin khác

Ông Lường Văn Liên vẫn chưa hết bàng hoàng khi cơ ngơi của gia đình ông bị thiêu trụi chỉ trong 3 tiếng đồng hồ.
Giao thông  ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) còn rất khó khăn nên gây nhiều  trở ngại với  đời sống của  nhân dân.
Không trụ được tại nơi ở mới, gia đình bà Lường Thị Nhàng 

đã phải quay  về quê cũ, sống cảnh không ai quản lý.
Khúc hát Tiến quân ca trên đỉnh Pha Luông.

Ngược dòng sông Bôi

(HBĐT) - Đông sang, Xuân về sông Bôi đã trở nên hiền hoà, êm đềm, nhưng cứ vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm dòng sông trải dài trên 125 km này lại trở nên hung dữ với những dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn tung bọt trắng xoá. Tuy vậy, nó vẫn là người bạn chung tình của người dân Từ Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Lạc Long, Cố Nghĩa, Chi Nê, Khoan Dụ, Yên Bồng (Lạc Thuỷ) đến Thượng Tiến, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Nuông Dăm, Mỵ Hoà suốt bao đời nay.

Khắc sâu lời dạy, học Bác mỗi ngày

(HBĐT) - Với NSƯT Bùi Chí Thanh, niềm yêu kính Bác Hồ luôn ngự trị bất di, bất dịch trong trái tim ông, từ khi còn là chàng thanh niên hơn 20 tuổi đầy hoài bão và khát khao cống hiến hay đến khi đã trở thành người nghệ sĩ già tóc bạc đáng kính như bây giờ. Ông đã 6 lần được gặp Bác, trong đó, 3 lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện. Lần cuối cùng là năm 1962... Dù 54 năm hay xa hơn thế rất nhiều, ký ức mỗi lần gặp Bác vẫn vẹn nguyên và khắc sâu trong tâm trí ông những bài học vô cùng thấm thía.

Nơi dòng sông Đà tỏa sáng

(HBĐT) - Ngày nay, sông Đà không còn dữ dội của 130 thác, 170 ghềnh với “đá núi sắc nhọn như nanh vuốt và những cái hút nước cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như chực nuốt người”; không còn giống như một “gã say rượu” hung hăng mà đã trở thành một “cô gái bản”... xinh đẹp, dịu hiền. Những ai đã một lần được trầm mình vào dòng nước sông Đà êm ái mới thấu hiểu hết sự hùng vĩ của đất trời.

Angkor Wat - một lần trong đời nên đến

(HBĐT) - Campuchia là quốc gia cùng hai dân tộc Việt, Lào anh em cùng chung sống gắn bó trên bán đảo Đông Dương. Trong lịch sử, Vương quốc Campuchia từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng nhưng cũng đầy đau thương đẫm máu. Ngày nay, đất nước Campuchia đã có những bước phát triển ngoạn mục về kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Đặc biệt, tình hữu nghị anh em đã từng sống chết có nhau giữa Việt Nam và Campuchia vẫn vô cùng sâu đậm, bất chấp đâu đó có những thế lực âm mưu phá hoại, chia rẽ. Đó là cảm nhận của đoàn Nhà báo Việt Nam sau gần 10 ngày trải nghiệm trên đất bạn.

Niềm vui ấm no trên những bản Mường Lạc Sơn

(HBĐT) - Một mùa xuân mới lại về với những bản Mường Lạc Sơn. Mùa xuân với những niềm vui mới, sự ấm no thể hiện trên gương mặt của người dân.

Bài 2: Hướng đi nào cho mía tím Hòa Bình?

(HBĐT) - Đó là câu hỏi đang đặt ra cấp thiết khi tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím đứng trước những nỗi lo phẩm cấp, thị trường tiêu thụ không còn ổn định như trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục