Giao thông  ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) còn rất khó khăn nên gây nhiều  trở ngại với  đời sống của  nhân dân.

Giao thông ở xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) còn rất khó khăn nên gây nhiều trở ngại với đời sống của nhân dân.

(HBĐT) - Người dân xóm Hiềng, xã Noong Luông (Mai Châu) coi đường giao thông “xiềng xích vô hình” bởi nó trói buộc cái chân, bó cái khôn của bà con trong hành trình xóa đói - giảm nghèo.

 

Cách trung tâm xã Noong Luông hơn 5 km, sau con đường nhựa thuận lợi chạy đến hộ đầu tiên của xóm, đi tiếp khoảng 1,5 km đường đất là xuống đến trung tâm xóm Hiềng. Xóm có 82 hộ, 383 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm trên 95%. Là một trong những xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm qua, xóm Hiềng nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của các cấp. Đến nay, điện lưới quốc gia đã đến hầu hết các hộ. Chi trường mầm non và tiểu học được xây dựng đảm bảo. Hình thức canh tác của bà con ngày càng tiến bộ hơn.  

Thế nhưng, giao thông đang là rào cản đối với đời sống của người dân. Xóm Hiềng có 5 KDC, các khu nằm vắt vẻo trên những triền đồi, kết nối với nhau bằng những con đường mòn nhỏ hẹp, mưa xuống là nhão nhẹt bùn đất. Hiện mới có khoảng 0,6/3 km đường nội xóm được bê tông hóa. Dẫu đã quen đi bộ đến các KDC thông báo họp xóm nhưng trưởng xóm Hà Văn An cũng toát mồ hôi khi dẫn chúng tôi đến một số KDC trong xóm. ông An cho biết: “Mùa này còn đỡ, mưa xuống thì đi bộ còn khó chứ đừng nói là đi xe máy. Khổ nhất là lúc thu hoạch hoa màu, bà con phải gùi đi 2 km để bán”.  

Đến nhà ông Đinh Văn Tha, nằm ở tận cùng và là một trong những hộ nghèo nhất xóm. Đường vào nhà ông Tha quanh co, nhiều chỗ có tảng đá chắn ngang, rộng chỉ nửa mét và lên xuống dốc liên tục. Theo chia sẻ của anh Hải, con  ông Tha: Gia đình có 6 người nhưng chỉ có 2 lao động nên mỗi vụ gieo trồng được trên 10 kg ngô giống. Do đường trắc trở, thường thì anh chở ngô ra trung tâm xóm bán nhưng vừa rồi, thu hoạch đúng dịp mưa, anh phải gùi ngô 2 km ra đến đường nhựa để bán. Một ngày gùi được 2 chuyến, mỗi chuyến trên dưới 40 kg với giá 20 - 22.000 đồng/10 kg thì cũng chỉ được vài chục nghìn. Anh Hải buồn bã: “Từ khi chăm sóc đến lúc thu hoạch đã vất vả rồi, lúc bán còn khổ hơn. Ngoài xã, mọi người bán 25.000 đồng/10 kg bắp, còn trong mình chỉ từ 20 - 22.000 thôi. Rẻ vậy nhưng nhiều lúc chẳng ai mua”. Đối với xóm Hiềng, ngô và lạc là 2 cây trồng chủ lực (57 ha ngô, 65 ha lạc) và tình trạng bị thương lái ép giá thường xuyên xảy ra. 

Địa hình phức tạp không chỉ gây khó cho giao thông, 4 hộ trong xóm còn nơm nớp nỗi lo sạt lở trong mùa mưa. Điển hình như hộ ông Đinh Văn Hào bị sạt lở đến sát cột hiên nhà nhưng chưa có điều kiện để di rời. Hộ ông Đinh Văn Khai ở bên dưới dốc từ đường nhựa vào xóm vừa lo sạt lơ, lại vừa lo: “Mùa mưa, nhất là lúc xe ô tô đi qua mà đứng ngồi không yên, chỉ sợ xe trượt bánh, mất lái lao vào nhà thôi”. Ngoài ra, sự học ở xóm Hiềng cũng là vấn đề đáng bàn, số con em trong xóm học hết lớp thpt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xóm cũng chưa có nhà văn hóa và nhiều hộ phải đi dẫn nước ở các mó trên đồi... 

Dẫu đời sống còn nhiều khó khăn nhưng trưởng xóm Hà Văn An cho biết: Bà con đã nhận thức được vai trò của mình và lợi ích mà chương trình xây dựng NTM mang lại nên nhiệt tình hưởng ứng. Minh chứng là bà con đã hiến hơn 5.000 m2 đất để làm trường học, sân vận động và nền nhà văn hóa xóm. Mong các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm đến bà con xóm Hiềng, nhất là sớm hoàn thiện đường giao thông. 

 

                                                                      Viết Đào (CTV)

 

  

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục