Tuyến giao thông đường thủy, đoạn qua xã Khoan Dụ và Yên Bồng(Lạc Thủy) trở thành nơi tập kết, lưu chuyển hàng hóa.

Tuyến giao thông đường thủy, đoạn qua xã Khoan Dụ và Yên Bồng(Lạc Thủy) trở thành nơi tập kết, lưu chuyển hàng hóa.

(HBĐT) - Đông sang, Xuân về sông Bôi đã trở nên hiền hoà, êm đềm, nhưng cứ vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm dòng sông trải dài trên 125 km này lại trở nên hung dữ với những dòng nước đục ngầu, cuồn cuộn tung bọt trắng xoá. Tuy vậy, nó vẫn là người bạn chung tình của người dân Từ Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Lạc Long, Cố Nghĩa, Chi Nê, Khoan Dụ, Yên Bồng (Lạc Thuỷ) đến Thượng Tiến, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bình, Nam Thượng, Cuối Hạ, Sào Báy, Nuông Dăm, Mỵ Hoà suốt bao đời nay.

 

   Nhánh tả sông Bôi bắt nguồn từ xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, gồm rất nhiều dòng suối tạo thành, chảy qua các xã Độc Lập, Đú Sáng, Bình Sơn, Sơn Thủy rồi hợp lưu với nhánh hữu Bôi tại xã Thượng Bì. Các phụ lưu ở nhánh này gồm các suối: Sòng, Mùi, Sào, Cuối, Quèn Kẻo, Rút, Sáng Ngọc, Đúc, Khuộc, Mí, Sóng, Đông Ngoài, Măng, Mùn Dài, Khét, Rếch, Rèo, Đáy... và suối chính là suối Bãi Ma.Nhánh hữu sông Bôi cũng bắt nguồn từ nhiều dòng suối vùng Núi Hang, thuộc xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi ở độ cao 300 m, chảy qua các xã Thượng Tiến, Hợp Đồng, Vĩnh Đồng, Hạ Bì rồi hợp lưu với nhánh tả Bôi tại xã Thượng Bì. Các phụ lưu ở nhánh này gồm các suối: Đáy, Rộc Vá, Lồi, Cheo, Cả, Khang, Bãi Lau, Chiêng...Đoạn từ cầu Chiêng trên quốc lộ 12A đến xã Thượng Bì là nơi khai thác suối khoáng Kim Bôi.

  Từ xã Thượng Bì, sông Bôi chảy qua 2 tỉnh Hoà Bình và Ninh Bình, là nhánh chính đổ vào sông Hoàng Long. Có 2 nguồn nước khoáng đổ vào thượng lưu và hạ lưu sông Bôi là nước khoáng Kim Bôi và Kênh Gà (Ninh Bình). Trước khi đổ ra biển, sông Bôi đã lặng lẽ đi qua nhiều triền núi và thung lũng. Dọc đôi bờ sông là những cánh đồng xanh mướt, những khoang nước nổi tiếng nhiều cá tôm như Khoang Ngheo, Khoang Sim, Khoang Bờ. Ngoài những khoang sâu hút nước, sông Bôi cũng có nhiều bãi đá cuội lớn. Ở những khúc ấy nước sông rất nông và chảy lăn tăn. Theo cấu tạo địa chất, cứ hết một khoang nước sâu lại có một bãi đá. Đường qua sông là các bãi đá như thế và cũng là lối đi nối các làng Mường cổ dọc hai bờ sông.  

  Ngược dòng sông Bôi, với điểm cuối trên vùng đất Hoà Bình là xã Yên Bồng. Trải qua biết bao năm tháng, sông Bôi từng ngày chứng kiến những đổi thay trong đời sống của người dân an cư, lập nghiệp ở đôi bờ. Trên vùng đất Lạc Thuỷ, sông Bôi là tuyến vận tải quan trọng đối với sự phát triển KT-XH trong vùng. Hoạt động giao thông đường thuỷ trên tuyến sông Bôi rất sôi động, hàng ngày có hàng chục tàu có trọng tải từ 400- 600 tấn đến neo đậu, chờ bốc xếp hàng hoá lên tàu để chở hàng ra cảng biển. Hạ lưu sông đã hình thành nên các bãi sông trù phú và là nguồn nước tưới quan trọng cho hàng chục nghìn héc ta đất canh tác với những cánh đồng xanh mướt, những quả đồi lúp súp, chĩu chịt những cam vàng, bưởi xanh cùng nhiều loại cây trồng khác. Sông Bôi cũng là nơi đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân từ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt, sông Bôi đã góp tạo dấu ấn trong lòng du khách thập phương khi về với Lạc Thuỷ, với sông suối và núi non hùng vĩ tạo nên cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn là điều kiện để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch tâm linh. Sông Bôi còn là “Nhịp cầu” nối liền quần thể du lịch trên vùng đất Lạc Thuỷ với những điểm đến quen thuộc, hấp dẫn như di tích lịch sử cách mạng địa điểm Nhà Máy In tiền đồn điền Chi Nê; di tích khảo cổ học Hang Đồng Thớt, Động Tiên, di tích Danh lam thắng cảnh Quần thể hang động Chùa Tiên, Phú Lão; di tích thắng cảnh Hang Luồn, hang động núi Niệm cùng các di tích lịch sử văn hóa khác như Chùa An Linh (Yên Bồng); Đình Niếng (Hưng Thi); Đình Làng Chùa, Đền Niệm (Phú Thành). Đền Rem (TT Chi Nê); nhà thờ xứ đạo Khoan Dụ và nhà thờ Đồng Danh (Phú Thành); các khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Tâm, Minh Ngọc, Làng Đá Bạc đang trong quá trình hoàn thiện và đưa vào phục vụ khách du lịch, là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch của huyện Lạc Thủy nói riêng cho ngành du lịch tỉnh nói chung.

 Sông Bôi là một trong những tiềm năng, thế mạnh góp phần để huyện Lạc Thuỷ thúc đẩy phát triển KT-XH. Từ đó, 5 năm qua (2010-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện 13,8%/năm. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế 33,1%, giảm 0,6% so Nghị quyết; CN-XD 24,5%, tăng 2,5% so năm 2010; dịch vụ 42,4%, tăng 2,7% so với Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,2 triệu đồng. Năm 2015, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 57,8 tỷ đồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 31.335 tấn, đạt 108,05% Nghị quyết.

   Ngược dòng sông Bôi lên vùng đất Mường Động, Khu du lịch, nghỉ dưỡng nước khoáng Kim Bôi tại xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì thật sự là điểm đến lý tưởng, là món quà đầy ý nghĩa cho sức khỏe của mọi người với các dịch vụ tắm khoáng, tắm thuốc, tắm dược liệu và nhiều dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn khác. Cách đó chừng 5 km, nằm bện bờ sông Bôi thuộc địa bàn xã Sào Báy là Khu du lịch sinh thái Lạc Hồng đang trong quá trình hoàn thiện và đưa vào phục vụ  du khách, với cảnh sông nước hùng vĩ, sơn thuỷ hữu tình, thời tiết bốn mùa  trong lành, mát mẻ cùng những người dân hiền lành, chân chất, luôn níu chân khách bằng những ẩm thực dân dã và những lời ca, điệu múa, tiếng cồng nguyên vẹn bản sắc. Với nguồn sinh thuỷ dồi dào, sông Bôi đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Kim Bôi nhiệm kỳ 2010-2015 bình quân đạt 11,7%. Thu NSNN bình quân 15%/năm; Bình quân thu nhập đầu người đạt 14,38 triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 7,1%/năm.

   Tết đến, Xuân về dòng sông Bôi trong mát, hiền lành, êm dịu lại chứng kiến  những đổi thay từng ngày ở xứ sở Mường Động và vùng đất, con người Lạc Thuỷ. Ở đó có đến 7/31 xã của toàn tỉnh là Cố Nghĩa, Phú Lão, Trung Bì, Kim Bình, Nam Thượng đã về đích trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 

                                                                    Đức Phượng

Các tin khác

Học viết báo  bài học đầu tiên NSưT Bùi Chí Thanh quyết tâm học tập và làm theo Bác Hồ kính yêu.
Động thác Bờ đang trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trên tuyến du lịch lòng hồ Hoà Bình.
Bộ trưởng Bộ Thông tin Campuchia Khiêu Kanharith (ngoài cùng bên phải) tiếp và giới thiệu sơ bộ với đoàn Nhà báo Việt Nam về tình hình hoạt động của báo chí Campuchia.
Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống tạo việc làm cho nhiều phụ nữ.

Bài 2: Hướng đi nào cho mía tím Hòa Bình?

(HBĐT) - Đó là câu hỏi đang đặt ra cấp thiết khi tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím đứng trước những nỗi lo phẩm cấp, thị trường tiêu thụ không còn ổn định như trước.

Để mía tím Hòa Bình có đầu ra bền vững

(HBĐT) - Mía tím - cây trồng chủ lực của tỉnh ngày càng mở rộng diện tích, trở thành cây giảm nghèo và làm giàu trong những năm gần đây. Tuy nhiên ở 2 niên vụ 2014 - 2015, cây mía tím gặp không ít khó khăn để duy trì chất lượng ổn định và thị trường đầu ra bền vững.

“Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu”...

(HBĐT) - Không hiểu sao, trong chuyến đi ngược lên Lai Châu vào cuối năm 2015, những câu thơ của một thi sĩ viết từ những năm 80 của thế kỷ trước cứ vang vọng trong lòng: “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu/ Hoa ban nở thành người con gái Thái/ Đám mây bay trong thau nước gội đầu…”.

Xuân về vùng ven đô

(HBĐT) - Nếu chưa một lần đặt chân đến những xã NTM, nơi mà cả cấp ủy, chính quyền và nhân dân đang nỗ lực hết mình để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh sẽ không cảm nhận hết được không khí nhộn nhịp, niềm vui trước những đổi mới của nhân dân mỗi vùng quê này. ở nơi giấc mơ NTM đã được hiện thực hóa: xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), làng quê đã khoác lên mình chiếc áo mới. Nhân dân ngày càng sung túc, hạnh phúc để mỗi ngày với họ đều là mùa xuân.

Nhịp sống mới ở khu tái định cư Mai Sơn

(HBĐT) - Cơn bão lịch sử năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con nhân dân 2 xã Tân Mai và Phúc Sạn của huyện Mai Châu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, hơn 60 hộ dân 2 xã đã về định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) lấy tên mới là làng Mai Sơn. 5 năm sau ngày về nơi ở mới, cuộc sống của người dân đã dần đổi thay, hòa nhập với vùng đất mới.

Khó quá, đường về Táu Nà

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã Cun Pheo (Mai Châu) hơn 9km đường đất lầy lội, dốc đá, người dân xóm Táu Nà (một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh) đang trăn trở từng ngày với con đường dân sinh. Bao chuyện dở khó dở cười cũng từ đây…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục