Học viết báo  bài học đầu tiên NSưT Bùi Chí Thanh quyết tâm học tập và làm theo Bác Hồ kính yêu.

Học viết báo bài học đầu tiên NSưT Bùi Chí Thanh quyết tâm học tập và làm theo Bác Hồ kính yêu.

(HBĐT) - Với NSƯT Bùi Chí Thanh, niềm yêu kính Bác Hồ luôn ngự trị bất di, bất dịch trong trái tim ông, từ khi còn là chàng thanh niên hơn 20 tuổi đầy hoài bão và khát khao cống hiến hay đến khi đã trở thành người nghệ sĩ già tóc bạc đáng kính như bây giờ. Ông đã 6 lần được gặp Bác, trong đó, 3 lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện. Lần cuối cùng là năm 1962... Dù 54 năm hay xa hơn thế rất nhiều, ký ức mỗi lần gặp Bác vẫn vẹn nguyên và khắc sâu trong tâm trí ông những bài học vô cùng thấm thía.

 

Lần nào gặp Bác cũng rưng rưng xúc động

Nhớ lại lần cuối trong 6 lần ông được gặp Bác Hồ, NSưT Bùi Chí Thanh xúc động kể: Đó là năm 1962, tôi là đại biểu dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, Bác đã đến chúc mừng và nói chuyện với đại hội. Những lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện thế này, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Lần đó, Bác ân cần hỏi: “Bây giờ, sau mỗi buổi biểu diễn các cô các chú được bồi dưỡng những gì?. Chúng tôi thi nhau trả lời: “Thưa Bác, mỗi người được bồi dưỡng một bát cháo gà ạ. Người khác lại thưa: “Một bát phở ạ. Bác cười và nói: “Như vậy cũng tốt rồi. Bác diễn xong cũng được bồi dưỡng một cốc cà phê. Chúng tôi vỗ tay kéo dài, vừa cười vui sung sướng vừa rưng rưng xúc động niềm yêu kính Bác cứ trào dâng trong lòng. Cảm giác đó luôn xuất hiện trong những lần gặp Bác. Đến giờ nhớ lại tôi vẫn thấy vẹn nguyên và có sức lay động lớn lao

 

Cũng như những người làm văn hóa, văn nghệ cùng thời, NSưT Bùi Chí Thanh luôn cảm thấy may mắn khi được sống và làm việc trong thời đại Hồ Chí Minh. Đặc biệt may mắn khi trên hành trình của mình, ông đã 6 lần được gặp Bác: 3 lần được nhìn thấy Bác trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước mà người thanh niên trẻ Bùi Chí Thanh lúc bấy giờ tham gia phục vụ trong vai trò là người dẫn đầu Đoàn văn công Khu tự trị Thái - Mèo (sau đổi thành Khu tự trị Tây Bắc). Thấm thía nhất là 3 lần được trực tiếp nghe Bác nói chuyện về văn hóa nghệ thuật.

 

Nhớ lại những lần đó, NSưT Bùi Chí Thanh tâm sự: “Bản thân tôi là người chuyên tâm làm văn hóa, nghệ thuật nên vô cùng thấm thía tư tưởng của Bác về văn hóa nghệ thuật. Theo Người: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ văn hóa, nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân Thấm nhuần quan điểm đó, những người làm công tác văn hóa nghệ thuật chúng tôi luôn có sẵn sàng một kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động để cống hiến hết mình và đóng góp xứng đáng hơn vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước. 

 

Khắc sâu lời dạy, học Bác mỗi ngày

 

Với NSưT Bùi Chí Thanh, mỗi câu chuyện về Bác Hồ đều có sức lay động lớn lao và để lại trong ông những bài học đường đời sâu sắc. Sớm giác ngộ con đường cách mạng, năm 1952 - khi chưa đầy 20 tuổi, người thanh niên Bùi Chí Thanh được điều lên chiến khu Việt Bắc phục vụ T.ư Đảng, tham gia đại đội thanh niên xung phong do đồng chí Vũ Kỳ - thư ký của Bác làm đại đội trưởng. Lúc bấy giờ, đồng chí Vũ Kỳ đã nhiều lần kể cho các chiến sĩ nghe câu chuyện Bác Hồ viết báo để khuyến khích anh em cùng nhau học tập theo gương Bác, tức là vừa học vừa viết, vừa làm, vừa học, tự học và không ngừng tự học. Với riêng Bùi Chí Thanh mong muốn được gặp Bác đã nung nấu bắt đầu từ những năm tháng đó và càng thôi thúc mãnh liệt hơn qua từng câu chuyện về Người.

 

NSưT Bùi Chí Thanh khẳng định: Viết báo như thế nào là bài học đầu tiên tôi xác định cần học tập và làm theo Bác. Sau này, khi thử sức với nghề viết báo, biết phận mình ít học nên mỗi lần đưa bài đến tòa soạn, tôi thường trao đổi và nhờ các anh, chị biên tập góp ý để bổ sung, sửa bài. Khi bài được đăng, tôi đọc kỹ lại và đặt ra câu hỏi: tại sao phải sửa? sửa như vậy tốt hơn ở chỗ nào, hay hơn ở chỗ nào?... Bằng cách đó, tôi tự học mỗi ngày, kiên tâm trau dồi khả năng viết của mình, quyết tâm vượt qua chính mình để đóng góp nhiều hơn cho xã hội thông qua những bài báo đầy tâm huyết.

 

Để trở thành người chiến sĩ có ích trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, Bùi Chí Thanh luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải ba cùng với nhân dân. Bài học ba cùng được ông thuấn nhuần và biến thành sức mạnh tinh thần giúp ông lao động nghệ thuật bền bỉ trong gần 60 năm qua. Năm 1958, Bùi Chí Thanh theo học lớp bổ túc về nghệ thuật múa đầu tiên ở nước ta, rồi sang Bulgari làm thực tập sinh biên đạo múa. Từ đó đến nay, ông chuyên tâm hoạt động văn hóa, nghệ thuật, cống hiến quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian với nhiều công trình nghiên cứu giàu giá trị truyền thống: Di sản múa dân gian dân tộc vùng Tây Bắc (năm 1998), Nghệ thuật múa Mường (năm 2001), Tết nhảy của người Dao quần chẹt Hòa Bình (năm 2004), mới đây nhất là Văn hóa cồng chiêng của người Mường Hòa Bình (năm 2011), văn hóa người Dao quần chẹt ở Hòa Bình (năm 2014)  Các công trình nghiên cứu của ông luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, thể hiện sự dày công không mệt mỏi của người lao động nghệ thuật nghiêm túc. Nói về những đứa con tinh thần của mình, NSưT Bùi Chí Thanh chỉ khiêm tốn nhận: Đặc điểm chung và cũng là điều ông tự hài lòng nhất là cách thể hiện dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ. Bản thân ông luôn thấm thía lời dạy của Bác về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chính vì vậy tôi đã không ngừng rèn luyện, cố gắng truyền tải thông tin qua thứ ngôn ngữ rất giàu và đẹp của dân tộc mình.

 

“Của để dành" cho con cháu đời sau

 

“Nếu không học tập và làm theo Bác, chắc chắn tôi sẽ không được như bây giờ  NSưT Bùi Chí Thanh đinh ninh điều đó. Bao năm nay, niềm yêu kính Bác luôn ngự trị bất di bất dịch trong trái tim ông. Luôn thấm thía những giá trị nhân văn cao đẹp mà hết sức giản dị của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ông thường kể chuyện về Bác cho con cháu nghe để rồi từ ngày này qua tháng khác, nhẫn nại vun trồng những hạt mầm chân - thiện - mỹ trong tâm hồn các con, các cháu. 

Người nghệ sĩ già tâm sự: Sau bao nhiêu năm làm việc hết mình, đến nay, dù tuổi cao, sức yếu, công việc vẫn cứ tôi cuốn tôi đi. Con cháu lo lắng bắt tôi nghỉ nhưng tôi bảo: cái đầu còn nghĩ được, chân còn bước đi được, tay còn làm việc được, sao lại nghỉ. Thế là vẫn thức khuya, dậy sớm, tiếc công, tiếc việc, đau ốm nằm không yên với đống tài liệu đang nghiên cứu dở 

Nhìn vào cuộc đời và sự nghiệp của ông, người viết bài này thấm thía sâu sắc rằng, chính tinh thần làm việc hết mình và tình yêu cuộc sống là hai báu vật để đời, là của để dành vô giá mà người nghệ sĩ già đáng kính Bùi Chí Thanh mong muốn truyền dạy cho con cháu đời sau.

                                                                        

                                                                       Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục