Không trụ được tại nơi ở mới, gia đình bà Lường Thị Nhàng 

đã phải quay  về quê cũ, sống cảnh không ai quản lý.

Không trụ được tại nơi ở mới, gia đình bà Lường Thị Nhàng đã phải quay về quê cũ, sống cảnh không ai quản lý.

(HBĐT) - Trước khi di rời về nơi ở mới, xóm Nghịt, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) là nơi cư trú của bà con dân tộc Tày, biệt lập giữa núi rừng hoang vu. Cách trung tâm xã 9 km, chủ yếu là đường rừng, không thể đi xe máy nên xóm Nghịt thiếu thốn nhiều thứ: từ gạo, tiền đến cái chữ, chăm sóc y tế và ánh điện. Năm 2009, người dân trong xóm hết sức phấn khởi vì được các cấp quan tâm đưa đến nơi ở mới.

 

Sau nhiều phương án đưa ra, 19 hộ dân xóm Nghịt được chia ra nhiều nhóm chuyển đến các xã lân cận. Xã Tân Minh có nhiều hộ dân chuyển đến nhất với 14 hộ, trong đó có 2 hộ ở xóm ênh, 1 hộ xóm Yên, còn lại là ở xóm Tát. Thế nhưng người chuyển nhưng đất không chuyển, trong khi đến nơi ở mới, họ chỉ được hỗ trợ mua nền đất dựng nhà nên đời sống bấp bênh.

 

Chúng tôi đến khu Đầu Voi, xóm Tát, xã Tân Minh, nơi có nhiều hộ dân của xóm Nghịt về định cư nhất. Tất cả các nhà đều khóa cửa, không một bóng người. ông Lò Văn Viết, Trưởng xóm Tát cho biết: “Nhà họ ở đây nhưng thóc, lúa ở tận trong Nghịt. Ngày họ vào trong đó canh tác, tối mới về nên không có ai ở nhà”. Không có đất sản xuất nên sau 5 năm về xóm Tát, đời sống của người dân xóm Nghịt còn nhiều khó khăn, có hộ vẫn phải ở nhà tạm bợ. Hiện, nhiều hộ đã quay về xóm cũ để canh tác, những hộ còn trụ lại chủ yếu là có con nhỏ đang đi học.

 

   Từ xóm Tát, sau khi vượt qua những dốc cao ngoằn ngoèo dài hơn 2 km nơi lưng chừng núi, xóm Nghịt hiện ra với mái nhà sàn cũ kỹ. Bà Lường Thị Nhàng mời chúng tôi lên nhà uống nước. Bà cho biết, gia đình bà sau khi chuyển lên xóm Tát được một thời gian đã chuyển hẳn về xóm Nghịt vì quá khó khăn. Hiện chỉ còn gia đình con trai ở ngoài đó vì có 2 cháu nhỏ đang đi học nhưng ban ngày cả 2 vợ chồng cũng vào trong này canh tác. Hiện có 11 hộ cũng quay về như gia đình bà.

 

   Ông Lường Văn Tói (trước là Bí thư chi bộ xóm Nghịt) chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi phải gửi con nhỏ ở khắp nơi để chúng được học cái chữ nên khi được di rời đến nơi thuận lợi về đường sá, điện, trường học thì ai cũng mừng. Chúng tôi cảm ơn sự quan tâm của các cấp đã chuyển chúng tôi đến khu tái định cư là mong cuộc sống khấm khá, tiến bộ hơn. Có điều, không có đất canh tác, cuộc sống sẽ khó khăn, vất vả hơn nhiều. ông Tói cho biết thêm, khi chuyển ra nơi ở mới, mỗi hộ được hỗ trợ 20 triệu đồng để mua đất dựng nhà, trong đó, họ đã mất 10 triệu đồng mua nền nhà và 1 triệu đồng tiền phí làm bìa đất. Thêm nữa, nhiều hộ thuộc diện nghèo, khi chuyển sang xã Tân Minh không có đất canh tác, không có vốn để làm ăn là nỗi trăn trở của người dân mới định cư.

 

   Theo chia sẻ của người dân trong xóm, với 4,6 ha đất ruộng khá màu mỡ và đất rừng rộng họ tự tin có thể ổn định đời sống. Do chỉ cách trung tâm xã Tân Minh khoảng 3 km nên giải pháp chuyển xóm Nghịt về Tân Minh được người dân đánh      giá là hợp lý. ông Lường Văn Chung, nguyên là Trưởng xóm Nghịt bày tỏ: “Nếu xã Đoàn Kết không cắt đất hay chỉ cắt từ suối Nghịt sang Tân Minh, chúng tôi mong muốn được các cấp tạo điều kiện cho quay về quê cũ để yên tâm sản xuất và ổn định đời sống”. Đó cũng là nguyện vọng của những người dân nơi đây.

 

   Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lò Văn Đội, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Minh cho biết, đất ở Tân Minh hầu hết đều đã có sổ đỏ nên chính quyền xã mong cấp ủy quan tâm chuyển đất ở xóm Nghịt để nhập vào xóm Tát tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cũng như đảm bảo cho người dân an cư, lập nghiêùp. Trước những đề nghị đó, đồng chí Hà Thị Hằng, Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết khẳng định, xã Đoàn Kết không cắt đất bởi diện tích đất canh tác của xã cũng rất eo hẹp và dân số ngày càng đông. Các ban, ngành của xã Đoàn Kết đã xuống xóm để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân và báo cáo lên UBND huyện Đà Bắc. Nếu thật sự người dân muốn quay về, xã sẽ tạo điều kiện, đồng thời giãn dân từ các khu khác trong xã đến xóm Nghịt.

 

   Với thực trạng và câu trả lời của chính quyền hai xã có thể thấy, người dân xóm Nghịt quay về chỗ cũ theo dạng tự do, không ai quản lý và nếu để kéo dài nguy cơ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Do vậy, vấn đề này cần sự quan tâm, vào cuộc của các cơ quan chức năng để xử lý dứt điểm đảm bảo đời sống của người dân.

 

                                                                            

                                                          Viết Đào (CTV)

 

 

 

 

Các tin khác

Khúc hát Tiến quân ca trên đỉnh Pha Luông.
Tuyến giao thông đường thủy, đoạn qua xã Khoan Dụ và Yên Bồng(Lạc Thủy) trở thành nơi tập kết, lưu chuyển hàng hóa.
Học viết báo  bài học đầu tiên NSưT Bùi Chí Thanh quyết tâm học tập và làm theo Bác Hồ kính yêu.
Động thác Bờ đang trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trên tuyến du lịch lòng hồ Hoà Bình.

Angkor Wat - một lần trong đời nên đến

(HBĐT) - Campuchia là quốc gia cùng hai dân tộc Việt, Lào anh em cùng chung sống gắn bó trên bán đảo Đông Dương. Trong lịch sử, Vương quốc Campuchia từng có những giai đoạn phát triển huy hoàng nhưng cũng đầy đau thương đẫm máu. Ngày nay, đất nước Campuchia đã có những bước phát triển ngoạn mục về kinh tế, nhất là kinh tế du lịch. Đặc biệt, tình hữu nghị anh em đã từng sống chết có nhau giữa Việt Nam và Campuchia vẫn vô cùng sâu đậm, bất chấp đâu đó có những thế lực âm mưu phá hoại, chia rẽ. Đó là cảm nhận của đoàn Nhà báo Việt Nam sau gần 10 ngày trải nghiệm trên đất bạn.

Niềm vui ấm no trên những bản Mường Lạc Sơn

(HBĐT) - Một mùa xuân mới lại về với những bản Mường Lạc Sơn. Mùa xuân với những niềm vui mới, sự ấm no thể hiện trên gương mặt của người dân.

Bài 2: Hướng đi nào cho mía tím Hòa Bình?

(HBĐT) - Đó là câu hỏi đang đặt ra cấp thiết khi tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím đứng trước những nỗi lo phẩm cấp, thị trường tiêu thụ không còn ổn định như trước.

Để mía tím Hòa Bình có đầu ra bền vững

(HBĐT) - Mía tím - cây trồng chủ lực của tỉnh ngày càng mở rộng diện tích, trở thành cây giảm nghèo và làm giàu trong những năm gần đây. Tuy nhiên ở 2 niên vụ 2014 - 2015, cây mía tím gặp không ít khó khăn để duy trì chất lượng ổn định và thị trường đầu ra bền vững.

“Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu”...

(HBĐT) - Không hiểu sao, trong chuyến đi ngược lên Lai Châu vào cuối năm 2015, những câu thơ của một thi sĩ viết từ những năm 80 của thế kỷ trước cứ vang vọng trong lòng: “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu/ Hoa ban nở thành người con gái Thái/ Đám mây bay trong thau nước gội đầu…”.

Xuân về vùng ven đô

(HBĐT) - Nếu chưa một lần đặt chân đến những xã NTM, nơi mà cả cấp ủy, chính quyền và nhân dân đang nỗ lực hết mình để cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh sẽ không cảm nhận hết được không khí nhộn nhịp, niềm vui trước những đổi mới của nhân dân mỗi vùng quê này. ở nơi giấc mơ NTM đã được hiện thực hóa: xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), làng quê đã khoác lên mình chiếc áo mới. Nhân dân ngày càng sung túc, hạnh phúc để mỗi ngày với họ đều là mùa xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục