Cậu phụ xe cố gắng lục lại một lần nữa đống hàng hóa trong cốp, rồi lắc đầu. Thế là xong, nhà xe trả nhầm túi đồ của Cao cho khách nào rồi. 
- Tại cả ông nữa đấy, biết hôm nay mồng 3 mà còn về.
Mải nghĩ, Cao đã xách cái túi qua cổng nhà Mơ từ lúc nào. Đó là một cái đại lý phân bón và thức ăn chăn nuôi có tên Hải Mơ nằm chềnh ềnh như cái lô cốt ngay đầu ngõ. Hai đứa học cùng trường huyện, thế nào Mơ lại về làm dâu ở đây.
Nằm nhà, một hôm Cao mở cái túi của người lạ ra xem. Cuối cùng anh mới thấy một quyển sổ nhỏ nằm ở đáy túi.   Cao cố gắng lục lọi để tìm cho ra một cái tên ghi trong đó nhưng bất lực.
Đang mải mê, bỗng Cao nghe mẹ gọi:
- Mẹ đau lưng quá, ra đại lý Hải Mơ lấy hộ mẹ mấy bao cám cò. Xe bố vẫn cắm chìa khóa đấy. 
Cao ra đại lý, đứng nép hai người cùng xóm, khẩu trang bịt kín, Cao đọc tên mẹ, nhìn một người đàn bà trung niên lật trang sổ với khoản nợ riêng của mẹ mình dày đặc các con số, ngực Cao như bị đá đè. 
Húp qua bát canh rau nấu lá ớt, Cao nằm thở dài. Đời như một khúc ca buồn, có hát thế nào cũng không vui được. Cái gì cũng phải bắt đầu từ vốn liếng, như điện nguồn, như hạt giống. Bất giác, anh nhớ đến cuốn sổ. Bỗng Cao thấy có một lá thư được gài ở phía trong của bìa cuối. Bì thư được làm bằng giấy chứ không phải loại mua sẵn. Nhìn kĩ, nó mang hình một con chim bồ câu, cái mỏ gập vào cánh rất điệu. Phía trên có một hàng chữ: "Gửi mai sau, ai đó nếu có duyên sẽ gặp”.
Cao bàng hoàng khi mở bức thư ra, trong thư là hai mươi tờ năm trăm ngàn cáu cạnh. Cao lại thở dài. Nhưng rồi, anh nghĩ ra một lý do để tự thuyết phục mình: Thì mình chỉ mượn để làm ăn, mà cũng đáng, mình mất cái ba lô đầy kỉ niệm vào tay nó. Duyệt!
Chớm hè mà những cơn mưa đã hối hả như sợ chẳng kịp đưa dòng nước về với biển. Mẹ Cao ngồi sắp ra hai món tiền sau khi thu về vốn và lời lãi. Nhìn những đồng tiền đủ các loại cồm cộm, bám mồ hôi tay, bỗng Cao nhớ đến hai mươi tờ năm trăm ngàn mới cứng. Chẳng biết từ ngày lạc mất món tiền đó đến giờ, cô gái "điên điên” kia sống thế nào nhỉ? Nghĩ thế, Cao bước xuống bếp thấy mẹ đang thổi lửa.
- Con Mơ lại chả sướng đâu con ạ!
Mẹ không cần nhìn lên mà buông câu nói ấy khiến Cao đứng sững lại, chân vấp nhẹ vào bậu cửa bếp. 
- Sao mẹ lại nói với con như thế? 
- Mày đi vắng 7 năm, lần nào về cũng đàn đúm say sỉn. Chồng nó mất lâu rồi mày biết không?
- Mẹ nói gì? Chẳng phải chồng nó đi xuất khẩu lao động gửi tiền về thì nhà nó mới mở đại lý phân bón, thức ăn chăn nuôi đấy sao?
- Nhà ấy giấu đấy con ạ. Thằng Khang chồng nó sốc thuốc mất lâu rồi nghe bảo chôn luôn dưới quê. Từ lúc ông bố chồng tai biến, tất cả nhờ một tay con Mơ nó chèo lái cả. 
Như thế sợ Cao chưa hiểu ra, bà giục:
- Nó đang nói chuyện với bố mày ngoài phòng khách kìa, đến cả cái xe ga nó cũng bán, mày không nghe thấy tiếng con xe máy tàu của nó vừa lên dốc à?
Thoáng thấy Cao, Mơ có vẻ lúng túng. Nhưng rồi những câu chuyện của thời đi học lại giúp họ có vẻ tự nhiên hơn. Đợi khi cha mẹ đã mỗi người một việc, Cao hỏi bâng quơ:
- Mơ định sẽ kinh doanh mặt hàng này mãi sao?
Nói rồi chính Cao cũng thấy mình hỏi vô duyên. Nhưng Mơ thì toe toét cười:
- Không thì còn biết làm gì khác? Hỏi thế cũng hỏi. À, hay định bảo tớ lên góp vốn thả gà và ươm phong lan với cậu đấy.
Ai ngờ sáng hôm sau, mới bảnh mắt Mơ đã lên thật. Kế hoạch hợp tác được Mơ tiến hành theo kiểu áp chế khiến Cao không kịp phản ứng cứ phải dăm dắp làm theo đến bở hơi tai.
- Mình rút ra một kết luận - Mơ vừa nói vừa vặt một bông hoa xuyến chi đưa lên mũi ngửi: Cao từng làm nhiều việc nhưng chưa đến đâu đã bỏ thành ra không đâu vào đâu.
Cao không muốn cự lại vì quá mệt. Có bàn tay Mơ, như có phép màu, gà qué, cây cối cứ sinh sôi. Khi thu nhập đã ổn định, tất cả khó nhọc và lo âu đã ở phía sau, một hôm Mơ vân vê đuôi tóc nhìn Cao. Ngày xưa cái điệu vân vê tóc ấy làm Cao mê đắm.
- Tóc chúng mình bạc nhiều quá rồi Cao nhỉ?
- Thì mười năm rồi, Mơ định cứ thế… lên đây làm với Cao mãi à?
Mơ không trả lời, rồi như sực nhớ ra:
- Ngày xưa, Mơ với Cao có kiểu ảnh nào chụp chung không nhỉ? Hôm chia tay lớp 12 ấy.
- Có, nhưng mà, Cao để mất trong một lần đi xe khách.
Mơ lặng lẽ mở túi xách, lấy ra bức ảnh cũ xòe trước mặt Cao:
- Bức này đúng không?
Cao tròn mắt. Nhưng vừa kịp cho Cao thấy là Mơ lại cất ảnh đi ngay. Rồi Mơ lại hỏi:
- Cao còn nhớ ngày mới đi xuống huyện học, chúng mình có kỉ niệm gì không?
- Nhớ, mua hai cái túi du lịch màu xanh giống nhau.
- Ờ! (đôi mắt Mơ nhìn xa xăm). Cao đi nhiều, biết lắm, cái túi của Cao cũng bạc màu, túi của Mơ ít dùng nên còn mới. Vừa học được hai tuần cùng Cao thì Mơ phải bỏ học mà.
Có cái gì đó nghẹn trong lòng hai người. Cả hai đều lặng im, chỉ nghe thấy tiếng gió trong tán cây. Bất ngờ nắm bàn tay Cao, Mơ nhìn vào mắt anh:
- Đến giờ, Cao có thể tự làm những gì Cao muốn. Từ mai Mơ sẽ không lên đây làm với Cao nữa, cho Mơ xin lại cuốn sổ nhé.
Cao đứng như cái cây giữa vườn. Thôi đúng cái túi ấy, nét chữ ấy sao mình không nghĩ ra nhỉ? Nhưng tại sao mình lại cầm tiền của Mơ. Giờ Mơ đã biết thì sẽ phải nói thế nào?
- Là Mơ thử lòng cao đấy, xem cao có bản lĩnh dám làm điều gì ra hồn không? Mơ biết Cao khó khăn nhưng hay sĩ diện hão, đành làm cách này. Thôi trưa rồi, mình về đã.
Bóng Mơ và con xe cà tàng đã lướt xuống chân dốc. Từ đây xuống đó chỉ mấy bước chân, nhưng mà… Cao lấy xe máy cố đạp ga, đạp đến cái thứ mười mấy vẫn chưa nổ, chỉ có tiếng gió thổi xào xạc đám lá khô trong khu vườn…

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương

Các tin khác


Phía cuối đường xuân

(HBĐT) - Cỏ gianh lên xanh sau đồi. Mẹ lại nhìn tôi: "Thế con Xuân có xuống được không?”.

Nơi tuyến đầu…

(HBĐT) - Mỗi khi nghĩ về những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 hiện nay (đội ngũ cán bộ y tế, Công an, bộ đội…), lại chợt liên tưởng đến một đoạn trong bộ phim chiến tranh của Nga: Phim "Tinh cầu”, dù cuộc chiến chống dịch hôm nay không hề có bom rơi, đạn nổ. Để tạo điều kiện cho nhóm chiến sĩ đột nhập vượt qua chiến tuyến để lọt sâu vào sau lưng của phát xít Đức, hồng quân Liên Xô đã dùng pháo binh dội lửa đạn pháo để nhóm chớp thời cơ tiếp cận tiền duyên. Bình thường, con người phải cố gắng né hết mức có thể để tránh những lúc, những nơi bom rơi, đạn nổ, nhưng nhóm chiến sĩ phải lao vào vùng lửa đó để tạo nên những bất ngờ đối với đối phương. Vì thế, hình ảnh: trong ánh chớp của đạn pháo, họ đã lao lên và chìm lẫn trong khói thuốc súng, chìm vào bóng đêm cùng những tiếng nổ long trời, lở đất, thật ấn tượng. Chiến tranh và sự cảm tử anh hùng là như vậy. Hình ảnh đẹp, hào hùng đó cứ trở đi, trở tại trong tâm tưởng…khi nghĩ về những người trên tuyến đầu chống dịch hôm nay…

Nếu ai lên biên giới…

(HBĐT) - Ra Giêng, khi hơi hướng mùa xuân vẫn còn vấn vương khắp nơi, nhận được lời mời của đồng nghiệp ở nơi "con sông Hồng chảy vào đất Việt” - Lào Cai: Lên mùa này không chỉ đi các chợ phiên Cán Cấu, Bắc Hà, đèo Ô Quy Hồ, khám phá rừng Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan Xi Păng, danh thắng du lịch Sa Pa mà còn có thể lên biên giới, lên cột cờ Lũng Pô bên sông Hồng, thăm anh em đồn biên phòng và bà con vùng biên…

Hoa đào năm ấy

(HBĐT) - Sau gần 5 năm, ông Đình Huấn lại có cơ hội mở cuộc triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật của mình ở huyện vùng cao này. Khi ông đưa ra ý tưởng, bà nhà chỉ cười cười: "Cứ mò kim đáy biển đi… Biết đâu gặp được”. Rồi chính bà lại là người đi vận động tài trợ, làm các thủ tục có liên quan để có thể tổ chức cuộc triển lãm này. Có đến gần 10 nhiếp ảnh gia và họa sĩ nhận lời đồng hành cùng ông. Vì chỉ nghe đến cái tên địa danh đó, ai cũng ồ lên thích thú. Bởi chính họ cũng từng năm lần bảy lượt về đây trong các đợt thăm quan, thực tế sáng tác.

Niềm vui xuân mới

(HBĐT) - Trưa nay gặp bạn gái, Long không biết phải nói với Uyên thế nào về việc mẹ anh muốn Uyên đến nhà. Không rõ đó là "tín hiệu” đáng mừng hay là đáng lo đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục