(HBĐT) - Tháng tư về, lòng người lại náo nức bâng khuâng. Nhớ lại tháng tư năm 1975, cách đây vừa tròn 45 năm, cả nước vỡ òa niềm vui chiến thắng trong âm vang "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Tháng tư năm nay, cả nước và cả thế giới đang phải gồng mình chống dịch Covid-19 với tinh thần như Thủ tướng kêu gọi "Chống dịch như chống giặc”. Toàn dân đang trong cuộc chiến gian lao vất vả, căn cơ mà hết sức bình tĩnh.
Ngoài trời tháng tư về nắng vàng
dìu dịu, những bàn chân đi nhè nhẹ sợ lay động đến thời tiết nửa hạ, nửa xuân.
Nắng tháng tư vòm trời xanh, mây
trắng bồng bềnh bình dị trôi. Tháng tư bao giờ cũng để trong lòng ta nỗi hoài
niệm cả dân tộc dồn về cho một chiến dịch, một trận tổng tấn công giải phóng
miền Nam. Đến hôm nay, sau 45 năm giải phóng, đi suốt chiều dài đất nước đã có
bao nhiêu nghĩa trang liệt sĩ, bao người đã hy sinh cho một dân tộc có truyền
thống đánh giặc anh hùng. Lịch sử mãi mãi còn ghi khắc sâu những người con đã
ngã xuống cho non sông đất nước và chói lọi vàng son những địa danh lịch sử.
Những người lính trẻ đi qua tháng
tư năm 1975, hôm nay ai còn, ai mất. Người còn cũng đã già yếu, trên mình mang
thương tật. Nhưng ra khỏi chiến tranh trở về hậu phương lại nhẫn nại, kiên
trung toát lên phẩm chất bộ đội Cụ Hồ. Đinh ninh lời cha dạy "Dù chức tước gì,
làm gì khi về quê vẫn phải giữ phép tắc”. Lời dậy đó vẫn mãi khắc sâu của những
người một thời gian nan, sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Miên man tháng tư về nhớ mùa hè
năm 1973, con trai người chị gái vừa học xong cấp 3 đã xung phong nhập ngũ, lặn
lội chiến trường từ Bắc vào Nam. Trong cuộc tổng tiến công đã ngã xuống trên
mặt trận Xuân Lộc, cửa ngõ tiến vào Sài Gòn.
45 năm, chị đã trở thành người
thiên cổ, hình ảnh chị nhỏ nhắn nhanh nhẹn bươn trải nuôi con gánh vác bên nhà
chồng, bên nhà bố mẹ mà vẫn vui tươi không một lời kêu ca phàn nàn.
Trưa tháng tư, vườn nhà có mấy
cây nhãn vẫn tốt tươi ra hoa một màu nhạt của hoa và màu xanh của lá, sớm ra
bầy ong đã bay cần mẫn đi hút nhụy hoa về làm mật. Gió tháng tư mang hương hoa
về ngút ngàn bờ sông làm nao nức lòng người.
Nhớ tháng tư, ngày chị tiễn đứa
con trai lên đường nhập ngũ, chị bước đi nhanh nhẹn, vóc người thon thả của
người dân quê cần mẫn, tiện tần, lo toan. Lúc tiễn con lên đường, trong lòng
vẫn ôm ấp niềm thương nhớ khi chia tay đứa con trai đầu lòng ra trận mà nhẹ
nhàng nhỏ nhẹ với con "Con đi nhớ bằng anh bằng em, mẹ chờ ngày con về”.
Nói rồi chị vội quay đi để tránh
sự quyến luyến bịn rịn của kẻ người đi người về. Thế rồi, xông pha ở chiến
trường mới hơn hai năm, con chị đã ngã xuống một sáng tháng tư.
Hoài niệm tháng tư, nhớ người đã
đi xa mà lòng náo nức:
(HBĐT) - Mẹ đặt tên chị là Nhàn, còn tên tôi là Hương. Nhàn là nhàn hạ, an nhàn. Hương là hương thơm, tỏa hương cho đời. Mẹ muốn hai chị em tôi sau này đều được sung sướng, không phải lặp lại cuộc đời cơ cực, bất hạnh như mẹ. Mẹ bảo, dù khổ thế nào, mẹ cũng sẽ cho hai chị em tôi đi học như người ta. Trước là để biết cái chữ. Sau nữa là để sống có ích, để không bị người đời coi thường. Mùa nào việc ấy. Khi mót lúa, mót khoai; khi mò cua, bắt ốc; khi lại kéo tép, tát cá. Mẹ có thể nhịn đói, có thể ăn khoai, ăn sắn chứ nhất định không để chị em tôi thiếu bữa cơm trắng. Hai chị em tôi cứ thế lớn lên từ đôi bàn tay chai sần, đen đúa của mẹ. Nhưng rồi… khi chị Nhàn lên 9, tôi lên 7, mẹ đã đột ngột ra đi giữa một ngày mưa tầm tã ngoài đồng. Thương mẹ, chị em tôi khóc cạn nước mắt. Nắm tay tôi, giọng chị khản đặc:
(HBĐT) - Sau khi sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình theo Nghị quyết số 830, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. TP Hòa Bình được mở rộng không gian, mở ra cơ hội liên kết vùng, tạo thêm động lực cho sự phát triển nhiều mặt của tỉnh, song trước mắt cũng đặt ra nhiều thách thức. Làm sao bố trí cán bộ cho đúng, hợp lý và quản lý sử dụng các tài sản công (như đất đai, nhà cửa, các công trình phúc lợi công cộng) sau sắp xếp cho tốt đang được đặt ra. TP Hòa Bình ngày nay đã tiếp giáp với TP Hà Nội, toàn bộ vùng hạ du sông Đà, vùng đồng bãi, đồi núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn đã nằm trong thành phố.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Sơn Nam, một người bạn cũ từ TP Hồ Chí Minh trở về quê hương "rừng cọ, đồi chè” Phú Thọ đúng vào tháng 3. Bạn chia sẻ dòng trạng thái trên facebook: Cũng hơn 10 năm rồi mới được đứng dưới cây gạo cổ thụ ngay đầu làng vào đúng dịp tháng 3. Là một sự ngẫu nhiên, nhưng cũng như sự sắp đặt để khơi gợi lại kỷ niệm. Chẳng nhớ ai đã trồng và trồng năm nào mà khi lớn lên, đi học đã thấy cây gạo xù xì, vươn cao. Hồi nhỏ, chỉ quan tâm những tổ chim la đà trên cành cao.