(HBĐT) - Trước đây, anh XX được bạn bè cũ đánh giá là chân chỉ hạt bột lắm, hiền lành như đất ấy, chứ đâu có “hoành tráng” như bây giờ... Từ ngày “phụ huynh” phất như diều gặp gió, hưởng lộc nhiều, nên anh cũng thấy mình phải thật thay đổi để đáp ứng được thế đứng của gia tộc.

 

Quả thật, anh cũng đã là người thành đạt, ít là trong con mắt của gia đình... Điều quan trọng hơn là sau đấy, chuyện “cơm, áo, gạo, tiền”, đối với anh là chuyện nhỏ, vặt vãnh. Anh giờ chỉ dành thời gian cho việc xây dựng các mối quan hệ làm ăn... Mỗi khi xuất hiện ở đâu đó, bao giờ anh cũng thật nổi bật và có nhiều điều “đặc biệt”...

  

Dạo tham gia lớp bồi dưỡng ở Hà Nội, khi đến màn nộp tiền cho lớp, cho tổ, anh đưa nộp mấy tờ “đô-la” xanh ngắt, khiến cô tổ trưởng đỏ mặt vì thấy “quê”, vì chẳng biết quy đổi thế nào. Anh gắt: “không cần phải trả số dư!”. Từ đấy, không hiểu sao, khắp trường đều biết đến biệt danh anh XX “đô-la”. Chuyện khó xử đó, còn diễn ra đối với chị bán căng tin và nhất là mấy anh lái taxi ở cổng trường. Khá nhiều cuộc, anh đứng ra khao tổ và “tung” những đồng “đô” ra khiến mấy nhà hàng gần đó “ngưỡng mộ” luôn luôn.  Nhiều người hay nhìn anh xì xào, mỗi khi anh tản bộ khuôn viên nhà trường. Có người trầm trồ “sướng nhỉ”, có bác thì nhếch môi cười. Nhưng dịp tết vừa qua, bạn cùng lớp đã không còn “thần tượng hoá” như trước nữa. Hôm họp lớp đầu năm, anh “bận” nên không dự được, nhưng anh đã kịp “ném” cho bốn tổ trưởng 4 tập lì xì màu đỏ. Khi mọi người mở ra với tâm trạng ngổn ngang... Anh mừng bằng “đô”, “máu” chưa nào, đúng là người thức thời thời mở cửa?! Chỉ biết rằng, ngày anh đến lớp, trong ngăn bàn của anh có  chiếc phong bì đựng những bao lì-xì đỏ chót cùng dòng chữ: “Tôi là người Việt Nam, nên không cần những đồng lì-xì thế này”. Từ đấy, không còn thấy ai hưởng ứng mỗi cuộc anh “phát động” ra quán ăn ngoài phố “đập phá” nữa. Cũng từ đó, ít khi thấy anh quăng ví ra bàn, cùng những tờ “đô xanh” lấp ló mép ví nữa.                                                            

 

 

                                                                                           Bùi Huy

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

20 phút… ôm đầu

(HBĐT) - Chuyến xe khách chạy về HN đón khách ở điểm M. Người đàn ông lên xe có vẻ thành đạt: complê khá mốt, tóc xịt gôm, nước hoa I-ta-lia thơm sực nức, dù có vẻ tuổi cũng U50 rồi. Hất hàm. Đi thôi, rồi cau có: Sao ghế ngồi chẳng êm chút nào. Chiều tối rồi, nên mọi người ngồi trên xe đã ngủ gật gù. Bỗng choàng tỉnh bởi có tiếng mèo cái rên như khi gặp bạn tình. Có bà già còn rú lên vì sợ. Nhưng chủ nhân của chiếc điện thoại kia lại tỉnh bơ như không (sau khi nhếch mép cười vì nét “quê mùa” của bà lão).

Món quà đầu năm mới

(HBĐT) - Duyên về làm dâu nhà mế Thoan hơn nửa năm nay rồi. Là con gái người Kinh về làm dâu bản Mường, duyên thấy bỡ ngỡ đủ điều, từ nết ăn, ở đến phong tục của gia đình nhà chồng.

Những tấm lòng thơm thảo

(HBĐT) - Cả ngõ phố này, ai cũng thấu hiểu hoàn cảnh của Linh. Sinh ra cùng trang lứa, nhưng với Linh cuộc đời chẳng cho Linh nụ cười hạnh phúc. Bố mất sớm vì căn bệnh hiểm nghèo. Hai mẹ con côi cút nuôi nhau.

“Cái bụng” con chị Mơ...

(HBĐT) - Con gái đầu chuẩn bị sang tuổi 18 và chị Mơ ở xóm bên cũng ngỡ như mình... đang ở tuổi đôi mươi như con mình. Nên, khi thấy những dấu hiệu của con gái mình với “các anh” trong xã, trong xóm, chị càng để ý tợn và có phần tự hào.

Biểu diễn... thể thao

(HBĐT) - Lâu ngày không vào “xới”, chiều nay bác X xách cây vợt cầu lông sang CLB thể thao của công ty Y. Cơ sở vật chất có khác thật. Nhưng nhìn kỹ, thì mỗi sân đã được phân định rõ về vị trí, cũng như “đẳng cấp” của người cầm vợt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục