(HBĐT) - Từ ngày Thạch Sanh bị buộc thôi việc, trở về vùng rừng xanh, núi đỏ, gia cảnh ngày càng trở nên túng bấn, cả nhà lúc nào cũng rối như tơ vò.
Sau nhiều lần thăm dò, nhiều đêm trăn trở, vợ chồng Thạch Sanh quyết định mở nghề mới: trông giữ trẻ bởi nghe những lời Thạch phu nhân lập luận cũng có lý: “Các trường mầm non ở quê mình từ chối không nhận trẻ từ 3 - 17 tháng tuổi mà lứa tuổi này đâu có hiếm, nhiều nhà muốn gửi mà có ai dám nhận đâu. Chàng chỉ việc hái củi, ra chợ sắm ít xô, chậu, nồi xoong, bát, đĩa, dăm, bảy chiếc chăn, chiếu, khăn mặt, mấy thứ đồ chơi rẻ tiền, vài ba bức tranh hoa, quả xanh, đỏ, tím, vàng..., còn lại em lo tất, nuôi một đàn con nhà mình, em đầy kinh nghiệm rồi”.
Sau vài ngày lau dọn nhà cửa, bếp núc, sắm sanh mấy thứ đồ đùng, căn nhà chật hẹp, không sân chơi và ánh sáng lờ mờ của vợ chồng Thạch Sanh đã trở thành nơi trông giữ trẻ duy nhất trong vùng với biển hiệu rõ oách “Nhà trẻ tư thục Họa Mi - nhận trông giữ trẻ từ 3 - 17 tháng tuổi”.
Phát kiến mở nhà trẻ tư thục của vợ chồng Thạch Sanh dường như là cứu cánh cho nhiều gia đình có trẻ nhỏ ở vùng rừng xanh, núi đỏ. Hàng chục ông bố, bà mẹ trẻ đưa con đến gửi mà không cần biết quy chế, quy định về chăm sóc, giáo dục trẻ, cũng không cần hồ sơ, hợp đồng và đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ ra sao. Đương nhiên “cô giáo Thạch” cũng không có khái niệm sạch, đẹp, an toàn và chưa bao giờ có sự phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, thậm chí dùng 1 chiếc khăn mặt chung cho 3 trẻ cùng lúc. Hôm nào quá bận hay thực phẩm khan hiếm còn bớt khẩu phần ăn của trẻ. Trẻ có tập lẫy, tập bò cũng mặc. “Cô giáo Thạch” còn để tóc lòa xòa xuống mặt khi bế trẻ, móng tay để dài, cáu bẩn, nhiều lần làm xước da của các cháu, quần áo thì mặc chẳng khác gì đi làm nương...
“Có chỗ gửi còn hơn không”, nhiều gia đình nghĩ vậy nên “tặc lưỡi” bỏ qua. Những tưởng mọi việc suôn sẻ nhưng dạo đầu năm thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài mà lũ trẻ ở nhà trẻ tư thục Họa Mi vẫn phải chơi, phải nằm trên chiếu rải dưới nền nhà, lúc ngủ thì đắp bằng chiếc chăn chiên mỏng dính, khi rửa ráy thì chỉ có nước múc từ giếng lên lạnh như kem... Vậy là trẻ đến lớp cứ vắng dần vì hết cháu này viêm phổi, đến cháu kia viêm họng, ho sốt, sổ mũi, nhức đầu, tiêu chảy. Mấy người hàng xóm rỗi rãi sang chơi thấy nhà trẻ tư thục Họa Mi vắng tanh buột miệng hỏi: “Sao dạo này im lìm thế, không có trẻ bi bô cũng đìu hiu nhỉ?”. “Cô giáo Thạch” buồn rầu phân bua: “Những đứa ốm thì bố mẹ cho đi bệnh viện, những đứa khác thì bố mẹ gửi hết bà nội, bà ngoại rồi”.
Chưa đầy một năm Nhà trẻ tư thục Họa Mi của vợ chồng Thạch Sanh đã tự đóng cửa vì chẳng có trẻ nào. Xoong, chậu, bát, đĩa, tranh, ảnh, đồ chơi mua sắm ngày nào giờ xếp đầy gậm giường mà nhà nghèo vẫn hoàn nghèo.
Đại Quang
(HBĐT) _ Đang đánh vật với cái báo cáo cuối năm, Thạch Sanh bỗng nghe tiếng nhạc chuông réo rắt “Anh muốn sống bên em trọn đời...”. Bấm nút Oke, Thạch Sanh nghe tiếng bác Lý Thông: “Chú đến ngay quán Cây Si nhé. Bận à! Bận cũng phải đến, không được lý do nghe chửa!”.
(HBĐT) - Bác X. ở phố nọ, vốn nổi tiếng là người cứng rắn và hay chuyện, thế mà vừa rồi bác vừa kể vừa rơi nước mắt về một câu chuyện mới lạ chứ. Hớt hải từ đầu ngõ ra cuối ngõ, bác tạt vào nhà bạn chí cốt, sau mấy tin nhắn, vài phút sau đám bạn già đã có mặt khá đông đủ. Rồi câu chuyện được kể. Mà vấn đề chính là chưa kể bác đã rơi nước mắt?!
(HBĐT) - Sau những bê bối từ vụ “xã hội hóa giáo dục” bị buộc thôi việc, bỏ về vùng rừng xanh, núi đỏ kiếm kế sinh nhai bằng nghề đốn cây, săn thú, cuộc sống gia đình Thạch Sanh trở nên khốn đốn vì lâm luật ngày càng xiết chặt.
(HBĐT) - 5 giờ 30 phút sáng nay, bác H ở dãy phố nọ đã lọ mọ dậy đi tập thể dục. Khiếp, ê ẩm cả người, ê ẩm cả tai. Đêm qua, con bé nhà hàng xóm, đang tuổi “teen” sinh nhật, đông khách quá, cứ nườm nượp quà, hoa, đủ các thành phần.
(HBĐT) - Một sáng chủ nhật của một ngày giữa tháng 11, Hòa theo ông nội đi phố. Đang đi trên hè phố, phố ngày chủ nhật trời nắng nhẹ, người đông đúc. Hòa đang chăm chú ở quầy háng bán đồ lưu niệm và có ý định chọn mua một thứ làm quà tặng cô giáo chủ nhiệm nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
(HBĐT) - Đi học về, bé Ly nhắc mẹ: - Tối nay họp phụ huynh mẹ ạ. Cô dặn khi bố mẹ đi họp nhớ mang theo khoảng gần 2 triệu đồng để đóng góp các khoản. Chị Liên đang chuẩn bị bữa cơm chiều dừng tay hỏi lại con gái: - Con có nghe nhầm không? Làm gì mà đóng góp nhiều tiền thế. Mất đứt tháng lương của mẹ rồi.