Sau những vụ việc tai tiếng của phò mã, nấn ná mãi vua cha cũng miễn cưỡng bút phê cho Thạch Sanh về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ. Nhậm chức mới, chàng tiều phu vui buồn lẫn lộn. Vui vì có việc làm lại là cán bộ quản lý hẳn hoi. Buồn vì bằng cấp không có nên suốt ngày phải nghe lời ong, tiếng ve của người nọ, người kia chê bai, coi thường về trình độ, năng lực, nhất là chuyện Hiệu trưởng nhưng “chưa đạt chuẩn”.

 

Hôm ấy, Thạch Hiệu trưởng đang vò đầu, bứt tai vì không biết kiếm đâu ra một khoản tiền để “Vui lòng cấp trên, vừa lòng cấp dưới” nhân dịp Tết đến, xuân về thì ông anh kết nghĩa ào đến như một cơn gió. Cũng chẳng kịp chén chú, chén anh để hàn huyên chuyện này, chuyện nọ, ông anh kết nghĩa chỉ ghé sát vào tai Thạch Hiệu trưởng thầm thì rồi quay đầu đi luôn. Không biết anh em họ to nhỏ những gì, nhưng ít ngày sau Hiệu trưởng Thạch triệu tập toàn bộ Hội đồng sư phạm nhà trường công bố quy chế mới. Quả là mới thật, vì theo quy chế tất cả học sinh khi đến trường nếu mắc các lỗi: không mặc đồng phục, không đeo khăn quàng đỏ, đến muộn giờ, không thuộc bài, gây gổ đánh nhau với bạn... đều bị phạt tiền, với mức phạt 20.000 đồng/một lỗi. Đại diện hội cha mẹ học sinh cũng được triệu đến để quán triệt và dù chưa “thông” với quy chế mới nhưng cũng đành “Ngậm bồ hòn làm ngọt” vì ai cũng hiểu “qua sông thì phải lụy đò”. Quy chế ngay lập tức được thực thi. Tuổi học trò vốn hiếu động và không tránh khỏi lơ đãng trong chấp hành nội quy, quy định của nhà trường nên dễ mắc lỗi, khiến các cô giáo chủ nhiệm thêm vất vả với việc thu tiền phạt. Đương nhiên, học sinh không tự giác nộp thì giáo viên phải gọi điện, nhắn tin đến cha, mẹ để đôn đốc. Từ ngày thực hiện quy chế mới, quỹ của trường cũng “rủng rỉnh” hơn nên Thạch Hiệu trưởng rất tự đắc vì mình đã tạo được bước đột phá.

 

Nhưng từ khi quy chế mới được ban hành đã xảy ra không ít chuyện dở khóc, dở cười. Nhiều học sinh phải để dành tiền ăn sáng để nộp phạt nên có em chưa hết tiết ba đã bị tụt đường huyết phải đưa đi cấp cứu. Nhiều học trò gia đình khó khăn phải bán cả gà, ngan, vịt để nộp phạt cho con vì sợ bị hạ hạnh kiểm, thậm chí có bậc phụ huynh vì không có tiền đã mang thóc đến trường để nộp phạt cho con, khiến văn phòng nhà trường trở thành một kho thóc nhỏ.

 

“Tiếng lành đồn xa, tin dữ đồn xa”, việc thực thi quy chế mới của Thạch Hiệu trưởng đã đến tai các nhà chức trách. Qua thanh tra thì “bước đột phá” của Thạch Hiệu trưởng hoàn toàn vi phạm quy định của Luật Giáo dục. Một lần nữa, triều đình lại phải hạ bút, đóng triện ra quyết định buộc thôi việc, đuổi phò mã Thạch về quê làm nghề cũ.

 

 

                                                                            Đại Quang

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Dịch vụ trọn gói”

Sau những vụ bê bối, bị buộc thôi việc, Thạch Sanh phải trở về nghề cũ với bẫy, nỏ, cung, rìu khiến cuộc sống gia đình ngày càng thêm nheo nhóc, thiếu thốn. Vì quá thương con gái lam lũ và lũ cháu lít nhít, vua cha đành muối mặt xin cho Công chúa vào làm ở Bệnh viện Đa khoa vùng rừng xanh, núi đỏ. Sau một khóa đào tạo “cấp tốc”, Thạch phu nhân được điều về làm nữ hộ sinh tại Khoa sản.

“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Sau một loạt những vụ bê bối của Thạch phò mã đã khiến nhà vua rất khó xử với quần thần nhưng vì quá thương công chúa cùng đàn cháu ngoại, vua cha đành miễn cưỡng sắp xếp cho Thạch Phò mã một chức quan nho nhỏ. Vậy là từ hôm ấy chàng tiều phu được giao chịu trách nhiệm làm Trưởng phòng vật tư, thiết bị ở bệnh viện nơi vùng rừng xanh, núi đỏ.

“Cờ bạc ngóng”

(HBĐT) - Chán nản với nghề cũ chàng tiều phu Thạch Sanh trèo đèo, lội suối “bữa đực, bữa cái”, thời gian chủ yếu là vắt vẻo trên chiếc trõng tre với chai rượu nút lá chuối và vài củ lạc cho qua ngày. Hôm ấy, đang nửa tỉnh, nửa mê chàng tiều phu bỗng nghe tiếng gõ cửa, ngỡ ngàng thấy mẹ con bà hàng xóm quà bánh khệ nệ bước vào. Chủ nhà chưa kịp rót nước, khách đã vồn vã: “Mẹ con tôi nghĩ mãi rồi mới quyết định sang nhờ vả chú. Dù sao chú cũng là phò mã lại từng công tác ở huyện nên quan hệ rộng. Sắp tới có đợt thi tuyển viên chức, chú chạy chọt lo giúp, chi phí hết bao nhiêu nhà tôi bán bò, trâu, lợn gửi chú”. Lúc đầu chàng tiều phu chối đây đẩy nhưng thấy mẹ con bà hàng xóm cứ năn nỉ, ỉ eo đành “tặc lưỡi” nhận lời.

“Đa năng”

(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.

Mô hình điểm

(HBĐT) - Sau một số vụ việc tai tiếng bị buộc thôi việc, để tránh phải nghe những “lời ong, tiếng ve” và cũng để kiếm kế sinh nhai, chàng tiều phu quyết định bìu ríu vợ con rời chốn phồn hoa về với nghề cũ. Nhưng thời buổi này, chim muông trong rừng cũng ngày một khan hiếm, cua, ốc, cá, tôm cũng ít dần vì ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nên quần quật suốt từ tờ mờ sáng đến chạng vạng tối Thạch Sanh không kiếm đủ cái ăn, cái mặc cho vợ con.

Nàng tiên mùa hạ

(HBĐT) - Tháng 6 về, trời trong xanh, nàng tiên mùa hạ được Ngọc Hoàng phái xuống hạ giới. Từ trên cao giữa những đám mây trắng, mây hồng, nàng bay qua những cánh rừng già, đồi núi, con suối tuôn dòng nước dội xuống trắng xóa từ lưng chừng núi. Nàng tiên đội chiếc vương miện, tuôn mái tóc chảy dài, tha thướt, bộ xiêm y lộng lẫy, rực rỡ như được kết bằng những tia nắng và những màu sắc của hoa mùa hạ phượng hồng, bằng lăng tím…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục