(HBĐT) - Nước suối chảy trước nhà nhưng trên vườn trồng rau và cây ăn quả lại thiếu nước tưới. Sau những ngày tìm hiểu, mày mò lắp thử, anh Trần Văn Thuấn ở xóm Khụ, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã lắp thành công máy bơm nước lên đồi bằng sức nước đơn giản với chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng.

 

Chỉ với 1 triệu đồng, anh Trần Văn Thuấn  đưa nước từ suối lên đồi với sức nước.

 

Với mảnh vườn hơn 3.000 m2, anh Thuấn trồng rau và cây ăn quả. Để có nước tưới, anh thường xuyên phải đặt máy dưới suối để bơm nước lên. Từ suối lên đến vườn cao hơn 10 m với chiều dài khoảng 50 m. Mỗi lần bơm như thế rất mất công. Từ kéo dây điện, lắp máy, dẫn ống tưới, khi bơm nước xong phải cất máy tránh mất cắp. Đối với cây ăn quả ít tưới đỡ ngại, cây rau phải tưới thường xuyên. Tuy nhiên, theo anh Thuấn, chi phí tiền điện bơm nước hàng ngày để trồng rau không nhỏ. Nhiều hôm bận việc không tưới được cây khô, chậm phát triển hoặc chết. Do vậy, để giảm chi phí, cung cấp nước thường xuyên cho cây và công lao động thì cần phải bơm nước tự động và không mất chi phí tiền điện. Suy nghĩ như vậy, anh Thuấn đi một số nơi tìm hiểu cách dẫn nước lên đồi. Nhưng chỗ anh đến vẫn dùng theo phương pháp truyền thống là đặt ống dẫn cố định và dùng máy nổ nhỏ.

 

Với mong muốn đưa nước lên đồi đơn giản, anh Thuấn đã tìm hiểu trên mạng, được biết có cách chế bơm bằng ống nước và van một chiều. Xem đi, xem lại biết được nguyên lý hoạt động của máy bơm này, anh quyết định mua đồ về để lắp. Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ, anh lắp xong và mang ra thử nhưng máy không hoạt động. Không nản chí, anh xem đi, xem lại và rút ra kinh nghiệm, khi nước chảy, muốn đẩy được lên cần lực đàn hồi của van, cả đêm anh mày mò khoan, cắt. Hôm sau lắp thử thì nước đẩy được lên.

 

Biết anh lắp thành công, nhiều người trong xóm đến xem máy bơm của anh. Anh cho biết: Máy này cũng đơn giản chỉ cần một chút kỹ thuật là ai cũng có thể lắp được. Máy ưu việt hơn máy khác là dụng cụ chế tạo đơn giản, mua ở cửa hàng ống nước nào cũng có rồi về chế khoảng một tiếng là xong. Máy nhẹ, mang đi bất cứ đâu cũng sử dụng được. Máy không cần lắp giữa suối nên không sợ mưa lũ cuốn đi. Với dòng nước chảy bình thường có thể đẩy lên cao được trên 10 m và chi phí khoảng 1 triệu đồng. 

 

Anh Thuấn cho biết thêm: Từ hôm tôi lắp được máy bơm thì gần như ngày nào cũng tưới được cây nên cây sinh trưởng nhanh hơn trước. Có nguồn nước, tôi đào ao trên đồi. Không chỉ sử dụng chứa nước mà còn nuôi cá cải thiện cho gia đình. Nhiều nơi có nguồn nước chảy tự nhiên nhưng việc đưa nước lên đồi để tưới tiêu rất khó khăn do xa KDC và chi phí xăng dầu cao… Tôi sẵn sàng giúp đỡ nông dân muốn lắp hệ thống này.

 

 

                                                                            Việt Lâm

 

 

Các tin khác

Chị Tính chăm sóc đàn dê trên 40 con của gia đình.
Ông Minh chăm sóc vườn thanh long với hơn 200 trụ  và chuẩn bị xuất ra thị trường tiêu thụ.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Thu, thôn An Thịnh, xã Long Sơn (Lương Sơn) cho thu nhập cao.

“Bí quyết” dạy con học giỏi của gia đình chị Vì Thị Oanh

(HBĐT) - Gia đình chị Vì Thị Oanh, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu là hộ đạt chuẩn gia đình học tập của huyện Mai Châu. Xuất thân từ nông dân nhưng vợ chồng chị luôn xác định việc học tập rất quan trọng. Anh chị thường xuyên quan tâm dạy bảo 2 cô con gái phải chăm chỉ học tập, phấn đấu vượt khó vươn lên. Con gái đầu của chị là Hà Thị Minh Huệ, tốt nghiệp THPT đã thi đỗ vào 2 trường đại học (Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và Học viện Tài chính quốc gia) với số điểm cao. Từ niềm đam mê, Minh Huệ đã chọn vào học tại Học viện Tài chính. Sau 4 năm học, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, em đã thi vào làm tại Công ty Kiểm toán tư vấn quốc tế tại Hà Nội. Cháu thứ hai hiện đang học tại trường PTDTNT THPT tỉnh, là một học sinh giỏi, gương mẫu trong học tập, được trường đánh giá là đoàn viên ưu tú.

Chủ tịch Hội CCB xã Bao La làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Sau thời gian chiến đấu, trở về với cuộc sống đời thường, cũng như nhiều người lính năm xưa, ông Ngần Văn Uốn, Chủ tịch Hội CCB xã Bao La (Mai Châu) tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống và đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Nữ tỷ phú cam ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu đang được các cấp Hội phụ nữ huyện Cao Phong triển khai thực hiện hiệu quả và có sức lan tỏa sâu rộng. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi. Một trong những tấm gương đó là bà Trần Thị Cầm, sinh năm 1959, tại khu 4, thị trấn Cao Phong.

Bí thư chi Đoàn nhiệt huyết với công tác điều tra

(HBĐT) - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong công tác Đoàn, đó là những ấn tượng đẹp của tôi về đại úy Đinh Lê Hòa, Phó Đội trưởng Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh.

Nguyễn Hồng Sơn - điển hình tiêu biểu thực hiện Chỉ thị số 03

(HBĐT) - Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; nhiều năm qua, trên địa bàn không có phạm pháp hình sự và các tai - tệ nạn xã hội; mọi hủ tục lạc hậu đều được xóa bỏ; những mâu thuẫn, vướng mắc trong cộng đồng dân cư đều được hoà giải thấu tình, đạt lý... Trong thành tích đó, cán bộ, nhân dân thôn Yên Tiến (xã Yên Trị) luôn ghi nhận và đánh giá cao vai trò tiên phong, gương mẫu của Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn Bùi Hồng Sơn (ảnh) - một điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Yên Thuỷ.

Đỗ Văn Chiến - Bí thư chi bộ năng nổ, nhiệt huyết

(HBĐT) - Anh Đỗ Văn Chiến ở xóm Phú Châu, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) được nhiều người biết đến là một Bí thư chi bộ năng nổ, nhiệt huyết với công việc và cũng là tấm gương làm kinh tế giỏi, đóng góp vào phát triển kinh tế của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục