(HBĐT) - Công tác tại Hội LHPN huyện Lạc Sơn từ năm 1996, từ một cán bộ Hội cho đến khi làm công tác quản lý, chị Bùi Thị Ngợi (sinh năm 1972), Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã gắn bó 22 năm và có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ tại địa phương. Đặc biệt, chị là một trong những hạt nhân tiên phong, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương. Vừa qua, chị được T.ư Hội LHPN Việt Nam khen thưởng vì những đóng góp trong phong trào xây dựng NTM.  


Chị Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn (ngoài cùng bên phải) cùng lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, huyện Lạc Sơn thăm mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ xóm Chẹ, xã ân Nghĩa.

Từ năm 2010, trong lần đi cơ sở, làm việc với chị khi mới được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN huyện, tôi thực sự ấn tượng bởi dáng người khoẻ khắn, nhanh nhẹn, gương mặt thân thiện, luôn cười, nói vui vẻ, cùng với đó là sự tận tâm, trách nhiệm và chắc chắn trong công việc. Từ lần đầu tiên làm việc với chị cho đến nay, hầu như lần nào gọi điện cho chị đều là lúc chị đi công tác tại cơ sở. Chị chia sẻ: "Phải đến với chị em mới hiểu để chia sẻ, động viên, tuyên truyền, khuyến khích phong trào hiệu quả được”.

Chị Ngợi chia sẻ: Năm 2010, chị được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội LHPN huyện. Đây cũng là thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phát động phong trào "Cả nước chung sức xây dựng NTM”. Với vai trò là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm về phong trào hoạt động của Hội phụ nữ trong toàn huyện, chị nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, vai trò của các đoàn thể rất lớn, đặc biệt là phụ nữ, chiếm gần 80% lao động nông thôn.

Xác định được việc tổ chức thực hiện sâu rộng CVĐ xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch” góp phần thực hiện 9/19 tiêu chí NTM, trong những năm qua, chị Ngợi cùng tập thể BTV Hội LHPN huyện triển khai các hoạt động thiết thực thu hút sự tham gia tích cực của phụ nữ, tạo động lực cho chị em cống hiến và phát huy năng lực tổ chức của Hội cơ sở, trở thành phong trào thi đua sôi nổi, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Hội LHPN cơ sở vận động cán bộ, hội viên quyên góp ủng hộ 5.000 đồng/hội viên, thu được trên 100 triệu đồng và chọn xóm Chẹ, xóm Trán, xã ân Nghĩa để xây dựng công trình giao thông nông thôn với tổng chiều dài 1,5 km; xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng các mô hình về an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình đoạn đường nở hoa, hàng rào xanh... Kết quả đã trồng được 17 km đường hoa, 1.870 cây xanh các loại. 15.648 hộ đạt tiêu chí "5 không, 3 sạch”. Thành lập mới 36 tổ tự quản về môi trường và an toàn thực phẩm; thành lập trên 350 tổ góp quỹ xoay vòng xây nhà tiêu hợp vệ sinh trên 5.500 nhà tiêu hợp vệ sinh đã được xây dựng, đào 5.390 hố rác phân loại rác thải tại gia đình...

Chị Ngợi đã tham mưu Hội LHPN huyện chỉ đạo gắn việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế với thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện. Chủ động phối hợp với các phòng, ban tranh thủ các dự án, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT chăn nuôi, trồng trọt, đào tạo nghề cho hội viên. Mặt khác, chị Ngợi chủ động đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền như: phổ biến kinh nghiệm thông qua các hội nghị biểu dương các điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi; động viên chị em ứng dụng KH-KT, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề, khôi phục nghề truyền thống; thành lập các tổ hợp sản xuất, kinh doanh…

 

Hồng Duyên

Các tin khác


“Người tìm kim”

(HBĐT) -Cứ ngỡ ông là người lính cựu bị ám ảnh bởi chiến tranh, day dứt vì biết còn nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh ở nơi chiến trường xa thẳm chưa được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ. Nhưng không, khi tiếp xúc mới biết ông chưa từng qua quân ngũ. Việc ông lao tâm, khổ tứ đi tìm mộ liệt sỹ là bởi cơ duyên, được chỉ đường, dẫn lối bằng hai chữ nghĩa - tình. Biết việc mình làm như "mò kim đáy bể”, nhưng ông vẫn dốc vào đó tất cả sự tận tâm, lòng nhiệt huyết. Cái nick name Facebook "Người Tìm Kim” đã phần nào nói lên điều đó - ông là Nguyễn Tiến Lợi, đại tá công an về hưu, hiện đang là ủy viên BCH Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Hòa Bình.

Người mang “kho tàng” tri thức về với quê nghèo

(HBĐT) - Xuất phát từ mong muốn cộng đồng xung quanh mình có sân chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn, anh Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị (Yên Thủy) không ngần ngại bỏ ra số tiền gần 700 triệu đồng đầu tư xây dựng phòng đọc sách miễn phí với diện tích 250 m2 để mang "kho tàng” tri thức về gần hơn với người dân nơi quê nghèo.

Thượng úy Bùi Văn Trọng - “cây sáng kiến” của LLVT tỉnh

(HBĐT) - Là nhân viên thuộc Ban Xe máy, phòng Kỹ thuật (Bộ CHQS tỉnh) nhưng những năm qua, thượng úy Bùi Văn Trọng được biết đến là một "cây sáng kiến” của LLVT tỉnh.

Tình nguyện viên chữ thập đỏ 32 lần hiến máu nhân đạo

(HBĐT) - Từng e dè khi đăng ký tham gia hiến máu vì chưa hiểu hết ý nghĩa, mục đích của phong trào hiến máu nhân đạo, tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền, vận động, hiểu được những giá trị nhân văn to lớn mà hoạt động hiến máu nhân đạo mang lại, chị Trịnh Thị Hồng Thu (ảnh), tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đã trở thành tình nguyện viên tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo tỉnh Hòa Bình với 32 lần tham gia.

Người chỉ huy trưởng gương mẫu

(HBĐT) - Đó là anh Nguyễn Văn Ninh, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Độc Lập (Kỳ Sơn). Nhờ những đóng góp quan trọng của anh trong công tác quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) trên địa bàn, xã Độc Lập nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bùi Văn An - nông dân tiêu biểu sản xuất, kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Sinh ra trên mảnh đất nghèo tài nguyên, kinh tế chậm phát triển, anh Bùi Văn An, xóm Rò, xã Yên Trị (Yên Thủy) luôn trăn trở tìm hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế gia đình, giúp nông dân địa phương cải thiện đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo. Với suy nghĩ đó, anh đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi rồi trở về quê hương gây dựng mô hình khởi nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục