(HBĐT) - Không sợ thất bại, cần cù, ham học hỏi, ông Phạm Đình Lưu, thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi bò 3B theo hướng hàng hóa. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình ông Lưu đã thu hút nhiều bà con trong xã và các địa phương tới học tập kinh nghiệm.
Ông Phạm Đình Lưu, thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) mạnh dạn chuyển đổi trồng cây ngắn ngày sang trồng cam, bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Ông Lưu chia sẻ: Sau nhiều năm trồng bí xanh, bí đỏ thu nhập không ổn định, gia đình tôi cùng các hộ dân khác thường xuyên chịu cảnh được mùa mất giá. Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của UBND xã Nam Thượng, năm 2008, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi hơn 1,5 ha đất trồng cây ngắn ngày sang trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi bò 3B. Trước khi quyết định trồng cam, bưởi tôi đã đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Để chất lượng quả ngon, tôi sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ để bón cho cây, bón mỗi năm 3 lần vào thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, khi quả nhỏ và sau khi thu hoạch. Thường xuyên cắt tỉa, tạo tán, loại bỏ cành sâu bệnh để cây tiếp nhận ánh sáng, phát triển nhanh. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc tốt sau 4 năm gia đình tôi đã được thu hoạch. Chất lượng, mẫu mã quả đẹp nên được tư thương đến tận vườn thu mua. Với 235 gốc cam, 350 gốc bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu trên 300 triệu đồng.
Cùng với trồng cây ăn quả, ông Lưu còn mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò 3B là giống phàm ăn, nuôi dễ hơn bò ta, thức ăn chủ yếu là cỏ voi. Mùa đông thì nghiền ngô hạt để làm thức ăn cho bò, sau 8 tháng sẽ được xuất chuồng. Gia đình ông Lưu nuôi bò theo kiểu "gối đầu”, hết lứa nọ lại đến lứa kia.
Ông Lưu cho biết: Bò 3B có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng tốt. Khi được tiêm vắc - xin, tẩy giun sán định kỳ, khả năng kháng truyền nhiễm, ký sinh trùng, bệnh tật cao hơn so với giống bò địa phương cùng được nuôi trên địa bàn. Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, thời gian vỗ béo bò từ 3 - 4 tháng. Đầu ra của bò 3B không đáng lo ngại, giá bán ổn định; lợi nhuận từ nuôi bò đạt khoảng 100 triệu đồng/năm. Trong tương lai, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi.
Mô hình trồng cây ăn quả có múi kết hợp nuôi bò 3B được ông Phạm Đình Lưu quy hoạch khoa học gồm: Khu trồng cây ăn quả có múi, khu xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi bò 3B. Tận dụng những khoảng đất trống, cạnh tường rào ông Lưu trồng cỏ voi để làm thức ăn cho bò. Đặc biệt, gia đình ông còn đầu tư mua máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Năm 2021, khu vườn của gia đình ông Lưu được UBND huyện Kim Bôi công nhận là vườn kiểu mẫu.
Đánh giá về mô hình này, ông Bùi Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thượng cho biết: Ông Phạm Đình Lưu là tấm gương nông dân tiêu biểu, chịu khó, ham học hỏi để phát triển kinh tế hộ. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi bò nhốt của gia đình ông Lưu được nhiều người dân trong xã, trong huyện đến học tập kinh nghiệm và làm theo. Để thúc đẩy phát triển sản xuất, xã Nam Thượng tiếp tục vận động các hộ cải tạo vườn tạp, phát triển các sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Thu Thủy
(HBĐT) - Bằng lòng chân thành, nhiệt huyết, yêu thương con trẻ, suốt 17 năm ròng rã, cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn bền bỉ chèo đò, đưa đón học sinh đến các chi trường xã vùng hồ Đồng Ruộng, huyện vùng cao Đà Bắc. Qua đó thắp lên tình yêu thương, nhân ái cho các em bước vào tương lai.
(HBĐT) - Hơn 20 năm qua, thầy giáo Trần Đức Long, giảng viên Trung tâm Chính trị huyện Lạc Thủy cần mẫn tìm tòi, sưu tầm những tư liệu về Bác Hồ và tập trung nghiên cứu các chuyên đề về Người. Năm 2003, thầy Long là người đầu tiên giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện, thầy sở hữu "tài sản” trên 300 bài thơ của Bác Hồ và 6 chuyên đề nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Là cán bộ điều tra có nhiều kinh nghiệm, Thiếu tá Bùi Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp, Công an huyện Yên Thuỷ luôn gương mẫu trong lối sống, trách nhiệm trong công việc được đồng đội quý mến, tin tưởng. Qua các năm, đồng chí đã đạt nhiều thành tích được cấp trên ghi nhận, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác.
(HBĐT) - Đến xã Phú Vinh (Tân Lạc), chúng tôi nghe người dân nơi đây truyền tai nhau việc làm đầy mưu trí, dũng cảm và đầy ắp tình người của những đồng chí Công an chính quy về công tác tại địa phương. Trong đó, câu chuyện về Đại úy Trần Trung Dũng, Phó trưởng Công an xã dũng cảm khống chế đối tượng hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ được bà con kể mãi.
(HBĐT) - Là sinh viên trường y, hiểu rõ vai trò, ý nghĩa cũng như cơ chế của việc hiến máu nên tinh thần hiến máu nhân đạo đã ngấm vào người cô sinh viên ấy tự bao giờ. Đến khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, cô sinh viên ngày nào đã trở thành tấm gương thanh niên tiêu biểu về tinh thần xung kích, tình nguyện, sẵn sàng vì cộng đồng trong việc hiến máu cứu người của đoàn viên thanh niên bệnh viện. Cô là Nguyễn Thị Giáng Hương, công tác tại Phòng Kế hoạch tổng hợp (BVĐK tỉnh).
(HBĐT)- Học tập và làm theo gương Bác Hồ, mỗi ngày, bà Đỗ Thị Nhung, chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu 6, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) luôn cần mẫn, trách nhiệm trong từng lời nói, việc làm.