(HBĐT) - Những năm qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở huyện Mai Châu có chuyển biến tích cực. Từ đó xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH tại địa phương. Trong đó, chị Sùng Y Nông ở xóm Pà Cò 1, xã Pà Cò là một trong những điển hình.


Chị Sùng Y Nông, xã Pà Cò (Mai Châu) với sản phẩm thêu dệt thổ cẩm truyền thống.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, chị Sùng Y Nông luôn trăn trở làm sao để phát triển kinh tế gia đình, phấn đấu thoát nghèo. Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo cùng với tính cần cù, chị Nông quyết tâm xây dựng kinh tế với số vốn dành dụm được của gia đình và vay Ngân hàng CSXH để đầu tư sản xuất. Nhờ nỗ lực, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Tham gia công tác Hội phụ nữ gần 10 năm, hiện chị Nông là chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Pà Cò 1. Năm 2018, chị vay 50 triệu đồng vốn sản xuất, kinh doanh của Ngân hàng CSXH để thực hiện mô hình chăn nuôi tổng hợp: trồng su su, rau màu, ngô và chăn nuôi. Những năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu chăn nuôi theo hướng truyền thống nên lợi nhuận chưa nhiều. Chị vừa làm vừa tích lũy, học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức để có kiến thức áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả cao. Hiện nay, gia đình chị có khu vườn với nhiều loại rau, màu như: ngô, sắn, su su, chanh leo, đậu đũa… Ngoài ra, gia đình chị chăn nuôi 5 con bò, 20 con lợn bản địa; thêu dệt thổ cẩm truyền thống. Hàng năm, thu nhập của gia đình đạt từ 100 - 150 triệu đồng. Nhận thấy tiềm năng có thể phát triển mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã, chị vận động hội viên cùng xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả bằng cách đầu tư con giống; chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp chị em phát triển kinh tế gia đình, góp sức vào công cuộc XĐ-GN, làm giàu chính đáng.

Chị Sùng Y Nông chia sẻ: Nhằm giúp chị em có nguồn thu nhập ổn định và giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, tôi đã tuyên truyền, vận động hội viên tích cực duy trì, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ những sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm làm ra chủ yếu phục vụ trong gia đình, hoạt động văn hóa ở địa phương, nguồn thu nhập từ dệt thổ cẩm không cao, đầu ra sản phẩm không ổn định khiến nhiều chị em không mặn mà với nghề dệt. Từ khi tôi tìm kiếm được thị trường, xuất khẩu các mặt hàng này sang Lào và Thái Lan, sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết, có thu nhập ổn định nên hội viên, phụ nữ ở địa phương đã nhiệt tình tham gia nghề truyền thống.

Đồng chí Hàng Y Tếnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Pà Cò cho biết: Điều đáng quý ở chị Sùng Y Nông là tinh thần phấn đấu, vươn lên. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn là chi hội trưởng phụ nữ tích cực, năng động, truyền cảm hứng đến hội viên cùng tham gia các phong trào thi đua của Hội. Chị luôn nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động do các cấp Hội phát động. Ngoài ra, gia đình chị luôn gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động, tuyên truyền hội viên trong xóm và người thân tham gia các phong trào của địa phương.

Với sự nỗ lực, cần cù trong phát triển kinh tế gia đình và tham gia tích cực các phong trào tại xã, chị Nông luôn được bà con tín nhiệm và là một trong những tấm gương sáng của xã Pà Cò về sự nỗ lực, chịu khó trong lao động sản xuất.

Thu Hường

(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)


Các tin khác


Làm giàu từ kinh tế tuần hoàn

(HBĐT) - Một ngày cuối năm 2022, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Thiệu ở xóm Dài, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Mô hình kinh tế nhà anh tuy không lớn nhưng tận dụng được mọi thứ là "phế liệu” để sản xuất. Ngay cạnh nhà là khu làm đậu phụ và nấu rượu. Mỗi ngày, gia đình anh cung cấp hàng trăm bìa đậu phụ trên địa bàn xã và hàng trăm lít rượu cung cấp cho thị trường huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và Hà Nội.

Người góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn

(HBĐT) - Việc thành lập xưởng may gia công không chỉ đem lại cho gia đình chị Đinh Thị Phương Thao, thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy) nguồn thu nhập ổn định, mà còn góp phần giải quyết hiệu quả "bài toán” lao động tại địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ theo mô hình "ly nông bất ly hương”.

Gặp người con đất Mường

(HBĐT) - Những năm gần đây, sự ra đời của nhiều bộ phim truyền hình chất lượng đã mang đến món ăn tinh thần hấp dẫn, cuốn hút, tràn đầy cảm xúc cho khán giả như các bộ phim: 11 tháng 5 ngày, Anh có phải đàn ông không?, Hương vị tình thân, Bão ngầm, Hành trình công lý, Đấu trí… Trong đó không thể không nhắc đến những đóng góp qua các vai diễn ấn tượng của các nghệ sĩ, diễn viên quê hương Hòa Bình.

Gặp đại lão trên đỉnh Pà Cò

(HBĐT) - "Sống lạc quan, ăn nhiều rau” là bí quyết sống lâu, sống khỏe của đại lão Sùng A Sía ở bản Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu). Cụ Sía tròn 110 tuổi nhưng da dẻ vẫn hồng hào, chân bước vững chắc, vẫn còn nuôi lợn, chăn trâu và làm mọi việc sinh hoạt hàng ngày.

Cựu chiến binh Bùi Văn Nhụng vượt khó

(HBĐT) - Cựu chiến binh Bùi Văn Nhụng sinh ra và lớn lên tại xóm Lương Mỹ, xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy. Cũng như bao thanh niên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1972, ông lên đường nhập ngũ, chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên. Năm 1982, ông được phục viên về quê hương, tham gia chi ủy chi bộ xóm.

Mùa vàng trên đỉnh núi Đội

(HBĐT) - Từ mảnh đồi hoang, dốc dựng đứng, anh Bùi Văn Tú, xóm Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn) đã đưa cây cam, bưởi về trồng. Sau 7 năm "cõng” từng cây, gùi phân lên núi đã cho những quả ngọt. Anh là tấm gương điển hình cho thế hệ thanh niên Lạc Sơn quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục