(HBĐT) - Gắn bó với bà con vùng cao, Trung úy Hà Thị Thủy thấy rằng, người dân tộc Mông thật thà, chất phác, ham lao động để xây dựng quê hương giàu đẹp. Vì hám lời, bị kẻ xấu lôi kéo nên một số người Mông đã bỏ nương rẫy, bỏ gia đình để tham gia mua bán, vận chuyển ma tuý trái phép. Làm thế nào để quản lý xã hội tốt hơn, ngăn chặn mầm mống phát sinh tội phạm, tạo môi trường an toàn cho người dân là câu hỏi ẩn hiện trong suy nghĩ nữ của Trung úy trẻ Hà Thị Thủy – cán bộ Công an huyện Mai Châu.


Trung úy Hà Thị Thủy cùng cán bộ, chiến sỹ làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Dáng người nhỏ, giọng nói nhẹ nhàng, vậy mà người con gái ấy đã vượt qua bao khó khăn của cuộc sống, tưởng chừng không gượng dậy nổi, thay chồng nuôi con khôn lớn trưởng thành. Sâu thẳm con người chị là nghị lực vươn lên, là ý chí, niềm tin sắt đá để tiếp bước người chồng, liệt sỹ Sùng A Trư trên hành trình mang cuộc sống bình yên cho nhân dân. Là nữ cán bộ vùng cao, nhiệm vụ lại càng khó khăn, vất vả gấp bội. Chị không lấy đó để ưu ái hơn mà cùng đảm nhiệm công việc như các đồng nghiệp nam. Việc gì nam giới làm được thì phụ nữ cũng làm được, thậm trí làm tốt hơn.

Thấu hiểu cuộc sống của bà con, Trung uý Hà Thị Thuỷ đã kiên trì tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân bản địa. Chị đã tranh thủ các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mông, tìm đọc các loại sách cổ để việc tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm và gần với thực tiễn cuộc sống. Nói phải đi đôi với làm, làm phải cụ thể và có hiệu quả thì dân mới tin, mới nghe cán bộ. Sau một thời gian kiên trì vận động, "cái bụng” người Mông đã mở, họ bắt đầu lắng nghe, chú ý hơn vào những việc nữ cán bộ làm, được tận mắt thấy những giá trị của việc cấp căn cước công dân. Họ cảm nhận cái tâm của nữ cán bộ dành cho họ, đó không chỉ là việc quản lý hành chính đơn thuần, mà điều đó sẽ giúp cuộc sống bà con được đảm bảo, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo hoạt động phi pháp.

Khi toàn lực lượng công an dồn sức thực hiện "chiến dịch” cấp căn cước công dân, Trung uý Hà Thị Thuỷ đã đề đạt nguyện vọng được chung tay với Công an huyện Mai Châu hoàn thành tiến độ đề ra. Khi chị đề đạt nguyện vọng, lãnh đạo đơn vị băn khoăn bởi chị phải nuôi con nhỏ. Nếu chị làm nhiệm vụ cả ngày, lẫn đêm thì ai trông con, ai đưa đón con đi học.. và các công việc gia đình quan trọng khác?

Song thấy chị quyết tâm nhận nhiệm vụ, nhất là khi chị trình bày kế hoạch sẽ gửi con vào Trường Dân tộc nội trú huyện Mai Châu, lãnh đạo đơn vị đồng ý để chị thực hiện nhiệm vụ. Chị vui hơn khi con trai mặc dù nhỏ tuổi nhưng hiểu mẹ, thông cảm công việc của mẹ, cháu Sùng Hà Sơn là điểm tựa để chị hoàn thành nhiệm vụ đơn vị giao phó.

Có những ngày, Trung uý Hà Thị Thuỷ và đồng đội làm đến 2 – 3 giờ sáng để thu nhập hồ sơ căn cước công dân. Người dân tập trung rất đông nên việc cấp căn cước phải chặt chẽ, khoa học, không để bà con phải chờ đợi quá lâu, không để ai bức xúc. Chị đã đề xuất làm theo khung giờ, phát phiếu cho từng hộ, từng người để giảm áp lực và tạo thuận lợi hơn cho nhân dân. Trong thời gian ngắn, lực lượng cấp căn cước công dân Công an huyện Mai Châu đã hoàn thành 100% việc thu nhập hồ sơ căn cước cho người trong độ tuổi quy định, là một trong những địa phương dẫn đầu được lãnh đạo Công an tỉnh khen ngợi.

Nhịp sống bình yên đã trở lại, "điểm nóng” ma tuý vùng Mông đã "hạ nhiệt”, người dân đồng thuận, tin tưởng vào cấp uỷ, chính quyền cơ sở để xác định các giải pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Người con gái mảnh mai ấy vẫn ngày đêm ở cơ sở, lặng lẽ "gieo mầm xanh” giúp hồi sinh mảnh đất vùng cao này.

Như Hùng

(Công an tỉnh)


Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục