(HBĐT) - Hơn 6 năm gắn bó với nghề "bảng đen phấn trắng”, thầy giáo Bùi Văn Mừng ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) không chỉ là người thầy tận tâm, nhiệt huyết mà còn là một đoàn viên năng nổ, tấm gương sáng trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế.


Nghề nuôi ong đã đem lại cho gia đình anh Bùi Văn Mừng, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ) thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm.

Bắt đầu công tác tại Trường THCS Yên Lạc (Yên Thủy) từ năm 2017, anh Bùi Văn Mừng được nhà trường phân công giảng dạy môn Mỹ thuật và là Bí thư Đoàn trường. Anh luôn tận tâm với nghề, hết lòng chăm lo sự nghiệp "trồng người”. Tích cực tham gia phong trào "Dạy tốt - học tốt”, phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy. Mặc dù công việc giảng dạy chiếm phần lớn thời gian nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, anh luôn trăn trở tìm cách phát triển kinh tế gia đình.

Năm 2018, anh Mừng "bén duyên" với nghề nuôi ong lấy mật sau khi bắt được 1 đàn ong từ trên rừng đem về nhà. Vốn có sẵn niềm đam mê và yêu thích đặc biệt với loài ong, anh Mừng dành thời gian sau giờ lên lớp để lên núi tìm ong bắt về nuôi. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm cùng với thời gian eo hẹp nên anh chỉ dám nuôi 1, 2 đàn. Nhờ chịu khó học hỏi trên mạng, theo dõi những người từng làm và tự rút kinh nghiệm, anh đã mở rộng thành công đàn ong của mình. Từ 1, 2 đàn ban đầu, anh đã nhân giống được 53 đàn ong. Việc chăm sóc đàn ong cũng không còn khó khăn và tốn nhiều thời gian như trước do anh đúc kết được kinh nghiệm trong quá trình phát triển đàn ong.

Anh Mừng chia sẻ: Nuôi ong là nghề rất khó với người chưa biết, nhưng khi đã biết rồi thì lại khá nhàn. Để đàn ong khoẻ mạnh, cho năng suất, chất lượng mật cao, đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận của người nuôi. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh thùng ong để đảm bảo tổ của chúng luôn khô ráo, sạch sẽ. Trong quá trình kiểm tra đàn ong phải hết sức cẩn thận để tránh bị ong đốt. Cần có biện pháp chống rét, chống nóng theo mùa thích hợp và cho đàn ong ăn bổ sung để đảm bảo quá trình sinh trưởng được diễn ra tốt nhất. Thu hoạch mật cũng phải đảm bảo sạch sẽ, bảo quản mật trong chai, có nút đậy kín để mật giữ được chất lượng tốt nhất.

Nghề nuôi ong đã đem lại cho gia đình anh Mừng nguồn thu đáng kể. Mỗi năm, anh thu từ 250 - 300 lít mật. Mật ong được anh bán với giá từ 180 - 200 nghìn đồng/lít, mỗi năm thu lãi 50 - 60 triệu đồng. Thời gian tới, nhờ diện tích vườn nhà sẵn có cùng với trồng nhiều bưởi, dừa, nhãn để ong lấy mật, anh Mừng dự định phát triển thêm 100 đàn, từ đó giúp cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập gia đình.

Đồng chí Dương Thị Lý, Bí thư Đoàn thị trấn Hàng Trạm cho biết: Anh Bùi Văn Mừng là một trong những tấm gương đoàn viên tiêu biểu năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Không chỉ là người thầy giáo gương mẫu, tâm huyết với nghề, anh Mừng luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Đoàn Thanh niên, là điển hình tiêu biểu trong phong trào thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xứng đáng là tấm gương sáng cho ĐVTN trên địa bàn học tập và noi theo.


Hoàng Dương


Các tin khác


Người “giữ lửa” văn hoá dân tộc Mường

(HBĐT) - Đã bước sang tuổi 60 nhưng đam mê dành cho văn hóa Mường của bà Đinh Thị Kiều Dung, khu dân cư Bo, thị trấn Bo, huyện Kim Bôi chưa bao giờ vơi. Bà vẫn dành phần lớn thời gian nghiên cứu, sưu tầm và lưu truyền bản sắc đặc trưng của văn hóa Mường. Đối với bà, những việc đã, đang làm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường tại địa phương mà cũng là một cách để bà học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô Vũ Thị Huế - hội viên khuyến học tâm huyết

(HBĐT) - Cô Vũ Thị Huế sinh năm 1960, sống tại khu phố Yên Bình, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) nguyên là giáo viên tiểu học nghỉ hưu từ tháng 4/2015. Với tâm huyết của người giáo viên yêu nghề, mến trẻ, cô tiếp tục cống hiến cho phong trào khuyến học của địa phương. Tháng 10/2015, cô Vũ Thị Huế xin vào Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học thị trấn Hàng Trạm. 

Mạnh dạn khởi nghiệp, thành công bước đầu

(HBĐT) - Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình khởi nghiệp trang trại chăn nuôi dúi thịt và dúi sinh sản của Bùi Văn Nhật, xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Chàng trai bản Khem quyết tâm làm giàu trên quê hương

(HBĐT) - Từ bỏ công việc có thu nhập cao, chàng thanh niên người Tày - Lò Văn Tuất (SN 1994) quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Khởi nghiệp từ mô hình kinh tế tổng hợp với không ít khó khăn, nhưng Tuất đã có định hướng cho riêng mình.

Chiến sỹ công an nhặt được của rơi trả lại người mất

(HBĐT) - Công an huyện Lương Sơn vừa nhận được thư cảm ơn của anh Trần Quang Thiện, sinh năm 1973, trú tại xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, hiện đang làm công nhân tại huyện Lương Sơn. Anh Thiện bày tỏ xúc động, cảm kích trước việc làm tận tụy, vì Nhân dân phục vụ của cán bộ Công an huyện Lương Sơn đã giúp anh tìm lại tài sản bị mất.

"Thủ lĩnh áo xanh" năng động, trách nhiệm

(HBĐT) - Năng động, trách nhiệm, sáng tạo, luôn hết mình trong mọi hoạt động, phong trào Đoàn Thanh niên… đó là nhận xét của đoàn viên, thanh niên (ĐV,TN) Đoàn phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) dành cho đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đoàn phường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục