Chị Lường Thị Quý, tiểu khu Liên Phương - TT Đà Bắc tình nguyện hỗ trợ 300.000 đồng/tháng cho em Lường Đức Long, tiểu khu Bờ trong 5 năm học đại học
(HBĐT) - Đến thị trấn Đà Bắc hỏi thăm, có lẽ không ai không biết đến chị Lường Thị Quý, Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương. Chị Quý được biết đến không chỉ như một nữ Bí thư chi bộ cơ sở năng động, nhiệt tình, một hội viên tiêu biểu trong phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, mà còn là một người có tấm lòng nhân ái.
Sinh ra và lớn lên tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, chị Quý có hơn 20 năm cống hiến trong lực lượng công an. Năm 2003 kết thúc công việc ở cơ quan về với cuộc sống đời thường, chị nghĩ ngay đến việc phát triển kinh tế gia đình. Trong khi đang loay hoay tìm một hướng đi hiệu quả thì phong trào nuôi nhím giống bắt đầu suất hiện ở các tỉnh phía Bắc. Qua sách báo, biết đây là một nghề đang mở hướng thoát nghèo cho nhiều nông dân các tỉnh bạn, chị bàn với chồng mua nhím giống về nuôi. Gần như là người tiên phong nuôi nhím giống ở Đà Bắc nên chị phải tự học hỏi từ cách cho ăn, phòng bệnh cho đến cách ghép đôi ra sao để nhím đạt hiệu quả sinh sản. Nhờ chịu khó tìm tòi, chị đã thành công với đôi nhím đầu tiên mua về. Từ đó, chị tiếp tục nhân rộng nhím giống, đến nay trong chuồng nhà chị có 20 đôi nhím sinh sản. Không chỉ làm giàu cho mình, người phụ nữ năng động ấy còn giúp đỡ rất nhiều hộ gia đình nghèo khác vốn, giống và kỹ thuật để họ phát triển nuôi nhím nâng cao thu nhập cho gia đình.
Người phụ nữ giầu lòng nhân ái này còn tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và tích cực đầu tư giống cho các hộ gia đình nghèo hai xã Trung Thành và Đoàn Kết. Hỏi chị về những dự án của mình, chị tâm sự: Mong muốn của tôi là không mốn thấy những em nhỏ hiếu học phải từ bỏ ước mơ con chữ của mình, muốn vậy thì gia đình các em phải có một điều kiện kinh tế ổn định”. Không chỉ bây giờ mà ngay từ khi còn phục vụ trong ngành công an, gia đình chị đã trở thành mái ấm cho 5 em nhỏ nghèo từ xã vùng cao Đoàn Kết xuống thị trấn theo học, đều là con em ở quê chồng chị. Năm 1993, một tai nạn khủng khiếp đã cướp mất mạng sống của người em trai chồng chị để lại một cậu con trai nhỏ mới lên ba và người mẹ bị tâm thần. Thương hai mẹ con côi cút, chị đưa cháu về nuôi và cũng từ đó gia đình chị trở thành mái ấm của nhiều cảnh đời éo le khác. Đã có thời điểm hai vợ chồng chị gồng gánh nuôi ba cháu theo học hết cấp III. Em mồ côi, em gia đình ly tán… tất cả đều được chị gọi là con, rồi tự mình đưa các cháu đi thi đại học, tự tay chị chuẩn bị hành trang để các cháu vào trường chuyên nghiệp.
Bây giờ, khi các con đã đi học xa, chị lại tự mình tìm đến một gia đình nghèo khác để “xin” được hỗ trợ cùng nuôi con họ ăn học suốt 5 năm đại học. Đó là trường hợp của em Lường Đức Long, tiểu khu Bờ, TT Đà Bắc. Năm học 2009, Long thi đỗ ba trường đại học nhưng với số tiền thu nhập ít ỏi của người mẹ bán hàng rong, bố đau ốm luôn lại phải nuôi một người chị đang học đại học. Đúng lúc đó, chị Quý đã quyết định, hỗ trợ em mỗi tháng 300.000 đồng cho đến ngày em ra trường. Số tiền dù ít ỏi nhưng chị đã dành vào đó cả tấm lòng của mình vì vậy, nghĩa cử cao đẹp của chị đã thực sự là niềm động viên, khích lệ giúp Long tự tin trên con đường học tập.
“Chỉ mong các em hãy học tập làm một người công dân tốt, thành đạt để sau này có thể về quê giúp đỡ những cảnh đời khác”, đó là tâm sự cũng là nguyện vòng lớn nhất của người phụ nữ giầu lòng nhân ái này.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Là Hiệu trưởng trường THCS Kim Bình, huyên Kim Bôi, chị Trần Thị Tuyết luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, có ý thức tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cụ thể. Qua đó, chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua, cùng cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn hiện có 2.245 CCB tham gia sinh hoạt trong tổ chức chức Hội, chiếm 98% tổng số CCB trong toàn huyện. Thấm nhuần lời dạy của Bác "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", những CCB, CQN của huyện đã hăng hái thi đua phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng
(HBĐT) - Đó là chị Lường Thị Thương, sinh năm 1970, người dân tộc Tày, là đảng viên, Trưởng trạm y tế xã Trung Thành, huyện Đà Bắc với trình độ chuyên môn nghiệp vụ y sỹ.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên mà học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cảm thấy tự hào khi đeo chiếc phù hiệu của nhà trường. Cũng không phải ngẫu nhiên mà “trường Hoàng” đã trở thành “thương hiệu” được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh gửi trọn niềm tin. Đó là bởi những năm qua, nhà trường đã khẳng định vững chắc vị trí trung tâm chất lượng cao của tỉnh và khu vực các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
(HBĐT) - Tuy không có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc nhiều, nhưng với tôi, ấn tượng nhiều nhất về Thượng tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó Trưởng phòng CSĐTTPVMT (PC47) - Công an tỉnh đó luôn là sự chân thành, gần gũi và cởi mở.
(HBĐT) - Nghiên cứu lịch sử Đảng - công việc không chỉ cần ở người “khai phá” đức tính cần cù, trung thực, mà còn đòi hỏi phải am hiểu, có kiến thức chuyên sâu về lịch sử. 29 năm qua, ông Lê Văn Bàng, công tác tại phòng Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã dành trọn tâm huyết cho công việc không kém phần bề bộn, gian nan ấy. Đổi lại, ông đã tìm thấy ở đó sự đam mê...