Quách Văn Hợp chia sẻ với các ĐV- TN khác kinh nghiệm phát triển kinh tế của bản thân.
(HBĐT) - Trong các hoạt động chào mừng Tháng thanh niên (3/2011), các cơ sở đoàn huyện Kim Bôi đã giới thiệu không ít những mô hình hay, cách làm giỏi, sáng tạo của ĐVTN, trong đó có mô hình phát triển kinh tế trang trại của anh Quách Văn Hợp - Bí thư chi đoàn Cóc Lẫm, xã Kim Truy.
Tháng 1/ 2004, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự anh trở về với hành trang là số tiền tích góp được trong quân ngũ. Thấy quê hương chẳng mấy đổi thay, vẫn là vùng đất nghèo của xã, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn hơn trước, anh trăn trở lắm.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, anh vỡ ra điều cơ bản là muốn thay đổi cuộc sống, ai cũng phải nắm trong tay một cái nghề. Với phân tích tình hình thực tiễn, anh xin vào học nghề mộc và giúp việc trong một xưởng chế biến gỗ và cung ứng hàng nội thất ở huyện với mức thù lao ít ỏi 450.000/ tháng. Khó khăn không làm anh nản chí, sau một thời gian tay nghề đã vững, anh bàn bạc với gia đình lập một cơ sở mộc mới do chính mình làm chủ, với số vốn ban đầu là 10 triệu đồng (trong đó, vay ngân hàng được 5 triệu đồng). Đầu năm 2007, xưởng mộc bắt đầu hoạt động. Mấy tháng sau, thấy công việc và sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, anh tiếp tục huy động vốn để mua thêm trang bị máy móc hơn, mua thêm nguyên vật liệu và mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn. Cho đến bây giờ, anh đã có xưởng mộc rộng hơn 500 m2 và 10 công nhân là ĐVTN giúp việc trong xưởng, hiện nay, mỗi người được anh trả với mức lương cơ bản là 2,2 triệu đồng/tháng/người.
Không dừng lại ở đó, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ trương phát triển trồng cây lâm nghiệp và cây nguyên liệu nhằm phủ xanh đất trống - đồi núi trọc, phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây lâm nghiệp. Anh lại bàn với gia đình đứng ra xin đấu thầu 2.500 m2 diện tích đất bờ bãi để mở trang trại sản xuất cây con phục vụ trồng cây lâm nghiệp. Từ tháng 8/2010 đến nay, với quy mô diện tích đấu thầu được, anh sản xuất với số lượng 250.000 cây giống lát hoa, giống keo tai tượng, sắp cho xuất vườn và trồng thêm 5 ha rừng. Hiệu quả kinh tế từ mô hình xưởng mộc và trang trại ươm cây giống, trồng rừng đã cho gia đình anh nguồn thu ổn định. Mỗi năm sản xuất, đóng đồ mộc và xuất giống cây con, trừ chi phí và công lao động, gia đình vẫn có lãi từ 75 - 80 triệu đồng/ năm. Bên cạnh đó, anh còn kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm hàng hóa bán ra thị trường để tăng thêm thu nhập. Mỗi năm, gia đình xuất chuồng từ 4 - 5 tấn lợn cho hiệu quả kinh tế từ 20 - 30 triệu đồng. Tổng thu nhập bình quân của gia đình anh hiện khoảng 120 triệu đồng/ năm
Anh chia sẻ: Điều mình mong ước lớn nhất là làm giàu ngay tại quê hương đã trở thành sự thật và để duy trì được điều đó, tuổi trẻ phải có tư tưởng, định hướng vững vàng, không lùi bước trước mọi khó khăn, nêu cao ý chí nghị lực, dám nghĩ, dám làm . Với thanh niên hiện nay, thực hiện điều đó không khó. Hiện nay, ở Kim Truy, anh Quách Văn Hợp không chỉ tạo một tấm gương của tuổi trẻ về ý thức vượt khó, biết vươn lên mà còn được cấp ủy, ĐVTN trong thôn tín nhiệm bầu là Bí thư chi đoàn. Anh cho biết thêm, trong thời gian tới sẽ tập trung tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên để có thu nhập ổn định, tạo cho họ niềm tin, gắn bó với quê hương.
Nguyễn Thủy
(Huyện Đoàn Kim Bôi)
(HBĐT) - Vượt qua những con đèo dốc quanh co, mờ ảo trong mây mù, những Thung Khe, Thung Nhuối, chúng tôi tìm đến nhà anh Sùng A Chếnh, Phó Công an xã Pà Cò (Mai Châu) nằm giữa vườn mận đang mùa xanh lá. Uống ngụm nước chè san tuyết Pà Cò, anh Chếnh (trong ảnh) kể lại những ngày trước khi vùng đất này là thung lũng hoa anh túc.
(HBĐT) - “Nhập ngũ năm 1972, mặc dù rất muốn tham gia đoàn quân Nam tiến để cầm súng đánh đuổi giặc Mỹ nhưng sau 3 tháng huấn luyện, tôi ở lại công tác tại Tỉnh Đội Hòa Bình theo sự phân công của tổ chức. Hàng ngày làm các công việc hậu cần chi viện cho chiến trường, chăm sóc thương, bệnh binh và chi trả chế độ, chính sách cho gia đình những người đi chiến đấu. Tuy không được trực tiếp tham gia chiến đấu nơi chiến trường nhưng trong tim tôi vẫn luôn hướng về miền Nam ruột thịt.” - Đó là tâm sự chân tình của bà Nguyễn Thị Hồng, người phụ nữ luôn mặn mà với ký ức về một thời binh lửa.
(HBĐT) - Ở xóm Ngoã, xã Mai Hịch (Mai Hịch), ai cũng yêu quý, kính phục CCB Hà Văn Thườm bởi ông là hội viên gương mẫu, CCB chịu khó, cần cù điển hình về một gương CCB không cam chịu đói nghèo. ông Thườm tâm sự: Sau 7 năm phục vụ trong quân đội, từ năm 1972 - 1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về cuộc sống đời thường, thời gian đầu, ông gặp không ít khó khăn.
(HBĐT) - Chưa từng qua một khoá học nào về nhạc lý, thẩm âm chỉ bằng cảm giác, ông Khà Văn Ư, 70 tuổi ở bản Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) đã chế tác ra những chiếc khèn bè của dân tộc Thái như thế. Nhiều người nói ông có tài hoa của người nghệ sĩ, có chất đặc biệt của người nghệ nhân, nhưng ông chỉ dám nhận mình là người yêu văn hoá dân tộc Thái.
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào giúp đỡ thanh niên lập thân, lập nghiệp đã được BCH Đoàn thanh niên xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) thực hiện đạt nhiều kết quả đáng mừng. Cũng từ đó, xuất hiện ĐV-TN làm kinh tế giỏi, cho thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sồng cho gia đình. Thanh niên Kiều Bá Nam là một điển hình.
(HBĐT) - Trong một chuyến công tác về Tân Lạc, chúng tôi được nghe kể nhiều về anh Bùi Đức Thuận - Bí thư Đoàn xã Quy Mỹ (Tân Lạc). Tham gia công tác Đoàn cách đây hơn 10 năm, đến nay tuổi đã ngoài 30 tuổi nhưng lòng say mê với công tác Đoàn, phong trào thanh - thiếu nhi vẫn cháy trong anh.