Chủ cơ sở sản xuất chổi chít Thanh Niên, xã Yên Mông, TPHB Trần Văn Điệp luôn mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, xưởng sản xuất chổi chít của anh Trần Văn Điệp, ở xã Yên Mông (TPHB) xuất được từ 2,5-3 vạn chiếc chổi. Thị trường xuất khẩu ổn định đi Trung Quốc, Malaixia. Với giá bán từ 10.000 – 25.000 đồng/chiếc như hiện nay, mỗi năm doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi ph,í anh thu về gần 100 triệu đồng.
Hiện tại, cơ sở sản xuất của anh đang thuê lại mặt bằng sản xuất là trụ sở của HTX nông nghiệp Khang Mời. Với diện tích mặt bằng khoảng 200 m2, gia đình anh Điệp đã đầu tư phát triển nghề làm chổi chít, qua đó, vừa làm giàu cho gia đình, vừa tạo việc làm cho nhiều người. Chúng tôi đến xưởng sản xuất chổi chít Thanh Niên và nhận thấy không khí làm việc của mọi người thật nhộn nhịp, người nhặt con, người khâu… Vừa thoăn thoắt móc sợi, em Bùi Thị Hường, 22 tuổi quê ở xã Tự Do, (Lạc Sơn) vui vẻ cho biết: Em mới làm ở đây được vài tháng. Ở quê nghèo, chỉ dựa vào nông nghiệp, được người quen giới thiệu, em đến đây xin học việc, chỉ học 2 ngày là biết việc, em làm ở công đoạn móc sợi, bình quân móc được 200 cái/ngày, thu nhập 30.000 đồng/ngày.
Anh Điệp cho biết, đa số người nông dân đều có suy nghĩ an phận và anh cũng không ngoại lệ. Trước khi đến với nghề, anh là Phó chủ nhiệm HTX Yên Hòa. Anh Điệp và gia đình đến với nghề làm chổi chít rất tình cờ. Tháng 6/2006, phòng LĐ-TB&XH thành phố và Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế TPHB phối hợp với Hội phụ nữ xã Yên Mông tổ chức lớp dạy nghề chổi chít cho 35 hội viên, anh Điệp được giao nhiệm vụ quản lý lớp. Khi lớp học kết thúc, anh đã mạnh dạn bàn với vợ huy động vốn tiếp nhận số học viên vừa được đào tạo thành lập cơ sở sản xuất chổi chít Thanh Niên. Ở trong tỉnh nghề chổi chít đã phát triển từ lâu, nhiều hộ gia đình ở khu vực TP hoặc các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn đã làm giàu từ nghề chổi chít. Thấy mọi người làm được, anh cũng thử sức. Qua tìm hiểu, thực tiễn được xem các công đoạn sản xuất chổi anh, nhận thấy công việc làm chổi chít cũng đơn giản, dễ áp dụng. Ý định mở xưởng sản xuất chổi cũng đến với anh từ đó.
Thời gian đầu, do vốn ít khoảng 80 triệu đồng, anh mới làm với quy mô nhỏ, sản phẩm chưa đạt chất lượng, giá nguyên vật liệu cao, đầu ra không ổn định. Năm 2007, anh được vay vốn 120 giải quyết việc làm từ Ngân hàng CSXH với số tiền 100 triệu đồng đầu tư vào mua nguyên liệu, mở rộng quy mô sản xuất. Anh hợp tác với một số Công ty chổi chít có uy tín, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hiện thị trường tiêu thụ của anh khá ổn định, sản phẩm được xuất đi thị trường Trung Quốc và Malaixia. Thời gian đầu, bình quân một tháng xuất được 2 vạn sản phẩm, đến nay, xuất từ 2,5-3 vạn sản phẩm. Sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng, đối tác gửi mẫu qua mạng, trên cơ sở đó xây dựng giá thành sản phẩm, giá bình quân từ 7.000 -25.000 đồng. Hiện tại cơ sở của anh tạo việc làm ổn định cho 30 lao động địa phương theo hình thức khoán sản phẩm với mức thu nhập bình quân từ 1,7-2 triệu đồng/người/tháng. Có thời điểm đơn đặt hàng nhiều, anh huy động từ 70-80 lao động thời vụ làm theo công đoạn. Bình quân một năm, cơ sở của anh tiêu thụ từ 60-70 tấn nguyên liệu. Như vậy, mỗi năm, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng, trừ chi phí, anh thu được gần 100 triệu đồng. Hiện nay, anh đang liên kết với anh em, bạn bè mở thêm 3 chi nhánh sản xuất ở Yên Bái, Phú Thọ và huyện Mai Châu.
Gần 5 năm gắn bó với nghề, số lượng chổi chít anh làm ra cũng tăng lên theo từng năm. Dù xưởng sản xuất rất phát triển, song anh vẫn luôn băn khoăn về mở rộng diện tích nhà xưởng. “Mặc dù là nghề tự phát của gia đình nhưng chính quyền cũng đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để mở rộng cơ sở, phát triển sản xuất. Nghề làm chổi chít phù hợp với nông thôn, không cần bằng cấp, có thể làm bán thời gian lại tận dụng được nhân công mà đầu ra lại ổn định. Tôi đang tính xem thuê địa điểm ở đâu để mở rộng quy mô hơn nữa, mình cũng tăng thu nhập, bà con lại có việc làm” – Anh Điệp chia sẻ.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào giúp đỡ thanh niên lập thân, lập nghiệp đã được BCH Đoàn thanh niên xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) thực hiện đạt nhiều kết quả đáng mừng. Cũng từ đó, xuất hiện ĐV-TN làm kinh tế giỏi, cho thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sồng cho gia đình. Thanh niên Kiều Bá Nam là một điển hình.
(HBĐT) - Trong một chuyến công tác về Tân Lạc, chúng tôi được nghe kể nhiều về anh Bùi Đức Thuận - Bí thư Đoàn xã Quy Mỹ (Tân Lạc). Tham gia công tác Đoàn cách đây hơn 10 năm, đến nay tuổi đã ngoài 30 tuổi nhưng lòng say mê với công tác Đoàn, phong trào thanh - thiếu nhi vẫn cháy trong anh.
(HBĐT) - Những ngày này, các em học sinh trường THCS Yên Lạc (Yên Thuỷ) vẫn chưa thôi trầm trồ về thành tích của Ngô Thanh Tùng (lớp 9 C) . Trong năm học 2010-2011, em đã 5 lần đoạt các giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đồng thời, kết quả học tập của em trong suốt 9 năm học qua cũng được nhắc đến với sự thán phục. Em học giỏi đều các môn, trong đó, nổi bật ở môn toán, môn tiếng Anh…
(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Liên (ảnh) ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) được tín nhiệm bầu là đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011. Qua một nhiệm kỳ tham gia công tác HĐND, chị Liên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt vai trò của người đại biểu dân cử.
(HBĐT) - Đêm 28/3, khi đưa anh Đinh Công Huấn (xóm Đầm Hạ - Đông Bắc - Kim Bôi) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, những người thân của anh đã trải qua nhiều tâm trạng. Ban đầu là lo lắng, thất vọng bởi mỗi giây phút qua đi anh Huấn lịm dần, lịm dần như không thể qua khỏi, họ nghẹn ngào xúc động và vui mừng khôn xiết khi anh dần hồi tỉnh theo từng giọt máu được truyền vào cơ thể.
(HBĐT) - Với phong cách thời trang chuyên nghiệp và một gu thẩm mỹ rất riêng, nhà may Tuấn Anh chuyên comples – veston cao cấp hiện đã có thương hiệu tại Hoà Bình. Tên tuổi của nhà thiết kế trẻ Tuấn Anh ngày càng được nhiều người biết đến.