Anh Cần đang miệt mài chế tạo máy thái sắn để kịp giao cho  khách hàng đúng hẹn.

Anh Cần đang miệt mài chế tạo máy thái sắn để kịp giao cho khách hàng đúng hẹn.

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của những hộ nông dân đang tập trung sơ chế sắn tại ruộng với đống sắn cao ngút ngàn và 3 chiếc máy thái đang làm việc hết công suất, dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến gia đình anh Đỗ Văn Cần, xóm Tân Thành, xã Yên Lạc (Yên Thủy).

 

Anh Cần chính là tác giả của những chiếc máy thái sắn “hiện đại” với nhiều tính năng vượt trội, có công suất cao gấp 40 lần chiếc máy thái sắn thủ công. Sản phẩm máy thái sắn của anh được bà con khắp nơi ưa chuộng và tìm đến đặt hàng. Cũng nhờ vào việc sản xuất máy thái sắn mà kinh tế gia đình anh từ ở mức bình thường nay đã vươn lên làm giàu. Anh có điều kiện để nuôi con ăn học và mua sắm thêm các đồ dùng trong nhà như ti vi, tủ lạnh... từ việc bán máy thái sắn do anh chế tạo.

 

Anh Cần tâm sự: “Năm 2008, tôi nghe mọi người nói ở tỉnh Phú Yên có một anh nông dân đã chế tạo thành công chiếc máy thái sắn với công suất cao gấp 48 lần so với máy thái sắn thủ công. Từ lúc ấy, tôi đã mường tượng trong đầu về một chiếc máy thái sắn đơn giản hơn gồm có 2 phần: một là phần lồng đựng sắn thiết kế bên trong gồ ghề để khi quay lồng, sắn quay theo vòng sẽ va vào thành lồng trượt vỏ sắn ra; hai là phần khung máy thiết kế theo hình bánh xe có gắn dao thái sắn bố trí hợp lý lại phải đảm độ an toàn. Còn công suất tuỳ thuộc vào từng loại môtơ”.

 

Hiểu được nguyên lý hoạt động và cách làm, anh Cần bắt tay ngay vào công việc chế tạo chiếc máy cho riêng mình. Sau hơn 3 tháng mày mò, sáng tạo, cuối cùng, chiếc máy thái sắn đầu tiên của anh đã hoàn thành vào đúng vụ sắn năm 2009. Chiếc máy có công suất cao gấp 40 lần so với chiếc máy thủ công. Chỉ cần ba lao động làm việc cùng với máy thái sắn, trung bình mỗi ngày cũng có thể thái được khoảng 10 tấn sắn tươi, tương đương với công sức của 80 người lao động thủ công.

 

Thoạt đầu, từ ý định là làm chiếc máy thái sắn để phục vụ cho việc sơ chế sắn của gia đình. Về sau, qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, năm 2010, anh Cần đã mở rộng quy mô sản xuất và cung cấp máy thái sắn cho bà con trong vùng. Trung bình mỗi chiếc máy anh bán ra thị trường khoảng  450.000 đồng/máy (chưa bao gồm mô tơ).  Bà con nhận thấy máy thái sắn của anh Cần làm việc cho năng suất cao, giá cả  lại phải chăng nên đã tìm đến đặt hàng ngày cùng nhiều. Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân ở các huyện lân cận như Lạc Sơn, Tân Lạc... cũng tìm đến đặt hàng. Có khi khách đến đặt hàng đông quá, anh không dám nhận vì sợ làm không kịp.

 

Ông Nguyễn Văn Tuệ - nông dân trồng sắn xã Lạc Thịnh cho biết: Chúng tôi làm nghề nông vất vả lắm! Sắn đến kỳ thu hoạch không thái, phơi kịp nắng thì coi như mất mùa, đói ăn. Chiếc máy thái sắn của anh Cần làm việc rất hiệu quả. Ngày trước, với máy thái sắn thủ công, tôi và vợ tôi cố gắng lắm cũng chỉ thái, phơi được khoảng 5 tạ sắn tươi mỗi ngày. Nay, nhờ có máy thái sắn của anh Cần công suất gấp 40 lần chiếc máy thái trước kia, máy vừa có thể chạy bằng mô tơ lại có thể dùng quay tay khi mất điện mà giá lại rẻ, hơn 700.000 đồng/máy (đã bao gồm mô tơ).

 

Rút kinh nghiệm sau vụ sắn trước, do lượng khách hàng đến đặt đông mà không có máy để bán. Năm nay, tranh thủ những lúc nông nhàn, rảnh rỗi khi công việc đồng áng đã xong, anh Cần và vợ đã tích cực chuẩn bị trước các nguyên vật liệu  để sản xuất máy thái sắn như: đổ các bánh quay bằng xi măng, chuẩn bị gỗ để làm ghế đỡ và mài dao thái sắn. Đến vụ sắn, hai vợ chồng anh cứ túc tắc làm và lắp ghép các bộ phận lại với nhau. Nhưng hiện tại, vì đang trong mùa sắn cao điểm, anh Cần và vợ không có thời gian để nghỉ. Năm nay, do chuẩn bị từ trước các nguồn nguyên vật liệu, từ đầu vụ đến nay, anh chị đã xuất bán ra thị trường trên 300 chiếc máy thái sắn. Trừ chi phí, trung bình mỗi chiếc máy bán ra thị trường, anh lãi khoảng 300.000 đồng/máy. Số tiền anh thu về được trên 90 triệu đồng.

 

Không chỉ làm giàu cho mình, anh Cần luôn sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những ai có nguyện vọng học hỏi và phát triển kinh tế như gia đình anh. Với những kết quả đã đạt được, trong năm 2010, gia đình anh đã vinh dự được Chủ tịch UBND huyện  Yên Thủy và xã Yên Lạc tặng giấy khen vì đã có thành tích tiêu biểu trong SX-KD giỏi. 

 

 

                                                                      

                                                                    Hương Thu    

 

Các tin khác

Thượng úy Nguyễn Tiến Biên và thiếu úy Bùi Đức Chiến đã trả lại hơn 13 triệu đồng cho người bị mất.
Với sự giúp đỡ của Cường, Hoàng đã vươn lên hòa nhập cộng đồng.  Ảnh: Cô giáo chủ nhiệm luôn dành sự quan tâm cho Hoàng và Cường.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Anh Vùng làm giàu nhờ nuôi dê

(HBĐT) - Đến huyện Lạc Thuỷ, chúng tôi đã gặp anh Trịnh Ngọc Vùng - một trong những hộ làm kinh tế giỏi tại thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm.

Nữ Bí thư chi bộ gương mẫu làm theo tấm gương Bác Hồ

(HBĐT) - Năm nay, bà Lường Thị Quý, tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã được 30 năm tuổi Đảng. Bà luôn tận tụy hết lòng với Đảng, với nhiệm vụ được giao và rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình với nếp sống giản dị, khiêm tốn, trung thực, được nhân dân tin tưởng. Với những nỗ lực cố gắng trong công tác và thành tích đã đạt được, bà được Tỉnh uỷ tặng bằng khen 3 năm thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ông Khánh làm giàu nhờ nuôi hươu

(HBĐT) - Về xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn (Lương Sơn) hỏi đến nhà ông Nguyễn Ngọc Khánh ai cũng biết và khen gợi về nghị lực, ý chí vươn lên làm giàu trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chuyện về một Bí thư Đảng ủy xã hiến đất xây trường

(HBĐT) - Với suy nghĩ để bọn trẻ trong xóm có chỗ học, chỗ vui chơi, ông Bùi Văn Hựng, xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân Lạc) nguyên Bí thư Đảng ủy xã Gia Mô đã tự nguyện hiến gần hơn 760 m2 đất vườn cho xóm để xây dựng chi trường mầm non.

Bùi Văn Tám - chàng thanh niên làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Có dịp đến thăm mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của Bùi Văn Tám ở xóm Khoang, xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi ngỡ ngàng khi biết năm nay mới gần 30 tuổi, đã làm chủ một trang trại rộng trên 2,5 ha với thu nhập bình quân hàng năm xấp xỉ 400 triệu đồng.

Người thanh niên tật nguyền với nghị lực phi thường

(HBĐT) - Bị liệt hoàn toàn khi mới 25 tuổi, tưởng chừng cuộc đời đã chấm hết khi mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến người thân nhưng bằng ý chí, lòng quyết tâm, anh Lê Huy Tích phường Tân Thịnh (TPHB) đã vượt lên chính mình để viết nên một câu chuyện cổ tích thời hiện đại về sự kiên cường nhẫn nại của người thanh niên tật nguyền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục