Bà Phương hướng dẫn các hội viên trong HTX Vọng Ngàn cách làm men lá rượu cần truyền thống.
(HBĐT) - Có dịp được ngồi trò chuyện và chứng kiến sự tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Mường Bi - Bùi Thị Lan Phương ở xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) chế biến men rượu cần, thứ men lá được làm từ “men say” của đại ngàn trộn lẫn với gạo nếp thơm ấy, tôi thầm thán phục và tự hào. Bởi lẽ rượu cần - nét văn hóa độc đáo của người Mường Hòa Bình đã, đang, sẽ mãi giữ được “thương hiệu” và bởi đất Mường vẫn còn những người phụ nữ tâm huyết, vượt qua nhiều khó khăn để giữ truyền thống, giữ nghề làm men lá.
Người phụ nữ Mường Bi tâm huyết suốt đời với nghề làm men lá ấy được thừa hưởng nghề từ đời ông, cha. Ngay từ lúc còn nhỏ, bà đã thích đi theo cha lên rừng hái lá làm men. Những thứ lá như: lọt núi, dây thảo quả rừng, lá dứa rừng đến lá mâm xôi, vỏ cây long não... rồi đến cách chế biến như: nấu nước dễ cau, nhào bột, ủ trấu... Các kỹ thuật cơ bản để làm men lá truyền thống bà đã thuộc làu.
Đây là cách làm men truyền thống của người Mường có từ bao đời nay. Chất men này là hồn của rượu cần Hoà Bình. Như bà Phương giới thiệu, trong nguyên liệu làm rượu cần hiện nay của đa số các cơ sở sản xuất rượu cần của tỉnh lựa chọn men lá làm rượu là cách lựa chọn số 1. Bởi lẽ men lá quyết định chất lượng rượu có ngon hay không.
Thứ men được làm từ những nguyên liệu đặc biệt như: ớt, gừng, riềng, lá mít, lá ổi và nhiều lá cây rừng như lá mâm xôi, vỏ lòng não, dây thảo quả rừng, lá lọt núi... và một thành phần không thiếu là vỏ cây gỗ mun ấy đã làm ra thứ rượu ngọt ngào, có lợi cho sức khỏe và có giá trị tinh thần, văn hóa cộng đồng sâu sắc.
Trong những năm gần đây, vì lợi nhuận, không ít cơ sở sản xuất rượu cần và các loại rượu sử dụng men của Trung Quốc và một số loại men khác. Những loại men này có giá thành rẻ, lên men nhanh nhưng không có lợi cho sức khoẻ. Nếu duy trì cách làm này, rượu cần Hoà Bình sẽ dần đánh mất đi thường hiệu của mình. Sau bao ngày trăn trở, bà Phương cùng gia đình quyết định sáng lập ra HTX dệt may thổ cẩm và sản xuất men lá rượu cần. Hướng đi này của bà Phương và gia đình có ý nghĩa quan trọng trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của thương hiệu rượu cần Hòa Bình. Ngoài ra, việc làm của bà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương có thu nhập ổn định.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của những hộ nông dân đang tập trung sơ chế sắn tại ruộng với đống sắn cao ngút ngàn và 3 chiếc máy thái đang làm việc hết công suất, dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến gia đình anh Đỗ Văn Cần, xóm Tân Thành, xã Yên Lạc (Yên Thủy).
(HBĐT) - Vào hồi 10h20’ ngày 22/12, đang trên đường đi công tác qua khu vực Kho bạc Nhà nước tỉnh (đường Trần Hưng Đạo), thượng úy Nguyễn Tiến Biên, cán bộ Ban tài chính và thiếu úy chuyên nghiệp Bùi Đức Chiến, cán bộ Ban doanh trại - Bộ CHQS tỉnh đã phát hiện, nhặt được một ví da phụ nữ màu đỏ.
(HBĐT) - Con đường từ thôn Tân Tiến đến trường THCS xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) 5 năm qua in đậm bóng dáng 2 người bạn nhỏ chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đến trường. Đó là Vũ Văn Cường và Ngô Huy Hoàng, học sinh lớp 8B, trường THCS xã Đồng Tâm.
(HBĐT) - Vào hồi 22 giờ ngày 15/12, trên đường đi làm về đến khu vực đường Cù Chính Lan, gần chợ Phương Lâm (TPHB), Trung uý Nguyễn Văn Bình, nhân viên Tài chính, Ban CHQS thành phố đã nhặt được một chiếc ví trong đó có hơn 1,8 triệu đồng và một số giấy tờ mang tên Lê Minh Họa, công nhân Công ty TNHH Xây dựng Hợp Phát, địa chỉ xóm 9, xã Sủ Ngòi (TP.Hoà Bình).
(HBĐT) - Là một công nhân, chị về nghỉ theo chế độ với đồng lương ít ỏi lại lo nuôi đứa con gái bị bệnh suy thận nặng và một cháu gái ngoại lên 6 tuổi. Chồng chị công tác bận lại ở xa, đứa con trai lớn trong lực lượng an ninh luôn đi công tác đột xuất. Gia cảnh nhà chị như vậy, chị mở hàng nước góp nhặt từng đồng thêm vào đồng lương “còm” của mình. Lúc rảnh rỗi, có mảnh đất họ chưa xây dựng, chị xin họ để đào đất, nhặt cỏ gieo trồng luống rau cải, dãy rau ngót thêm vào bữa ăn đạm bạc hàng ngày.
(HBĐT) - Đến huyện Lạc Thuỷ, chúng tôi đã gặp anh Trịnh Ngọc Vùng - một trong những hộ làm kinh tế giỏi tại thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm.