Hàng chục năm nay, vườn nhãn lồng trái vụ đã mang lại thu nhập đáng kể cho thương binh Lưu Công Khanh.

Hàng chục năm nay, vườn nhãn lồng trái vụ đã mang lại thu nhập đáng kể cho thương binh Lưu Công Khanh.

(HBĐT) - 18 tuổi lên đường tòng quân, 16 năm tham gia chiến đấu ở khắp chiến trường từ miền Đông Nam bộ đến biên giới tây nam rồi làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Campuchia, đã không dưới 3 lần, ông bị thương trong trận quyết chiến với giặc thù. Lần thứ 3 bị thương cũng là lần ông bị thương nặng nhất, sức khỏe tổn hại tới 81%.

 

Từ chiến trường Campuchia, ông được đưa về điều trị tại bệnh viện của đơn vị, sau đó đưa về trung tâm điều dưỡng tỉnh. Cho đến năm 1988, thực hiện chủ trương đưa thương binh nặng về chăm sóc tại gia đình, ông trở lại quê hương trong nỗi thương nhớ, bùi ngùi của vợ, con. Người mà chúng tôi muốn nói đến là thương binh hạng 1/4 Lưu Công Khanh. Ông hiện đang sinh sống cùng gia đình tại thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn).

 

Nhớ lại thời gian đầu khi về đoàn tụ cùng gia đình, ông không khỏi chạnh lòng: Sức khỏe hồi ấy không cho phép, thấy cảnh vợ, con lam lũ, cực khổ lại phải lo lắng cho mình, lòng tôi day dứt khôn nguôi . Chưa kể, vào các năm 1987, 2000, tôi  phải cấp cứu nằm viện quân đội 103 vì di chứng áp xe gan và cơn đau do vết thương tái phát khắp trên cơ thể. Sau này, khi sức khỏe có sự tiến triển, hồi phục dần lên, tôi lạc quan hơn bởi giờ là lúc có thể chia sẻ cùng vợ, con những nhọc nhằn, vất vả. Lời dặn của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, tôi luôn ghi nhớ trong tim.

 

Thôn Vai Đào quê ông xưa nay vốn nghèo, nghề nông nghiệp ở đây vẫn là nghề chính. Để ổn định cuộc sống, ông xác định sống ở vùng nông nghiệp, nông thôn muốn gây dựng, đi lên phải bắt đầu chính từ nghề nông. Đọc sách, nghe đài giúp ông học hỏi được nhiều mô hình hay, kiến thức, kinh nghiệm quý trong mở mang, phát triển kinh tế gia đình. Hồi đầu, khi vốn liếng không có, bằng sức mình, ông đạp xe ra phố huyện thồ hàng tạp hóa về phục vụ nhu cầu của bà con. Có dạo, ông mở thêm đại lý cung ứng giống, phân bón phục vụ bà con. Nghề chăn nuôi lợn thịt cũng được ông duy trì cả chục năm ròng quay vòng mỗi năm 2 lứa.

 

Dần dà, tích lũy được đồng vốn, ông chuyển hẳn sang đầu tư phát triển sản xuất theo mô hình VAC. Từ cải tạo đất vườn trồng cây ăn quả, đào ao thả cá, nuôi lợn, gà…, mọi việc trong nhà đều có ông đôn đáo lo liệu, quán xuyến. Ông bảo: Trông chờ hỗ trợ của trên cũng chỉ được phần nào bởi Nhà nước mình còn nghèo, còn nhiều đối tượng cần được giúp đỡ, bản thân mình còn chút sức lực, phải tự lực cánh sinh, vượt lên hoàn cảnh để không là gánh nặng cho vợ, con, gia đình, xã hội.

 

Đến nay, sau nhiều năm nỗ lực, kiên trì làm kinh tế trang trại tổng hợp, cuộc sống của gia đình thương binh nặng Lưu Công Khanh khấm khá dần lên với thu nhập ổn định từ 60 - 80 triệu đồng/năm. Trên diện tích hơn 2.000m2 đất vườn đã cải tạo, ông trồng hơn 60 cây nhãn lồng Hưng Yên trái vụ. Phía dưới tán nhãn, ông trồng xả để tăng nguồn thu từ vườn. Diện tích trên 1.000m2 ao, ông nuôi thả các loại cá trắm, chép, mỗi năm cũng cho thu tiền triệu. Cũng theo ông Khanh, nhờ có công việc phù hợp, kinh tế vững vàng mà tinh thần ông luôn lạc quan.

 

Trước đây, cảnh nhà đông con, tuy đã cố bươn trải nhưng không tránh khỏi thiếu thốn, vay nợ. Vất vả nhất là thời điểm ông phải cùng lúc nuôi 3 con học đại học. Mấy năm đó, ông nợ lên đến cả trăm triệu đồng. Khó khăn rồi cũng qua, bây giờ, 3 trong số 4 người con của ông đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, 1 người là sỹ quan quân đội, 1 người là bác sĩ hiện công tác ở Bệnh viện Đa khoa huyện, 1 người làm bác sỹ thú y. Cô con gái út của ông nối bước anh trai và các chị theo học đại học năm thứ 3 chuyên ngành tài chính – kế toán.

 

Ông tâm sự: Đến tuổi này, có được cuộc sống như hôm nay với ông đã mãn nguyện rồi. Kinh tế bền vững, tinh thần thoải mái, lạc quan, giờ ông có thể vui thú điền viên, vui hưởng tuổi già bên con cháu.

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Thượng úy Bùi Việt Hùng nghiên cứu, phân tích thủ đoạn hoạt động của tội phạm, phục vụ yêu cầu công tác.
Ông Nguyễn Văn Sính giới thiệu về cuốn Album sưu tầm ảnh và sáng tác thơ về Bác Hồ.
Không có hình ảnh
Quỳnh Trang (giữa) trao đổi cùng các đoàn viên trong chi đoàn về kế hoạch hoạt động  tình nguyện trong dịp hè.

Người thanh niên tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Chúng tôi được gặp anh Trần Thái Thành (ảnh), xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn) tại hội nghị tôn vinh 16 người hiến máu tình nguyện (HMTN) tiêu biểu năm 2012 của Ban chỉ đạo HMTN tỉnh. Anh là đại diện duy nhất của tỉnh tham dự lễ tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu trong cả nước tổ chức tại thủ đô Hà Nội trong “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu 14/6” vừa qua.

“Bông hoa nhỏ” làm theo lời Bác

(HBĐT) - Có mặt tại hội nghị biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Cao Phong tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 122 năm sinh nhật Bác vừa qua, em Bùi Thị Thúy Chiều, học sinh lớp 9, Liên đội trưởng trường THCS xã Đông Phong vinh dự là cá nhân nhỏ tuổi nhất, đại diện cho đội viên, thiếu niên toàn huyện nói lên tình cảm và suy nghĩ của mình trong việc noi gương chủ tịch Hồ Chí Minh – người Cha già dân tộc.

Chiến sỹ trẻ tận tụy với công việc

(HBĐT) - Thiếu úy Trần Đức Hiếu – Đội CSGT, Công an huyện Lương Sơn là cán bộ trẻ, có năng lực, luôn tận tụy với công việc. Trong khi làm nhiệm vụ, anh thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, kiên quyết, truy đuổi tới cùng các trường hợp gây tai nạn bỏ chạy.

Dũng cảm truy bắt tội phạm

(HBĐT) - Chúng tôi theo đoàn công tác của Công an thành phố Hòa Bình xuống thăm hỏi, động viên ông Trần Viết Minh, hội viên Hội CCB xã Trung Minh, người đã dũng cảm phát hiện, bắt giữ đối tượng phạm tội.

Chuyện về tỷ phú chăn nuôi ở Kỳ Sơn

(HBĐT) - Sau gần 20 năm làm nghề sản xuất gạch thủ công, ông Phạm Văn Hùng ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chuyển sang làm nghề nông. Năm 2006, xem trên tivi thấy nhiều nơi nuôi ba ba có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy 60 triệu đồng tiền bán gạch đi mua ba ba giống. Ở Kỳ Sơn mua cá, tôm, nguồn thức ăn cho ba ba rất rẻ. Hàng ngày, ông cho ba ba ăn no căng, thức ăn vẫn còn thừa mứa, cá con còn nổi trắng ở ao nuôi. Sau một thời gian ba ba giống bắt đầu chết. Mỗi ngày ba ba chết càng nhiều. Khi tìm hiểu ra mới biết là cho ba ba ăn nhiều quá và thức ăn thừa phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho ba ba. Tất cả tiền mua giống ba ba mất trắng.

Người trả lại màu xanh cho rừng

(HBĐT) - Chiếc xe máy cùng tôi leo ngược con dốc dài quanh co để đến trang trại chăn nuôi của anh Trịnh Văn Yên (ảnh). Hai bên đường đi qua là những đồi cây keo thẳng tắp, vươn cao làm cho con đường vào trang trại quanh năm mát mẻ. Cách đây 6 năm, những quả đồi ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) còn hoang sơ. Từ năm 2006 có bàn tay của vợ chồng anh Trịnh Văn Yên, cây keo đã phủ xanh đồi trống. Gần tới trang trại, tôi có cảm giác mình đang đi trên đồi thông Đà Lạt. Gió ở mặt hồ cá thổi nhẹ làm sóng sánh bóng cây in đáy nước. Tôi mơ màng gặp hương rừng cùng hoa nắng tháng tư đan lên cành lá, tiếng đôi chim sâu lích chích cho tôi nhận ra mình đã đến trung tâm trang trại Trịnh Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục