(HBĐT) - Những năm gần đây, Công an huyện Mai Châu đã tích cực tham mưu cho cấp ủy chính quyền cơ sở đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”, đặc biệt là việc thực hiện Đề án 03 của Tỉnh ủy và Phương án 592 của Bộ Công an về củng cố hệ thống chính trị và đảm bảo ANTT tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu. Quần chúng nhân dân đã tích cực hưởng ứng tham gia, xuất hiện nhiều gương sáng trong việc vận động nhân dân ký cam kết không để người thân trong gia đình buôn bán, sử dụng ma túy.
Chị Mùa Y Số là người PN dân tộc Mông, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, ông cụ thân sinh nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Chị tham gia công tác Hội PN từ năm 1994, với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ trong công việc, chị được nhân dân trong xã cảm phục. Năm 2007, chị được bầu làm Chủ tịch Hội PN xã. Trước những hậu quả khôn lường của ma túy đối với bà con người Mông, chị luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đẩy lùi ma túy ra khỏi bản Mông, chị nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động bà con mình nâng cao nhận thức trong phòng - chống ma túy, cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội, vì một bản Mông giàu đẹp. Chị đã chủ động đề xuất với Đảng ủy, chính quyền xã về vận động chị em PN trong xã ký cam kết không để người thân trong gia đình buôn bán, sử dụng ma túy. Bằng tiếng nói của dân tộc mình với tình cảm người mẹ, người chị thân tình chị gặp gỡ từng chị em phân tích, giảng giải tác hại, ảnh hưởng của ma túy đối với người Mông. Những chị em có hoàn cảnh khó khăn như chị Mùa Y Sy, trú tại bản Cang, xã Pà Cò có chồng là Sồng A Lý hiện đang bị bắt giam về tội mua bán trái phép chất ma túy, cũng là người PN hiếu gia đình vắng người đàn ông trụ cột vất vả nhường nào, chị thường xuyên qua lại thăm hỏi động viên, chia sẻ. Những cố gắng của chị đã được đền đáp, hầu hết chị em trong xã đã tin tưởng nghe theo, nhiều chị em vận động chồng, con dang có lệnh truy nã ra đầu thú. Năm 2011, chị đã vận động được 293 hội viên PN trong xã ký cam kết không để người thân trong gia đình buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy.
Do tích cực tham gia công tác từ năm 2006 đến nay, chị được các cấp tặng thưởng 6 lượt bằng khen, giấy khen. Ngoài công tác xã hội chị còn là một người vợ, người mẹ đảm đang công việc gia đình, chồng chị làm nghề giáo viên, anh chị có 4 người con thì 3 người theo nghề bố để đem ánh sáng của Đảng về với bà con bản Mông.
Đỗ Tuấn (Công an tỉnh)
(HBĐT) - Chúng tôi theo đoàn công tác của Công an thành phố Hòa Bình xuống thăm hỏi, động viên ông Trần Viết Minh, hội viên Hội CCB xã Trung Minh, người đã dũng cảm phát hiện, bắt giữ đối tượng phạm tội.
(HBĐT) - Sau gần 20 năm làm nghề sản xuất gạch thủ công, ông Phạm Văn Hùng ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chuyển sang làm nghề nông. Năm 2006, xem trên tivi thấy nhiều nơi nuôi ba ba có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy 60 triệu đồng tiền bán gạch đi mua ba ba giống. Ở Kỳ Sơn mua cá, tôm, nguồn thức ăn cho ba ba rất rẻ. Hàng ngày, ông cho ba ba ăn no căng, thức ăn vẫn còn thừa mứa, cá con còn nổi trắng ở ao nuôi. Sau một thời gian ba ba giống bắt đầu chết. Mỗi ngày ba ba chết càng nhiều. Khi tìm hiểu ra mới biết là cho ba ba ăn nhiều quá và thức ăn thừa phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho ba ba. Tất cả tiền mua giống ba ba mất trắng.
(HBĐT) - Chiếc xe máy cùng tôi leo ngược con dốc dài quanh co để đến trang trại chăn nuôi của anh Trịnh Văn Yên (ảnh). Hai bên đường đi qua là những đồi cây keo thẳng tắp, vươn cao làm cho con đường vào trang trại quanh năm mát mẻ. Cách đây 6 năm, những quả đồi ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) còn hoang sơ. Từ năm 2006 có bàn tay của vợ chồng anh Trịnh Văn Yên, cây keo đã phủ xanh đồi trống. Gần tới trang trại, tôi có cảm giác mình đang đi trên đồi thông Đà Lạt. Gió ở mặt hồ cá thổi nhẹ làm sóng sánh bóng cây in đáy nước. Tôi mơ màng gặp hương rừng cùng hoa nắng tháng tư đan lên cành lá, tiếng đôi chim sâu lích chích cho tôi nhận ra mình đã đến trung tâm trang trại Trịnh Văn Yên.
(HBĐT) - Từ một anh bộ đội phục viên với hai bàn tay trắng, nhờ có tư duy nhạy bén trong phát triển kinh tế nên CCB Bùi Đức Chính ở xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Theo đoàn công tác của thượng úy Xa Quang Thực – Cán bộ Đội Công an phụ trách xã (Công an huyện Đà Bắc), chúng tôi mới thấu hiểu tình cảm mà người dân dành cho cán bộ công an cơ sở nhiều thế nào. Đi đến đâu, anh cũng dành những tình cảm trân trọng, gần gũi với nhân dân. Với mọi người, anh như người thân trong gia đình “khi đi dân nhớ, khi ở dân thương”.
(HBĐT) - Nhiều năm nay, người dân ở xóm Trớ, xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc luôn bảo ông Bùi Thanh Dồn là người “làm nửa năm, ăn cả năm” mà xây được nhà ba tầng và thu nhập trung bình mỗi năm vài chục đến hàng trăm triệu đồng.