Quỳnh Trang (giữa) trao đổi cùng các đoàn viên trong chi đoàn về kế hoạch hoạt động tình nguyện trong dịp hè.
(HBĐT) - Tại lễ hiến máu tình nguyện lần thứ 3 của TP.Hòa Bình, chúng tôi gặp lại Vũ Quỳnh Trang, không ai nghĩ cô gái có vóc dáng mảnh khảnh ấy lại là tình nguyện viên đã 5 lần tham gia HMTN. Với vai trò là chi hội phó chi hội CTĐ, Bí thư chi đoàn y sỹ 16A4 (trường Trung cấp Y tế Hòa Bình), Vũ Quỳnh Trang luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào; năng động, vui vẻ, nhiệt tình và tâm huyết với các hoạt động của chi đoàn và của Đoàn trường.
Quỳnh Trang tham gia công tác đoàn từ những năm học THCS. Đến nay, các hoạt động Đoàn chiếm khá nhiều thời gian, để vừa tham gia tốt mọi phong trào, vừa dành thời gian học tập, Quỳnh Trang đã lên kế hoạch hợp lý cho quỹ thời gian của mình, luôn tạo ra tiếng cười, những khoảng thời gian vui vẻ để tạo hứng thú trong học tập và hoạt động Đoàn thể. Nhiều năm liền, Quỳnh Trang là cán bộ Đoàn tiêu biểu, xuất sắc, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Quỳnh Trang chia sẻ: Trong các hoạt động Đoàn, em lựa chọn hoạt động HMTN là sự trải nghiệm lớn của mình. Trải nghiệm đó cũng đơn giản là cảm nhận về sự sẻ chia với người bệnh đang phải đau đớn với bệnh tật đang cần máu... Người bệnh sẽ được chữa khỏi, được cứu sống và sẽ không còn nỗi đau, chỉ còn lại niềm vui, hạnh phúc, như vậy mình cũng sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc lớn rồi.
Sẽ nỗ lực học tập để trở thành một y, bác sỹ trong tương lai và tham gia HMTN nhiều hơn nữa; vận động các bạn trong lớp, trong trường cùng tham gia - đó là dự định trong tương lai của Quỳnh Trang.
PV
(HBĐT) - Sau gần 20 năm làm nghề sản xuất gạch thủ công, ông Phạm Văn Hùng ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chuyển sang làm nghề nông. Năm 2006, xem trên tivi thấy nhiều nơi nuôi ba ba có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy 60 triệu đồng tiền bán gạch đi mua ba ba giống. Ở Kỳ Sơn mua cá, tôm, nguồn thức ăn cho ba ba rất rẻ. Hàng ngày, ông cho ba ba ăn no căng, thức ăn vẫn còn thừa mứa, cá con còn nổi trắng ở ao nuôi. Sau một thời gian ba ba giống bắt đầu chết. Mỗi ngày ba ba chết càng nhiều. Khi tìm hiểu ra mới biết là cho ba ba ăn nhiều quá và thức ăn thừa phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho ba ba. Tất cả tiền mua giống ba ba mất trắng.
(HBĐT) - Chiếc xe máy cùng tôi leo ngược con dốc dài quanh co để đến trang trại chăn nuôi của anh Trịnh Văn Yên (ảnh). Hai bên đường đi qua là những đồi cây keo thẳng tắp, vươn cao làm cho con đường vào trang trại quanh năm mát mẻ. Cách đây 6 năm, những quả đồi ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) còn hoang sơ. Từ năm 2006 có bàn tay của vợ chồng anh Trịnh Văn Yên, cây keo đã phủ xanh đồi trống. Gần tới trang trại, tôi có cảm giác mình đang đi trên đồi thông Đà Lạt. Gió ở mặt hồ cá thổi nhẹ làm sóng sánh bóng cây in đáy nước. Tôi mơ màng gặp hương rừng cùng hoa nắng tháng tư đan lên cành lá, tiếng đôi chim sâu lích chích cho tôi nhận ra mình đã đến trung tâm trang trại Trịnh Văn Yên.
(HBĐT) - Từ một anh bộ đội phục viên với hai bàn tay trắng, nhờ có tư duy nhạy bén trong phát triển kinh tế nên CCB Bùi Đức Chính ở xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
(HBĐT) - Theo đoàn công tác của thượng úy Xa Quang Thực – Cán bộ Đội Công an phụ trách xã (Công an huyện Đà Bắc), chúng tôi mới thấu hiểu tình cảm mà người dân dành cho cán bộ công an cơ sở nhiều thế nào. Đi đến đâu, anh cũng dành những tình cảm trân trọng, gần gũi với nhân dân. Với mọi người, anh như người thân trong gia đình “khi đi dân nhớ, khi ở dân thương”.
(HBĐT) - Nhiều năm nay, người dân ở xóm Trớ, xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc luôn bảo ông Bùi Thanh Dồn là người “làm nửa năm, ăn cả năm” mà xây được nhà ba tầng và thu nhập trung bình mỗi năm vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
(HBĐT) - Không chỉ tự mình vươn lên làm giàu chính đáng, ông Nguyễn Huy Dụ (54 tuổi) ở thôn Quyết Chiến, xã Hào Lý (Đà Bắc) còn tích cực giúp đỡ nhiều người dân ở 2 xã Hào Lý, Tân Minh đổi mới tư duy sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.