(HBĐT) - Là những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, anh Thụy và chị Hồng ở xóm Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã phải xoay sở đủ nghề để kiếm sống và nuôi các con ăn học. Cuộc sống của họ tuy vất vả, song anh chị lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ, bởi lẽ các con chính là nguồn động viên, là niềm hy vọng để anh chị có thể vượt qua mọi lo toan của cuộc sống đời thường.

 

Anh Thụy, chị Hồng lấy nhau từ năm 1992 và đến đầu năm 1993 thì ra ở riêng. Bố mẹ nghèo nên cuộc sống của anh chị rất vất vả. Từ khi có đứa con đầu lòng, người đàn ông trụ cột trong gia đình ấy đã bao đêm trăn trở suy nghĩ, làm thế nào để có thể vực được kinh tế của gia đình. Vì thế, ngoài cấy lúa, anh chị đã vay mượn tiền để đầu tư vào làm vôi, dịch vụ cho thuê phông bạt đám cưới. Khi không còn tôi vôi để xây nhà nữa, anh đã chuyển sang nhận thầu đất ở xóm Mom, xã Phú Minh để sản xuất gạch. 20 năm qua, thành công đến với anh thì ít, thất bại thì nhiều nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cuộc sống của anh chị đã dần ổn định. Vài năm lại đây, gia đình anh đã có mức thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, anh chị còn tạo được việc làm cho nhiều lao động quanh vùng. Con cái đi học xa, nhà chỉ còn 2 vợ chồng, anh chị mỗi người một việc, anh lo quản lý lò gạch, còn chị lo toan việc đồng áng và nuôi một đàn lợn. Là người sống tự lập nên ngay từ khi các con còn nhỏ, anh chị đã dạy ý thức tự giác trong học tập, vì anh chị tâm niệm: “chỉ có học, có kiến thức mới có thể thoát khỏi đói nghèo”. ý thức được bố mẹ chính là người ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách của con cái nên anh chị luôn sống hòa hợp, hạnh phúc, cư xử với hàng xóm hòa nhã, đúng mực để làm gương cho các con. Anh chị luôn coi các con như những người bạn để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Sự tảo tần của anh Thụy, chị Hồng đã được đền đáp xứng đáng bởi thành tích học tập của 2 đứa con ngoan. Con gái lớn Vũ Thị Lan Anh, khi còn học phổ thông nhiều năm liền là học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt đạt giải ba trong kỳ thi học sinh gỏi quốc gia môn văn cùng nhiều giải thưởng ý nghĩa khác. Hiện, em đang là sinh viên năm thứ 2 trường đại học Luật Hà Nội. Do học tập và tu dưỡng tốt nên em luôn được nhận  học bổng của nhà trường. Còn với em trai Vũ Công Hào là học sinh lớp 12 chuyên Trung trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, không chỉ học giỏi, năm học nào Hào cũng được tín nhiệm bầu làm cán bộ lớp. Năm học lớp 11 vừa qua, em đã đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Trung và được nhà trường lựa chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Không chỉ làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi, anh Thụy, chị Hồng luôn gương mẫu trong thực hiện quy ước, hương ước của xóm. Hiện nay, anh đang là UVBCH Hội Nông dân và là đại biểu HĐND xã Hợp Thịnh.

 

Tài sản lớn nhất và niềm tự hào lớn nhất của anh Thụy, chị Hồng là những tấm giấy khen, bằng khen của 2 đứa con, giấy khen gia đình hiếu học và danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc của huyện nhiều năm liên tục.

 

 

                                                                          Nguyễn Phượng

                                                                     (Đài TT-TH Kỳ Sơn)

 

Các tin khác

CCB Đinh Công Hải, xóm Sim Trong, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) chăm sóc đàn bò của gia đình.
Không có hình ảnh
Kinh tế  gia đình thương binh Hà Công Tím khá giả nhờ  mô hình kinh tế VAC kết hợp làm du lịch cộng đồng.
Anh Tường sưu tập nhiều giống lúa để lai tạo giống mới cho bà con.

Nữ cán bộ chuyên trách dân số năng động

(HBĐT) - Đó là nhận xét của cán bộ, nhân dân phường Thái Bình (TPHB) khi nhắc đến Đặng Thị Thuý Hồng, cán bộ chuyên trách công tác DS của phường. Ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi gặp Hồng là một cô gái nhỏ bé, nhanh nhẹn và nắm vững chuyên môn khi được hỏi. Sinh năm 1989, năm 2010, Hồng tốt nghiệp trường trung cấp y chuyên ngành hộ sinh và được tuyển làm cán bộ chuyên trách dân số phường Thái Bình.

Gương sáng thoát nghèo

(HBĐT) - Từ một hộ nghèo nhất xóm Mó La, xã Tu Lý (Đà Bắc), anh Đinh Văn Giáp đã nhận 15 ha đồi hoang hoá để cải tạo trồng mía, ngô, xoan, luồng. Mảnh đất đó, hiện nay đã giúp anh có thu nhập trên 200 triệu mỗi năm và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Anh được Sở LĐ-TB&XH chọn là một trong hai người điển hình gương sáng thoát nghèo.

Thương binh Vũ Văn Chính vượt khó làm giàu

(HBĐT) - Năm 1978, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Vũ Văn Chính xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) lên đường nhập ngũ. Trực tiếp chiến đấu trên mặt trận biên giới tây nam Campuchia, ông và đồng đội cũng đã từng trải qua nhiều trận đấu ác liệt, hiểm nguy. Bản thân ông cũng mang nhiều thương tật.

Người trồng thanh long ruột đỏ ở đất Hợp Thành

(HBĐT) - Không khó để tìm người trồng giống cây miền Nam trên đất Bắc - cách mà người dân trong vùng nói về ông Vũ Tuấn Khích ở Xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), chủ nhân của 350 gốc thanh long ruột đỏ đang vào mùa đơm hoa, kết trái.

Nghị lực của người thương binh nặng

(HBĐT) - 18 tuổi lên đường tòng quân, 16 năm tham gia chiến đấu ở khắp chiến trường từ miền Đông Nam bộ đến biên giới tây nam rồi làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Campuchia, đã không dưới 3 lần, ông bị thương trong trận quyết chiến với giặc thù. Lần thứ 3 bị thương cũng là lần ông bị thương nặng nhất, sức khỏe tổn hại tới 81%.

Một sĩ quan cảnh sát trẻ tiêu biểu

(HBĐT) - Là điển hình duy nhất của Công an tỉnh tham dự lễ tôn vinh các điển hình tiên tiến lực lượng CSND mới đây, thượng úy Bùi Việt Hùng, đội trưởng Đội trọng án Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH (Công an tỉnh) được biết đến với hàng chục các danh hiệu lớn, nhỏ. Đặc biệt, tháng 8/2011, anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh, phòng - chống tội phạm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục