Ông Vũ Tuấn Khích, xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc cây thanh long  ruột đỏ.

Ông Vũ Tuấn Khích, xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chăm sóc cây thanh long ruột đỏ.

(HBĐT) - Không khó để tìm người trồng giống cây miền Nam trên đất Bắc - cách mà người dân trong vùng nói về ông Vũ Tuấn Khích ở Xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), chủ nhân của 350 gốc thanh long ruột đỏ đang vào mùa đơm hoa, kết trái.

 

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thanh long ruột đỏ, ông Khích cho biết: là người thích tìm tòi, học hỏi, áp dụng những cái mới, sau khi nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước, mảnh đất trên 3.000 m2 được ông đầu tư đào ao thả cá. Bên cạnh đó, ông mạnh dạn đi đầu đưa giống dế vào nuôi. Khi nhà máy nước Vinaconec đến đầu tư, nước ở ao cá của gia đình ông không thể đảm bảo để nuôi cá, giống dế dần cũng không phù hợp. Lúc đó, xem trên báo, ti vi thấy có nhiều gia đình làm giàu từ cây thanh long ruột đỏ ông rất thích và có ý tưởng chuyển hướng đầu tư sang giống cây này. Tuy vậy, khó khăn nhất lúc bấy giờ là làm sao có thể mua được giống cây thanh long quê mãi tận miền Nam xa xôi. Mãi đến năm 2000, khi thấy trên tivi có giới thiệu về trại giống KNKL ở xã Kim Quan- Thạch Thất- Hà Tây (nay là Hà Nội) có bán giống thanh long ruột đỏ, ông mừng lắm. ông đã cất công xuống tận nơi để thăm mô hình, học hỏi kỹ thuật và quyết định đầu tư xây cột trụ bê tông trồng 350 gốc thanh long ruột đỏ. Riêng tiền đầu tư giống, xây cột trụ mất  từ 40- 50 triệu đồng. Trong quá trình trồng, ông chăm chú nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến đặc tính, kỹ thuật trồng, chăm sóc sao cho cây thanh long phát triển ở điều kiện tốt nhất.

 

Năm nay đã là năm thứ 2 cây thanh long của gia đình ông Khích cho thu hoạch. Năm trước mới cho thu hoạch bói nên chủ yếu gia đình ông để ăn hoặc biếu anh em, hàng xóm. Năm nay, gia đình ông đã bán 1 lứa được trên 2 tạ quả. Thương lái đến thu mua tận vườn, mỗi kg thanh long ruột đỏ có giá  từ 20.000 - 25.000 đồng. Theo ông Khích; đây là năm bán chào hàng nên ông bán với giá rẻ. Nếu như đúng với giá tham khảo ở các siêu thị lớn ở Hà Nội lên tới 73.000 đồng/kg. Dự kiến, tính đến hết vụ năm nay, gia đình ông thu hoạch được khoảng 1 tấn quả, với giá bán như hiện nay thu về từ 25- 30 triệu đồng. Với khí hậu nóng - lạnh trái ngược, cây thanh long ruột đỏ trồng ngoài Bắc chỉ cho thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Cây  đầu tư 1 lần cho khai thác khoảng 10 năm, năng suất cao nhất từ năm thứ 4  năm thứ 7.

 

Ông Vũ Tuấn Khích khẳng định: Quả thanh long ruột đỏ do gia đình  trồng là sản phẩm sạch, không phun một giọt thuốc trừ sâu nào. Cây thanh long gần giống như cây xương rồng nên kỹ thuật trồng không khó, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Là giống ít sâu bệnh, từ khi gia đình trồng chỉ mắc một số bệnh nấm, thối lá, cắt bỏ phần mắc bệnh là cây có thể phát triển bình thường. Sau hơn 10 năm trồng kiểm nghiệm, đến nay, tôi có thể chứng minh rằng cây thanh long ruột đỏ miền Nam hoàn toàn có thể phát triển tốt trên đồng đất Hoà Bình. Có thể quả thanh long trồng trên địa bàn tỉnh mình không to, đẹp như trong miền Nam nhưng chắc chắn sẽ thắng về độ ngọt, tươi và không mất nhiều công vận chuyển, chi phí trung gian. Mới đây, ông đã xây dựng và chuyển giao kỹ thuật thành công 2 mô hình với 150 gốc tại 2 xã Thanh Hối và Mãn Đức (Tân Lạc).

 

 

                                                                          Hương Lan

 

Các tin khác

Hàng chục năm nay, vườn nhãn lồng trái vụ đã mang lại thu nhập đáng kể cho thương binh Lưu Công Khanh.
Thượng úy Bùi Việt Hùng nghiên cứu, phân tích thủ đoạn hoạt động của tội phạm, phục vụ yêu cầu công tác.
Ông Nguyễn Văn Sính giới thiệu về cuốn Album sưu tầm ảnh và sáng tác thơ về Bác Hồ.
Không có hình ảnh

Nữ bí thư chi đoàn 5 lần hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Tại lễ hiến máu tình nguyện lần thứ 3 của TP.Hòa Bình, chúng tôi gặp lại Vũ Quỳnh Trang, không ai nghĩ cô gái có vóc dáng mảnh khảnh ấy lại là tình nguyện viên đã 5 lần tham gia HMTN. Với vai trò là chi hội phó chi hội CTĐ, Bí thư chi đoàn y sỹ 16A4 (trường Trung cấp Y tế Hòa Bình), Vũ Quỳnh Trang luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào; năng động, vui vẻ, nhiệt tình và tâm huyết với các hoạt động của chi đoàn và của Đoàn trường.

Người thanh niên tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Chúng tôi được gặp anh Trần Thái Thành (ảnh), xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh (Lương Sơn) tại hội nghị tôn vinh 16 người hiến máu tình nguyện (HMTN) tiêu biểu năm 2012 của Ban chỉ đạo HMTN tỉnh. Anh là đại diện duy nhất của tỉnh tham dự lễ tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu trong cả nước tổ chức tại thủ đô Hà Nội trong “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu 14/6” vừa qua.

“Bông hoa nhỏ” làm theo lời Bác

(HBĐT) - Có mặt tại hội nghị biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của huyện Cao Phong tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 122 năm sinh nhật Bác vừa qua, em Bùi Thị Thúy Chiều, học sinh lớp 9, Liên đội trưởng trường THCS xã Đông Phong vinh dự là cá nhân nhỏ tuổi nhất, đại diện cho đội viên, thiếu niên toàn huyện nói lên tình cảm và suy nghĩ của mình trong việc noi gương chủ tịch Hồ Chí Minh – người Cha già dân tộc.

Chiến sỹ trẻ tận tụy với công việc

(HBĐT) - Thiếu úy Trần Đức Hiếu – Đội CSGT, Công an huyện Lương Sơn là cán bộ trẻ, có năng lực, luôn tận tụy với công việc. Trong khi làm nhiệm vụ, anh thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, kiên quyết, truy đuổi tới cùng các trường hợp gây tai nạn bỏ chạy.

Dũng cảm truy bắt tội phạm

(HBĐT) - Chúng tôi theo đoàn công tác của Công an thành phố Hòa Bình xuống thăm hỏi, động viên ông Trần Viết Minh, hội viên Hội CCB xã Trung Minh, người đã dũng cảm phát hiện, bắt giữ đối tượng phạm tội.

Chuyện về tỷ phú chăn nuôi ở Kỳ Sơn

(HBĐT) - Sau gần 20 năm làm nghề sản xuất gạch thủ công, ông Phạm Văn Hùng ở khu 1, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chuyển sang làm nghề nông. Năm 2006, xem trên tivi thấy nhiều nơi nuôi ba ba có hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy 60 triệu đồng tiền bán gạch đi mua ba ba giống. Ở Kỳ Sơn mua cá, tôm, nguồn thức ăn cho ba ba rất rẻ. Hàng ngày, ông cho ba ba ăn no căng, thức ăn vẫn còn thừa mứa, cá con còn nổi trắng ở ao nuôi. Sau một thời gian ba ba giống bắt đầu chết. Mỗi ngày ba ba chết càng nhiều. Khi tìm hiểu ra mới biết là cho ba ba ăn nhiều quá và thức ăn thừa phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước gây bệnh cho ba ba. Tất cả tiền mua giống ba ba mất trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục