Kinh tế gia đình thương binh Hà Công Tím khá giả nhờ mô hình kinh tế VAC kết hợp làm du lịch cộng đồng.
(HBĐT) - Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1974, chàng thanh niên 18 tuổi dân tộc Thái Hà Công Tím ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hăng hái lên đường nhập ngũ. Chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết đã từng tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau đó lại tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế cao cả bên nước bạn Campuchia và bị thương vào năm 1977. Năm 1978, Hà Công Tím trở về quê hương với thương tật 42%.
“Ban đầu cuộc sống vô cùng khó khăn, nhất là từ năm 1979, tôi lập gia đình và lần lượt có 3 con. Cả gia đình chỉ trông nhờ vào gần 3.000 m2 đất ruộng. Sức khỏe yếu, không làm được nhiều nên con cái phải bữa no, bữa đói và chủ yếu là ăn độn sắn, rau rừng. Những lúc như vậy, tôi luôn nhớ đến lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế” để cố gắng vươn lên”. - ông Hà Công Tím bùi ngùi nhớ lại những năm đầu trở về. Với hoàn cảnh bản thân và gia đình như vậy, ông đã trăn trở để tìm hướng thoát nghèo. Nhớ lại từ những năm 1963, 1964, ông đã được tiếp xúc với người nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng và họ rất thích những sản phẩm của địa phương như vải thổ cẩm, ông đã có ý tưởng khôi phục lại nghề trồng dâu, nuôi tằm truyền thống. Cùng với đó, kết hợp làm mô hình kinh tế tổng hợp VAC. Nhờ cần cù, chăm chỉ, chịu khó học hỏi, kinh tế gia đình ông cũng dần khá lên. Đặc biệt, từ năm 1995, khi có cơ chế mới đối với loại hình dịch vụ du lịch đã mở ra cơ hội cho những gia đình như ông. Theo ông, làm du lịch cộng động mình phải có cái tâm, giữ được bản sắc văn hóa thường ngày từ nhà sàn cho đến vườn cây, ao cá... Sau nhiều năm cố gắng, gia đình ông đã dựng được một ngôi nhà sàn rộng rãi, có thể phục vụ nhiều đoàn khách. Mỗi năm, trung bình gia đình ông đón khoảng trên 2.000 lượt khách trong nước và 150 - 200 lượt khách nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Từ đó đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông, khoảng 200 triệu đồng/năm.
Từ những cố gắng và uy tín trong cuộc sống, từ năm 1995, ông được nhân dân bầu làm trưởng bản. Mặc dù vẫn mang trong người những vết thương và mỗi lúc trái gió, trở trời đều đau nhức nhưng bất cứ việc lớn, nhỏ của bản đều có ông đứng ra tổ chức. ông sẵn sàng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch cộng đồng với đồng bào để họ cùng thoát nghèo. ở cương vị của mình, ông thường xuyên tuyên truyền tới người dân các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nhân bản nắm được và làm theo. Bản đã xây dựng được quy ước, đồng bào sống chan hòa, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. ông luôn nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ trẻ phải giữ lấy bản sắc văn hóa để phát triển một cách bền vững. Năm 2010, bản Lác vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Thành tích đó có sự đóng góp không nhỏ của trưởng bản Hà Công Tím. Bản thân ông được tặng thưởng nhiều giấy khen của xã, huyện. Gia đình ông liên tục được công nhận là gia đình văn hóa, gia đình thương binh kiểu mẫu.
Thu Hường - Cẩm Lệ
(HBĐT) - Không khó để tìm người trồng giống cây miền Nam trên đất Bắc - cách mà người dân trong vùng nói về ông Vũ Tuấn Khích ở Xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), chủ nhân của 350 gốc thanh long ruột đỏ đang vào mùa đơm hoa, kết trái.
(HBĐT) - 18 tuổi lên đường tòng quân, 16 năm tham gia chiến đấu ở khắp chiến trường từ miền Đông Nam bộ đến biên giới tây nam rồi làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Campuchia, đã không dưới 3 lần, ông bị thương trong trận quyết chiến với giặc thù. Lần thứ 3 bị thương cũng là lần ông bị thương nặng nhất, sức khỏe tổn hại tới 81%.
(HBĐT) - Là điển hình duy nhất của Công an tỉnh tham dự lễ tôn vinh các điển hình tiên tiến lực lượng CSND mới đây, thượng úy Bùi Việt Hùng, đội trưởng Đội trọng án Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH (Công an tỉnh) được biết đến với hàng chục các danh hiệu lớn, nhỏ. Đặc biệt, tháng 8/2011, anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba về thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh, phòng - chống tội phạm.
(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết 1 năm Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các đại biểu tham dự vô cùng xúc động trước những chia sẻ bình dị mà ý nghĩa của ông Nguyễn Văn Sính, Bí thư chi bộ tổ 10, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình): Nhờ có Bác, gia đình tôi có cuộc sống ấm no, con cái được học hành đầy đủ. Tôi nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương và đạo đức Hồ Chí Minh Rồi ông kết thúc bằng bài thơ. "Tuổi nhỏ Nguyễn Sinh Cung” do chính ông sáng tác viết về thời niên thiếu khó khăn, gian khổ của Bác Hồ khiến bài phát biểu càng trở nên khó quên.
(HBĐT) - Những năm gần đây, Công an huyện Mai Châu đã tích cực tham mưu cho cấp ủy chính quyền cơ sở đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”, đặc biệt là việc thực hiện Đề án 03 của Tỉnh ủy và Phương án 592 của Bộ Công an về củng cố hệ thống chính trị và đảm bảo ANTT tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò của huyện Mai Châu. Quần chúng nhân dân đã tích cực hưởng ứng tham gia, xuất hiện nhiều gương sáng trong việc vận động nhân dân ký cam kết không để người thân trong gia đình buôn bán, sử dụng ma túy.
(HBĐT) - Tại lễ hiến máu tình nguyện lần thứ 3 của TP.Hòa Bình, chúng tôi gặp lại Vũ Quỳnh Trang, không ai nghĩ cô gái có vóc dáng mảnh khảnh ấy lại là tình nguyện viên đã 5 lần tham gia HMTN. Với vai trò là chi hội phó chi hội CTĐ, Bí thư chi đoàn y sỹ 16A4 (trường Trung cấp Y tế Hòa Bình), Vũ Quỳnh Trang luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào; năng động, vui vẻ, nhiệt tình và tâm huyết với các hoạt động của chi đoàn và của Đoàn trường.