CCB Tạ Đình Đào, khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam của gia đình.
(HBĐT) - Cựu chiến binh Tạ Đình Đào ở tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được nhiều người biết đến là gia đình có trang trại cam, quýt mỗi năm cho thu nhập hàng tỉ đồng.
Ông Đào tâm sự: Năm 1994, nhận khoán sản 1 ha đất của nông trường trồng cam, mía, đậu, ngô theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đất không phụ công người cho thu hoạch vài chục triệu đồng. Tiếp đến, nhận 3 ha đất khoán sản tại đội Tây Phong. Do đất bạc màu, thiếu nước tưới, cây chậm lớn, lá vàng, rồi chết rụi, nguy cơ mất trắng tay là điều không tránh khỏi. Ông Đào lên phương án sản xuất, nhờ nông trường và các cơ quan giúp đỡ đầu tư hơn 1km đường ống dẫn nước từ đập Đắc Tra dẫn về tưới cho 3 ha cam, quýt đã trồng. Có đủ các thứ nước, phân, cần, giống, có thuốc trừ sâu, thuê người (có lúc đông tới 20- 30 người) làm cỏ, bón phân, tưới cây, thu háí, tiền công theo giá thỏa thuận; ông đã trúng đậm, nhiều năm bội thu. Tiền bán sản phẩm thu được các năm tăng dần (năm 2004 thu 175 triệu đồng, 2008 thu 800 triệu đồng, 2009 thu 1,2 tỷ đồng). Từ năm 2010 đến nay, ông mở rộng diện tích trồng cam, quýt từ 3 ha lên 5,5 ha, thu trên 140 tấn quả, được hơn 2 tỷ đồng.
Đến mùa thu hoạch cam, quýt không khí nhộn nhịp, tấp nập mua bán sản phẩm ở vùng bán sơn địa này, xe ô tô tấp nập vào ra vận chuyển hàng hóa, cân tại vườn. Cam Cao Phong đã có thương hiệu nhiều năm nên cung không theo kịp cầu, đó là tín hiệu vui cho những người trồng cam như ông Tạ Đình Đào.
Nguyễn Công Huân (Hội CCB tỉnh)
(HBĐT) - Hết đất Cao Phong vượt qua con dốc Quy Hậu nhìn cánh đồng lúa xanh bát ngát ngay cạnh QL6, khách đi đường ai cũng muốn dừng lại để hít không khí trong lành nơi đây. Thấy chúng tôi loay hoay chụp ảnh rồi khen lúa đẹp, một chị bảo: Toàn giống lúa mới ở đây sản xuất được đấy không phải đi mua đâu.
(HBĐT) - Đó là nhận xét của cán bộ, nhân dân phường Thái Bình (TPHB) khi nhắc đến Đặng Thị Thuý Hồng, cán bộ chuyên trách công tác DS của phường. Ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi gặp Hồng là một cô gái nhỏ bé, nhanh nhẹn và nắm vững chuyên môn khi được hỏi. Sinh năm 1989, năm 2010, Hồng tốt nghiệp trường trung cấp y chuyên ngành hộ sinh và được tuyển làm cán bộ chuyên trách dân số phường Thái Bình.
(HBĐT) - Từ một hộ nghèo nhất xóm Mó La, xã Tu Lý (Đà Bắc), anh Đinh Văn Giáp đã nhận 15 ha đồi hoang hoá để cải tạo trồng mía, ngô, xoan, luồng. Mảnh đất đó, hiện nay đã giúp anh có thu nhập trên 200 triệu mỗi năm và tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương. Anh được Sở LĐ-TB&XH chọn là một trong hai người điển hình gương sáng thoát nghèo.
(HBĐT) - Năm 1978, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Vũ Văn Chính xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) lên đường nhập ngũ. Trực tiếp chiến đấu trên mặt trận biên giới tây nam Campuchia, ông và đồng đội cũng đã từng trải qua nhiều trận đấu ác liệt, hiểm nguy. Bản thân ông cũng mang nhiều thương tật.
(HBĐT) - Không khó để tìm người trồng giống cây miền Nam trên đất Bắc - cách mà người dân trong vùng nói về ông Vũ Tuấn Khích ở Xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), chủ nhân của 350 gốc thanh long ruột đỏ đang vào mùa đơm hoa, kết trái.
(HBĐT) - 18 tuổi lên đường tòng quân, 16 năm tham gia chiến đấu ở khắp chiến trường từ miền Đông Nam bộ đến biên giới tây nam rồi làm nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Campuchia, đã không dưới 3 lần, ông bị thương trong trận quyết chiến với giặc thù. Lần thứ 3 bị thương cũng là lần ông bị thương nặng nhất, sức khỏe tổn hại tới 81%.