(HBĐT) - Cô giáo Hà Thị Minh Ngát (đã nghỉ hưu) tại khu 12, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đầu tháng 11 vừa qua, khi tham gia sửa chữa nhà, cô Ngát chẳng may bị thương nặng phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị.
Trong khi xếp hàng để lĩnh thuốc, cô Ngát nhặt được một chiếc ví da của ai đánh rơi. Có sự chứng kiến của em gái, cô đã mở chiếc ví, kiểm tra toàn bộ số tiền, giấy tờ bên trong bao gồm: tiền mặt 1,6 triệu đồng, 60 USD, 1 thẻ rút tiền điện tử, bằng lái xe ôtô, bằng lái xe môtô, đăng ký xe máy, giấy CMND và một số giấy tờ khác. Sau khi kiểm tra chiếc ví, biết được địa chỉ của người mất là anh
Nhận được tài sản, người mất ví xúc động, vui mừng và biết ơn tấm lòng của cô giáo bệnh nhân. Anh đã quyết định biếu cô giáo toàn bộ số tiền có trong ví, chỉ xin nhận lại giấy tờ để tỏ lòng trân trọng, tạ ơn cử chỉ, tấm lòng cao quý của cô giáo. Cô giáo khăng khăng từ chối mà cho rằng, trong họa cô đã gặp phúc, đó là điều tốt lành, hạnh phúc cho cô và cả người mất ví, cô không đòi hỏi gì hơn.
Trịnh Hữu Thịnh
(Xóm Chiềng, xã Liên Vũ - Lạc Sơn)
(HBĐT) - “Mình 15 tuổi mới được đi học lớp 1 (năm 19984) nên khi có con cái, càng thấy rằng: đời mình đã vậy, đời các con phải được học chữ đến nơi, đến chốn. Không thì khổ lắm. Hiện nay, mình làm cán bộ xã rồi cũng cần phải quan tâm, động viên và góp sức vào sự nghiệp giáo dục xã...”. Đó là lời tâm tình của anh Sùng A Sía, xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Sau hơn 6 năm trong quân đội, CCB Nguyễn Văn Viện (sinh năm 1962) ở xóm Suối Tép, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Quyết tâm vượt nghèo khó, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.
(HBĐT) - Tại buổi giao lưu điển hình “Phụ nữ Thừa Thiên Huế tự tin – tự trọng – trung hậu – đảm đang” do Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 17/10/2012, tôi đã gặp chị Bùi Thị Xím, giáo viên khiếm thị đang giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Ấn tượng trong tôi lần đầu gặp chị là khuôn mặt xinh tươi trong tà áo dài với đôi kính đen. Trong buổi giao lưu trò chuyện, chị đã kể về hoàn cảnh và sự nỗ lực vươn lên của chị mà không ai không xúc động, nghẹn ngào...
(HBĐT) - Đó là danh hiệu mà UBND huyện Kỳ Sơn tặng cho ông Đinh Ý Quỳnh, xóm Bẵn, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) về những đóng góp của ông cho sự phát triển KT-XH địa phương trong giai đoạn 2007- 2012 .
(HBĐT) - Sinh năm 1985, tham gia công tác dân số từ năm 2005, Hà Văn Khuyện, cán bộ chuyên trách dân số xã Nam Sơn (Tân Lạc) luôn hết lòng vì công việc. Khuyện là một trong những thành viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho người dân trong xã về thực hiện chính sách DS/KHHGĐ, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân.
(HBĐT) - Giản dị, chân thành và gần gũi, đó là cảm nhận khi tiếp xúc với chị Bùi Thị Thảo, Trạm trưởng trạm y tế (TYT) xã Kim Bình, huyện Kim Bôi. Còn với nhiều người dân Kim Bình, chị không chỉ là thầy thuốc Thảo mà còn là mẹ Thảo, mế Thảo đầy tình yêu thương, sự tận tình và trách nhiệm.