Phạm Thị Ngọc Tú (ngoài cùng bên phải) công nhân Công ty Nghiên cứu kỹ thuật R (phường Hữu Nghị - TPHB) nhận giải 3 tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2013.
(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 4, năm 2013, có một giải pháp đã làm nhiều đại biểu tại hội trường khâm phục xen lẫn bất ngờ. Khâm phục bởi tính hiệu quả và ứng dụng cao của giải pháp trong sản xuất. Bất ngờ bởi tác giả của giải pháp nặng tính kỹ thuật ấy không phải của một kỹ sư tài năng nào đó mà lại là một nữ công nhân. Cô gái với những điều bất ngờ ấy chính là Phan Thị Ngọc Tú, công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam với giải pháp “Thay đổi quy cách đá mài áp dụng trong gia công thấu kính quang học nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đá mài tiết kiệm chi phí sản xuất”.
Gần 10 năm trong nghề, trải qua đào tạo bởi các chuyên gia Nhật Bản, đồng thời là một người gia công có thâm niên trước khi chuyển lên vị trí quản lý tại công đoạn, Tú đã kết hợp các lý thuyết về thấu kính đồng thời với quan sát, tính toán trong thực tế gia công. Tú đã tiến hành đo đạc phần tiếp xúc giữa đá màu và thấu kính trong quá trình gia công định tâm cũng như tính toán phương pháp lắp đặt, điều chỉnh hệ thống cơ - thiết định thông số của hệ thống tự động. Kết quả thu được là phần hiệu năng còn dư của đá mài định tâm hoàn toàn có thể tái sử dụng tuỳ theo chủng loại thấu kính.
Sáng kiến “tính toán thiết định lại hệ thống cơ và bán tự động của máy gia công nhằm tận dụng lại phần chưa sử dụng trên bề mặt đá mài định tâm thấu kính” của Tú được đưa vào thực tiễn gia công đã giảm chi phí mua đá mài xuống 1/2 lần và tăng số lượng gia công trên viên đá 1,5 lần so với trước. Năm 2013, Tú tiết kiệm cho Công ty 22 chiếc đá mài, tương đương 132 triệu đồng, trong khi đó số lượng thấu kính tăng lên 978.235 chiếc, tăng 178.235 chiếc so với khi chưa cải tiến.
Từ phương pháp ban đầu của Tú, hiện nay, Công ty cũng đã tính toán để tận dụng đá mài trong sản xuất với nhiều loại thấu kính khác nhau. Không chỉ là công nhân lành nghề, cán bộ quản lý của công đoạn chuyên kiểm tra, hướng dẫn cho công nhân, Tú còn rất nhiệt tình với các hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên trong Công ty.
Phương Linh
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lợi vẫn không quên được ngày đầu tiên lên dạy học nơi vùng sông nước xã Tân Dân (năm 1998, nay thuộc huyện Mai Châu). Xóm bản, núi rừng xa vắng, sông nước vời vợi, nhìn về hạ lưu gợi lên những suy nghĩ khó nói thành lời. Chi lẻ gần bờ sông, cách điểm trường chi chính từ vài ba giờ đồng hồ đi thuyền và đi bộ nên cô phải ở lại đó để dạy. Căn nhà và lớp học làm bằng tre, nứa, lá, mưa nắng đã đành, vất vả nhất là khi mùa đông gió bấc thổi kèm hơi nước sông Đà. Cô và trò phải cùng chống chọi những rét mướt để vượt qua những mùa đông...
(HBĐT) - Trong 16 cá nhân tiêu biểu được BTV Huyện ủy Cao Phong khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, em là người khiến chúng tôi ấn tượng hơn cả. Bên cạnh những đồng chí Trưởng, Phó các ban, ngành với bề dày thành tích đã được nhiều người biết đến, em thật giản dị, rụt rè. Em là Bùi Thị Thúy Chiều (ảnh) - cô học trò nghèo mà học giỏi nổi tiếng xã Đông Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Là 1 trong 3 thanh niên tiêu biểu của tỉnh ta vinh dự được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2013 dành cho các nhà nông trẻ xuất sắc, anh Bùi Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) không những là người thủ lĩnh Đoàn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu mà anh còn là một ông chủ trang trại trẻ với mô hình nuôi lợn bản địa, gà ri và gà Tam Hoàng.
(HBĐT) - 3 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chị Vũ Thị Hương đã tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, PN thực hiện tốt các phong trào, CVĐ do tổ chức Hội cấp trên phát động, đặc biệt là việc thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác. Từ đó đưa phong trào chung của PN thị trấn Kỳ Sơn ngày càng đi lên.
(HBĐT) - Tham gia hoạt động Đoàn khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sau khi tốt nghiệp THPT, bằng tình yêu và nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Nguyễn Quốc Khánh, Phó Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) quyết định thi và trúng tuyển vào Học viện thanh - thiếu niên Việt Nam, trường học dành riêng để đào tạo cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Trở về địa phương, anh được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN, Chủ tịch Hội đồng Đội xã từ năm 2006 đến nay.
(HBĐT) - Ông cùng gia đình đã quyết định hiến 3.000 m2 đất trồng cây lâu năm để xây dựng công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho hơn 7 ha ruộng của nhân dân xã Ngổ Luông. Trong cuộc sống cũng như công việc, ông luôn là người cán bộ mẫu mực, có uy tín, được nhân dân tin yêu. Ông là Bùi Thanh Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc.