Ông Bùi Thanh Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc.

Ông Bùi Thanh Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Ông cùng gia đình đã quyết định hiến 3.000 m2 đất trồng cây lâu năm để xây dựng công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho hơn 7 ha ruộng của nhân dân xã Ngổ Luông. Trong cuộc sống cũng như công việc, ông luôn là người cán bộ mẫu mực, có uy tín, được nhân dân tin yêu. Ông là Bùi Thanh Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc.

 

Gặp ông tại hội nghị biểu dương điển hình “Dân vận khéo” tỉnh lần thứ II năm 2013, ông giản dị chia sẻ: “Là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, bản thân tôi luôn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để thực sự  là người cán bộ mẫu mực trong các phong trào. Từ suy nghĩ đó, tôi luôn nghiên cứu, học tập tấm gương của Bác để vận dụng sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý cũng như tạo cho mình lối sống, tác phong gương mẫu với những hành động nêu gương cụ thể, thiết thực. Theo tôi, để làm tốt công tác dân vận, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cần thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến những quyền lợi riêng của bản thân cho gia đình và tập thể. Do đó, tôi đã vận động gia đình hiến 3.000 m2 đất trồng cây lâu năm cho xóm Trẳm II xây dựng công trình thủy lợi tưới tiêu cho 7 ha ruộng”.

 

Việc làm của ông Bùi Thanh Linh đã thể hiện tinh thần vì lợi ích chung của tập thể. Đồng thời, thể hiện tấm gương của Bí thư Đảng ủy trong vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực vì sự nghiệp chung, sẵn sàng hy sinh lợi ích của cá nhân.

Ngoài những đóng góp của cá nhân, trên cương vị của Bí thư Đảng ủy xã, ông đã cùng các đồng chí trong cấp ủy, chính quyền phát động các phong trào thi đua “Dân vận khéo” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Từ đó tạo nên khí thế thi đua rộng khắp trên địa bàn xã.

 

Đặc biệt, từ tấm gương của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, nhiều đồng chí đảng viên trong xã cũng đã gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động, tạo sức lan tỏa và thu hút đông đảo nhân viên tham gia. Sôi nổi hơn cả là phong trào chung tay xây dựng NTM bằng việc làm cụ thể như hiến đất, đóng góp ngày công làm đường GTNT, xây dựng trường học... Một số cán bộ, đảng viên là tấm gương điển hình trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tích cực thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí.

 

Điều đáng phấn khởi hơn cả là nhận thức của nhân dân về công tác dân vận cũng được nâng lên. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” tiếp tục được đẩy mạnh, có sức lan tỏa rộng khắp, trở thành động lực thúc đẩy KT-XH phát triển, ANTT được giữ vững.

 

 

 

                                                                            Dương Liễu

 

Các tin khác

Chị Dương Thị Bin, xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) là người góp phần khôi phục nghề dệt truyền thống của địa phương.
Anh Lưu là cá nhân xuất sắc được BTV Huyện ủy Cao Phong khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nguyễn Thị Minh Tuyết (thứ 3 từ trái sang) cùng các chi đoàn bạn thăm hỏi, động viên gia đình chính sách nhân kỷ niệm 66 năm ngày thương binh, liệt sỹ 27/7.
Thủ khoa Kiều Thị Kim Thảo cùng bạn bè ở lớp (Người thứ 2 trái sang).

Những tấm gương thương binh làm kinh tế giỏi ở Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Sau nhiều năm tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, góp phần vào đại thắng mùa xuân 1975, năm 1977, bác Nguyễn Văn Linh (thương binh) xuất ngũ trở về địa phương. Nay bác đã 60 tuổi, là hội viên hội CCB, hội viên chi hội người cao tuổi xóm Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy). Gia đình bác nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa, nông dân sản xuất giỏi. Với ý chí thoát nghèo, nhiều năm qua, gia đình bác đã không ngừng nỗ lực lao động, vươn lên làm giàu bằng chính mồ hôi, công sức của mình. Đồng thời, bác còn giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát nghèo.

Nghị lực vượt khó của thương binh Hoàng Văn Chiến

(HBĐT) - Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự tại chiến trường biên giới tây nam, năm 1990 CCB Hoàng Văn Chiến ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) trở về quê hương với cơ thể không còn lành lặn nhưng với nghị lực của anh “bộ đội Cụ Hồ”, ông đã không chùn bước trước khó khăn, thách thức, tự mình vươn lên tỏa sáng giữa cuộc sống đời thường.

Người CCB 2 lần hiến đất làm công trình phúc lợi

(HBĐT) - Biết rằng thời buổi này “tấc đất, tấc vàng” nhưng đó là lợi ích trước mắt. Có đường giao thông mới, việc vận chuyển hàng hóa của bà con thuận tiện, cây trái, hoa màu và nhiều mặt hàng nông sản khác của địa phương sẽ vươn ra thị trường nhanh hơn và người dân sẽ được hưởng lợi nhiều... Đấy mới là cái lợi lâu dài. Đó là lời tâm sự của CCB Quách Văn Cạp ở xóm Rại, xã Hữu Lợi (Yên Thủy).

Người cán bộ cựu chiến binh tận tụy mẫu mực

(HBĐT) - Hơn 9 năm làm Chủ tịch Hội CCB huyện, ông Bùi Xuân Mầm ở thôn Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã mang hết tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình tham gia vào công tác Hội và các phong trào hoạt động của địa phương. Với sự tận tụy, mẫu mực trong công việc, tích cực vận động hội viên phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, ông luôn được đồng đội và nhân dân yêu mến.

Tấm gương sáng trong phong trào thi đua “Hai tốt”

(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành GD&ĐT thành phố Hoà Bình nói riêng, tỉnh ta nói chung liên tục xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thùy – giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1, tổ trưởng tổ chuyên môn khối lớp 4, 5, trường tiểu học Hữu Nghị (TP Hòa Bình) là một trong những nhân tố điển hình. Nhiều năm liên tục, cô Thùy luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt mọi công việc được giao.

Người mang nhãn Hương Chi lên vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Đối với người vùng cao, nhất là ở huyện Đà Bắc, chuyện trồng cây ăn quả chỉ là trồng để ăn chơi. Ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả trở thành hàng hoá để làm giàu được bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ. Nhưng anh Vũ Văn Tuấn ở xóm Bằng, Giáp Đắt, Đà Bắc đã mạnh dạn mang cây nhãn Hương Chi lên trồng để phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục